SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất

  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 1
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 2
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 3
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 4
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 5
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 6
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 7
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 8
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 9
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 10
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 11
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người ta là hoa đất trang 12
Tuần 21
Tr
TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913 - 1997)
TẬP ĐỌC 	
Anh hùng Lao động ần Đại Nghĩa
Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hổ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH sử VIỆT NAM
Anh hùng Lao động : danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có
thành tích đặc biệt trong lao động.
Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận
tiện, thoải mái.
Cuong vị: vị trí công tác, chức vụ.
Cục Quân giói: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho
quân đội.
Cống hiến : đóng góp có giá trị.
Sự nghiệp : công việc lớn, có ích lợi chung.
Quốc phòng : bảo vệ đất nước.
Huân chuông : vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần
thưởng lớn được nhà nước trao tặng người có công.
Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" nghĩa íàgì?
Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến ?
Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy ?
	CHÍNH TẢ 	
1. Nhớ - viết: Chuyện cổ tích về loài người (từ Mắt trẻ con sáng lắm... đến Hình tròn là trái đất.}
(2). a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
Mưa ...ăng trên đồng Uốn mềm ngọn lúa Hoa xoan theo ...ó ...ải tím mặt đường.
NGUYỄN BAO
b) Đặt trên những chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã Ị
Môi cánh hoa giây giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rơ. Lớp lóp hoa giấy rai kín mặt sân, nhưng chỉ cần một .làn gió thoang, chúng liền tan mát bay đi mất.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau
Cây mai tứ quý
Cây mai cao trên hai mét, (dáng, giáng, ráng) thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc, thu (giần, dần, rần) thành một (diễm, điểm) ỏ đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng (giắn, dắn, rắn) chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng (thẫm, thẩm) xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê m.ột màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa : đã có mai vàng rực (rờ, rỡ) góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần (mẫn, mẩn), thịnh vượng quanh năm.
Theo NGUYỄN vũ TIẾM
ỨC : phần ngực của chim, thú.
__ LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Câu kế Ai thế nào ỉ
- Nhận xét
Đọc đoạn văn sau :
Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khoẻ mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.
Theo HỮU TRI
Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn trên.
M : Cây cối xanh um.
Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
M Cây cối thế nào ?
Tìm những từ ngữ chỉ cắc sự vật được miêu tả trong mỗi câu.
M Cây cối xanh um.
Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
M : Cái gì xanh um ?
- Ghi nhớ
Câu kể Ai thế nào ? gồm hai bộ phận :
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi : Ai (cái gì, con gì) ?
Vị ngữ trả lời cho câu hỏi : Thế nào ?
- Luyện tập
Đọc và trả lời câu hỏi:
Theo DUY THẮNG
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lỏi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Tim các câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn trên.
Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được.
2. Kể về các bạn trong tổ em, trong
Xác định vị ngữ của các câu vừa tìm được.
lời kể có sử dụng một số câu kể
Ai thế nào ?.
	KỂ CHUYỆN	
Ké chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài
Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết.
Gợi ý
Thế nào là có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt ?
Học toán, làm thơ, kể chuyện giỏi.
Hát, múa, chơi đàn, vẽ tranh giỏi.
Chơi thể thao (bóng đá, cờ vua, võ thuật,...) giỏi.
Làm được những việc mà người có sức khoẻ bình thường không làm được (diễn viên xiếc nâng được hai, ba người trên tay ; người gánh lúa gánh được 100 ki-lô-gam ; lực sĩ dùng tay kéo được cả chiếc xe ô tô,...).
Tìm những người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt ở đâu ?
Tim trong cấc bạn em. Có thể có những bạn học giỏi, múa hất hay hoặc chơi thể thao giỏi.
Tim trong làng xóm, phố phường của em. Có thể có những cô chú khéo tay, nhiều sáng kiến, có sức khoẻ đặc biệt, chơi đàn, chơi bóng giỏi hoặc thành đạt trong lao động, học tập.
Nhớ lại những người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em đã gặp khi xem thi đấu thể thao, biểu diễn xiếc hay văn nghệ,...
Kể như thế nào ?
Em có thể kể một câu chuyện cụ thể (diễn ra trong thời gian nhất định, ở địa điểm nhất định) về người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết. Muốn vậy, cần cho biết :
+ Câu chuyện bắt đầu như thế nào ?
+ Diễn biến chính của câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt, không cần kể thành một câu chuyện có khỏi đầu, diễn biến và kết thúc. Muốn vậy, em cần :
+ Cho biết người đó có khả năng gì đặc biệt.
+ Chọn nêu một số ví dụ về khả năng đặc biệt nói trên.
	TẬP ĐỌC -	
Bè xuôi sông La
Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi.
Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Ghim hót trên bờ đê.
Ta nằm nghe, nằm nghe Giữa bốn bề ngây ngất Mùi vôi xây rất say Mùi lán cưa ngọt mát Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng Đồng vàng hoe lúa trổ Khói nở xoà như bông.
vũ DUY THÔNG
Sông La : con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa : tên các loại
gỗ quý. ■
Sông La đẹp như thế nào ?
Chiếc bè gỗ được ví với cái gì ? Cách nói ấy có gì hay ?
Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng ?
Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì ?
Học thuộc lòng bài thơ.
	_TẬP LÀM VÀN 	:	
Trả bài văn miêu tà đồ vật
Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp.
Chữa bài:
Đọc lại bài làm, lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) trong bài, đọc những chỗ mắc lỗi.
Tham gia chữa những lỗi cô giáo (thầy giáo) đề nghị chữa chung : lỗi về bố cục bài ; lỗi về ý ; lỗi về cách dùng từ, đặt câu ; lỗi chính tả.
Tự chữa bài làm của em. Chú ý :
Chữa lỗi về bố cục :
+ Xem bài văn đã có đủ mở bài, thân bài, kết bài chưa. Nếu thiếu thì cần viết thêm.
+ Xem bài văn tả đồ vật theo trình tự như thế nào. Nếu trình tự chưa hợp lí thì cần thay đổi.
Chữa lỗi về diễn đạt :
+ So sánh vói bài văn kể chuyện của em trong học kì I xem có những lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu nào lặp lại không. Nếu có thì ghi vào sổ tay để lần sau không mắc lại nữa.
+ Xem bài văn đã thể hiện được tình cảm, thái độ của em đối vói những đồ vật gắn bó với em hằng ngày chưa. Nếu chưa thì nên tìm cách diễn đạt lại hoặc bổ sung ý để thê’ hiện được tình cảm, thái độ của em.
Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi.
Học tập những đoạn văn, bài văn tốt:
Nghe đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn ở trong và ngoài lóp.
Thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt của bài hoặc đoạn được thầy, cô giói thiệu.
	LUYỆN TÙ VÀ CÁU 	:	
Vị ngữ trong câu kế Ai thế nào ?
- Nhận xét
Đọc đoạn văn sau :
Về đêm, cảnh vật thật im Tim. Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện, ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mói đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
ttìeoTRẨN MICH
Thần Thổ Địa (Thổ Công) : vị thần coi giữ đất đai ở một khu vực (theo quan niệm dân gian) ; người thông thạo mọi việc trong vùng.
Tìm các câu kể Ai thê nào ? trong đoạn văn.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu vừa tìm được.
Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì ? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành ?
- Ghi nhớ
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ỏ chủ ngữ.
Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
Ill	- Luyện tập
Đọc và trả lời câu hỏi:
Cánh đại bàng rất khoẻ. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng râ't ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
Theo THIÊN LƯƠNG
Tim cấc câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn.
Xác định vị ngữ của các câu trên.
Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành ?
Đặt 3 câu kể Ai thê nào ?, mỗi Cẩu tả một cây hoa mà em yêu thích.
	TẬP LÀM VÀN 	
Cấu tạo bài vân miêu tà cây cối
- Nhận xét
Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn.
Bãi ngô
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mói dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chì ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lợn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.
Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.
NGUYÊN HỐNG
Đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23). Trình tự miêu tả trong bài ấy có điểm gì khác bài Bãi ngô ?
Từ cấu tạo của hai bài văn trên, rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối.
- Ghi nhớ
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần :
Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
Thân bài : Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
Kết bài : Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
Ill	- Luyện tập
Đọc bài văn sau và cho biết cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào.
Cây gạo
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mói đến là có ngay mấy bông gạo Ha cành.
Những bông hoa roi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trỏ về vói dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.
Những bông hoa đỏ ngày nào đã trỏ thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên ; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nỏ đều, chín như nồi com chín đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Theo VŨ TÚ NAM
0 Vãn : giảm số lượng, không còn nhiểu nữa.
Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học: ■ '
Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.