SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới

  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 1
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 2
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 3
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 4
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 5
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 6
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 7
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 8
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 9
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 10
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 11
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Khám phá thế giới trang 12
Tuần 29
	TẬP ĐỌC 	
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ỏ một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc so đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Sa Pa : một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
Rùng cây âm âm : rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.
Hmông, Tu Dí, Phù Lá : tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.
Hoàng hôn : lúc mặt trời lặn.
Áp phiên : hôm trước phiên chợ.
Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.
Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy.
Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên ?
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
Học thuộc lòng hai đoạn cuối (từ Hôm sau... đến hết).
_ CHỈNH TẢ 	——
Nghe - viết:
Ai đã nghĩ ra cắc chữ số 7, 2, 3, 4,... ?
Người ta gọi cấc chữ số 1,2,3, 4,... là chữ số Ả-rập vì cho rằng chúng do người A-rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.
Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra đê’ dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4,... dùng trong bảng đó đã được người A-rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi.
Theo báo THIÉU NIÊN TIÉN PHONG
(2) Tìm tiếng có nghĩa :
Các âm đầu tr, ch có thể ghép với những vần nào ỏ bên phải để tạo thành những tiếng có nghĩa ? Đặt câu vói một trong những tiếng vừa tìm được.
tr
ch
Các vần êt, êch có thể ghép với những âm đầu nào ỏ bên trái để tạo thành các tiếng có nghĩa ? Đặt câu vói một trong những tiếng vừa
tim được.
êt
ch
êch
Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện duới đây. Biết rằng, các ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là tr hay ch, còn cấc ô số 2 chứa tiếng có vần là êt hay êch.
Trí nhớ tốt
Sơn vừa 2 mắt nhìn lên tấm bản đổ vừa nghe chị Hương kể chuyện
Cô-lôm-bô tìm ra 1 Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi 2 thúc :
Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.
Nghe vậy, Sơn bỗng 2 mặt ra rồi 1 trồ :
Sao mà chị có 1 nhớ tốt thế ?
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Du lịch - Thắm hiếm
Những hoạt động nào được gọi là du lịch ? Chọn ý đúng để trả lời:
Đi chơi ở công viên gần nhà.
Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Đi làm việc xa nhà.
Theo em, thám hiểm là gì ? Chọn ý đúng để trả lòi :
Tim hiểu về đời sống của nơi mình ở.
Đi chơi xa để xem phong cảnh.
Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì ?
Trò chơi Du lịch trên sông: Chọn các tên sông cho trong ngoặc đơn để giải các câu đố dưới đây.
Sông gì đỏ nặng phù sa ?
Sông gì lại hoấ được ra chín rồng ?
Làng quan họ có con sông Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì ?
Sông tên xanh biếc sông chi ?
Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời ?
Sông gì chẳng thể nổi lên
Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu ?
Hai dòng sông trước sông sau Hỏi hai sông ấy ở đâu ? Sông nào ?
Sông nào nơi ấy sóng trào
Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn ?
(sông Cửu Long, sông Lam, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, sông Đáy, sông Bạch Đằng, sông cầu)
ttìeoTRẨN UÊN NGUYỄN
	KỂ CHUYỆN 	 '
Đôi cánh của Ngựa Tráng
THY NGỌC
Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe.
2. Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu chuyện.
TẬP ĐỌC	
Trăng ơi... từ đâu đến ?
Trăng ơi... từ đâu đến ?
Hay từ cánh rừng xa Trăng hổng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... từ đâu đến ? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi... từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời.
Trăng ơi... từ đâu đến ?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ I
Trăng ơi... từ đâu đến ?
Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân.
Trăng từ đâu... từ đâu ?
Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi, có nơi nào Sáng hơn đất nước em...
TRẤN ĐÀNG KHOA
Diệu kì: như có phép mầu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.
Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì ?
Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh ?
Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai ?
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào ?
Học thuộc lòng bài thơ.
	TẬP LÀM VĂN 	;	2	
Luyện tập tóm tát tin tức
Tóm tắt một trong các tin sau bằng một hoặc hai câu :
Có những người du lịch không thích ỏ trong khách sạn bình thường. Họ muốn được ăn uống, đọc sách, nghỉ ngơi ỏ nhũng chỗ khấc lạ. Tại Vát-te-rát, Thuỵ Điển, có một khách sạn treo trên ngọn cây sồi cao 1 3 mét. Khách sạn này chỉ có duy nhất một phòng nghỉ. Muốn leo lên phòng nghỉ, bạn phải ngồi trên một chiếc ghế gỗ gần giống như xích đu để người ta kéo bạn lên. Giá phòng nghỉ khoảng hơn sấu triệu đồng một người một ngày.
Theo báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
Nhiều người khi đi du lịch rất muốn dắt theo một hoặc vài con vật mà họ vẫn coi như những người bạn, người con. Song, tất cả các khách sạn đều không cho mang súc vật vào.
Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mỏ khu cư xấ đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.
Theo báo THIẾU NIÊN TIỂN PHONG
Đặt tên cho bản tin mà em đã chọn để tóm tắt.
Đọc một tin trên báo Nhi đồng hoặc Thiếu niên Tiền phong và tóm tắt tin đó bằng một vài câu.
	LUYỆN TU VÀ CÁU 	
Giữ phép lịch sự
khi bày tỏ yêu cầu, đê nghị
- Nhận xét
Hãy đọc mẩu chuyện sau :
Một sớm, thằng Hùng, mới "nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai :
Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói :
Tiệm của bấc hổng có bơm thuê.
Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ỏ cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi :
Cháu chào bác Hai ạ ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.
Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm !
Cháu cảm ơn bác nhiều.
Theo THÀNH LONG
- Nhập cư: từ nơi khác đến ở (thường dùng vợi nghĩa "đến ở hẳn nước khác").
• - Hổng (tiếng Nam Bộ) : không.
Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện trên.
Nhận xét về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa.
Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ?
- Ghi nhớ
Khi nêu yêu cầu, đề nghị, phải giữ phép lịch sự.
Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ các từ
làm ơn, giùm, giúp,...
Có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị.
Ill	- Luyện tập
Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào ?
Cho mượn cái bút I
Lan ơi, cho tớ mượn cái bút Ị
Lan ơi, cậu có thể cho tó mượn cái bút được không ?
Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào ?
Mây giờ rồi ?
Bác ơi, mấy giờ rồi ạ ?
Bác ơi, bấc làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi !
Bác ơi, bấc xem giùm chấu mấy giờ rồi ạ !
So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không giữ được phép lịch sự.
- Lan ơi, cho tớ về với !
Cho đi nhờ một cái !
- Chiều nay, chị đón em nhé !
Chiều nay, chị phải đón em đấy !
- Đừng có mà nói như thế !
Theo tớ, cậu không nên nói như thế Ị
- Mở hộ chấu cái cửa !
Bác mở giúp cháu cái cửa này vói !
Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau :
Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sô’ ghi chép.
Em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm để chờ bố mẹ về.
	TẬP LÀM VĂN'	•
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
- Nhận xét
Đọc bài sau :
Con Mèo Hung
"Meo, meo". Đây, chú bạn mói của tôi lại đến choi với tôi đấy.
Chà, nó có bộ lông mói đẹp làm sao ! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng
rất thính nhạy. Đôi mắt Mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm ; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng... Mèo Hung trông thật đáng yêu.
Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A Ị Con mèo này khôn thật ! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mói rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó... Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa vói chú một tí.
Con mèo của tôi là thế đấy.
Theo HOÀNG Đức HẢI
Phân đoạn bài văn trên.
Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì ?
Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- Ghi nhớ
Bài văn miêu tả con vật thường có ba phần :
Mở bài : Giới thiệu con vật sẽ tà.
Thân bài :
Tả hình dáng.
Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt đông chính của con vật.
Kết luận : Nêu cảm nghĩ đối vói con vật.
Ill	- Luyện tập
Lập dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò,...).