Giải bài tập Sinh Học 10 Bài 17. Quang hợp

  • Bài 17. Quang hợp trang 1
  • Bài 17. Quang hợp trang 2
Bài 17
QUANG HỢP
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ảnh sáng mặt trời biến đổi CO2 thành cacbohiđrat. Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối.
Pha sáng là giai đoạn phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng. Pha này diễn ra trong màng tilacôit của lục lạp. Thông qua pha sáng, năng lượng ánh sảng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH. Ôxi được giải phóng từ nước trong pha sáng.
Trong pha tối (pha cố định co2) của quang hợp, với sự tham gia của ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng, co2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ.
CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
▼ Theo em câu nói: "Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng" có chính xác không? Vì sao?
Trả lời:
Không chính xác.
Vì:
+ Pha tối có thể diễn ra cả khi có ánh sáng và cả trong tô'i.
+ Pha tôi phụ thuộc vào pha sáng, dùng sản phẩm của pha sáng (ATP và NADH) để hoạt động. Do đó, nếu tình trạng không có ánh sáng kéo dài, pha tốì cũng không thể tiếp tục xảy ra.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?
Trả lời: Quang hợp được thực hiện ở thực vật, tảo và một sô' vi khuẩn có khả năng quang hợp.
Quang hợp thường được chia thành mấy pha, là những pha nào?
Trả lời: Quang hợp thường được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tô'i.
Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thu năng lượng ánh sáng cho quang hợp?
Trả lời: Các phân tử sắc tố quang hợp chịu trách nhiệm hấp thu năng lượng ánh sáng cho quang hợp.
Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
Trả lời: Ôxi được sinh ra từ H2O trong pha sáng của quang hợp.
ơ thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?
Trả lời: ơ thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở màng tilacôit của lục lạp và tạo ra ATP và NADPH để cung cấp cho pha tô'i.
Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định dầu tiên của chu trình c3 là gì? Tại sao người ta gọi con dường c3 là chu trình?
Trả lời: Pha tối của quang hợp diễn ra ở chất nền của lục lạp.
Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình c3 là một hợp chất có 3C.
Người ta gọi con đường c3 là chu trình vì con đường c3 sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi co2 của khí quyển thành cacbohiđrat. Chất kết hợp với CO‘2 đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzơ diphôtphat (RiDP). Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon, hợp châ't này biến đổi thành anđêhit phôtphoglixêric (ALPG), một phần ALPG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP, phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ.