SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm

  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 1
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 2
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 3
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 4
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 5
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 6
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 7
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 8
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 9
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Những người quả cảm trang 10
Tuần 27
	TẬP ĐỌC	;	-
Dù sao trái đất vẫn quay !
Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này. Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan Cô-péc-ních. Nãm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
Chưa đây một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, toà án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to :
- Dù sao trái đất vẫn quay !
Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.
Theo LÉ NGUYÊN LONG, PHẠM NGỌC TOÀN
Cô-péc-ních (1473 - 1543) : nhà thiên văn học người Ba Lan.
Thiên văn học : ngành nghiên cứu các vật thể trong vũ trụ.
Tà thuyết : lí thuyết nhảm nhí, sai trái.
Ga-li-lê (1564 - 1642) : nhà thiên vãn học người l-ta-li-a.
Chân lí : lẽ phải.
Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ? Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào ?
	CHÍNH TẢ	
1. Nhớ - viết: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 khổ thơ cuối).
(2). a)	- Tim 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với X
M : sai (không có xai)
Tim 3 trường hợp chỉ viết vói X, không viết vói s
M : xoe (không có soe)
b) - Tim 3 tiếng không viết với dấu ngã.
M : anh (không có ãnh)
Tim 3 tiếng không viết với dấu hỏi.
M : đua (không có đủa)
(3). Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn :
Sa mạc đỏ
ở lục địa ô-xtrây-li-a có một (sa, xa) mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ (sen, xen) kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, cấc loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.
Thế giới dưới nước
Đáy (biển, biễn) cũng có núi non, thung (lũng, lủng) và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dưong xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.
TRÂN HOÀNG HÀ
	 LUYỆN TÙ VÀ'CÂU 	:	
Câu khiến
- Nhận xét
Cấu in nghiêng dưới đây được dùng làm gì ?
Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng :
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con !
THÁNH GIÓNG
Cuối câu in nghiêng có dấu gì ?
Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.
II - Ghi nhớ
Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... của người nói, người viết với người khác.
Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
Ill - Luyện tập
Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau :
Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ :
- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
LỌ NƯỚC THÁN
Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nối nựng : "Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu !"
HÀ ĐINH CẨN
Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên mặt nước và nói :
Nhà vua hoàn gưom lại cho Long Vưong !
sự TÍCH HỒ GƯOM
Ông lão nghe xong, bảo rằng :
Cọn đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
CÂY TRE TRĂM ĐỐT
Tìm 3 câu khiến trong sách giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán của em.
Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo).
	KỂ CHUYỆN	
Kế chuyện được chứng kiến
hoặc tham gia
Đề bài
Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
Gợi ý
Tìm ví dụ về lòng dũng cảm :
- Các chú bộ đội, công an và cả những người dân bình thường vật lộn với nước lũ để cứu người, cứu tài sản (Em đã xem những hình ảnh này trên ti vi hoặc trực tiếp chứng kiến).
- Em thẳng thắn phê bình những việc làm sai trái của bạn (như : không có ý thức bảo vệ của công, thiếu ý thức kỉ luật, thiếu lễ độ vói thầy cô, với người lớn tuổi) ; em biết nhận lỗi của mình,...
Nhớ và ghi lại vắn tắt câu chuyện định kể:
Câu chuyện bắt đầu ra sao ? Tên của người có hành động dũng cảm.
Diễn biến chính của câu chuyện.
Câu chuyện kết thúc thế nào ?
Kể thành lời.
Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
	TẬP ĐỌC 	_
Con sẻ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cấy cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ
khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
Theo TUỐC-GHÈ-NHÉP
Tuồng như : có vẻ như là, dường như.
Khản đặc : (nói, kêu) gần như không ra tiếng.
Bối rối : lúng túng, mất bình tĩnh, không biết nên xử trí thế nào.
Kính cẩn : tỏ rõ sự kính trọng bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt rất nghiêm trang.
©	1. Trên đường đi, con chó thấy gì ? Theo em, nó định làm gì ?
Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại ?
Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào ?
VI sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé ?
	TẠP LAM VAN 	 .	
Miêu tà cây cối
(Kiểm tra v iết)
Đề bài gọi ý
Tả một cây có bóng mát.
Tả một cây ăn quả.
Tả một cây hoa.
Tả một luống rau hoặc vườn rau.
	LUYỆN TÙ VÀ CÀU 	
Cách đặt câu khiến
- Nhận xét
Cho câu kể sau đây:
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau :
Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.
Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu.
Thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu.
Thay đổi giọng điệu.
- Ghi nhớ
Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau :
Thêm từ hãy hoặc đừng, chó, nên, phải,... vào trước động từ.
Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,... vào cuối câu.
Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,... vào đầu câu.
Dùng giọng điệu phù hợp vói câu khiến.
- Luyện tập
Chuyển các câu kể sau thành câu khiến :
Nam đi học.
Thanh đi lao động.
Ngân chăm chỉ.
Giang phấn đấu học giỏi.
M :	- Nam đi học đi Ị
Nam phải đi học !
Nam hãy đi học đi !
Đặt câu khiến phù họp với cấc tình huống sau :
Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ỏ đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu vói bác ây để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhò chú ấy chỉ đường.
Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây: .
Câu khiến có hãy ỏ trước động từ.
Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ.
Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.
	TẬP LÀM VĂN 	
Trà bài văn miêu tà cây cối
Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lóp.
Chữa bài:
Đọc lại bài làm, lời phê của cô giáo (thầy giáo).
Tham gia chữa những lỗi cô giáo (thầy giáo) đề nghị chữa chung cho cả lóp : lỗi về bố cục bài, lỗi về ý, lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả,...
Tự chữa bài làm của em.
Đổi bài cho bạn đê’ kiểm tra việc chữa lỗi.
Học tập những đoạn văn, bài vần hay:
Nghe đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn trong và ngoài lớp.
Thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn hoặc bài được cô giáo (thầy giáo) giói thiệu.
Viết lại một đoạn trong bài làm của em cho hay hơn.