Giải bài tập Sinh Học 10 Bài 4. Cacbohiđrat và lipit

  • Bài 4. Cacbohiđrat và lipit trang 1
  • Bài 4. Cacbohiđrat và lipit trang 2
  • Bài 4. Cacbohiđrat và lipit trang 3
Bài 4
CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
KIẾN THỨC Cơ BẢN
- Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố là
c, H, o. Cacbohidrat bao gồm các loại: đường đơn, dường dôi và đường đa.
Chức năng chính của cacbohiđrat là nguồn dự trữ năng lượng cũng như lùm vật liệu cấu trúc cho tè' bào.
Lipit gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau.
+ Mỡ là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
+ Phôtpholipit có chức năng cấu tạo nên mùng sinh chất.
+ Sterôit cấu tạo nên màng sinh chất củng như một sô loại hoocmôn.
+ Một số loại vitamin và sắc tô' cũng là lipit.
CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
▼ Hãy kể tên các loại đường mà em biết và nêu chức năng của chúng đối với tế bào.
Trả lời: Các loại đường:
+ Đường đơn: glucôzơ (đường nho), fructôzơ, glactôzơ.
+ Đường đôi: saccarôzơ (đường mía), lactôzơ (đường sữa).
+ Đường đa: glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin.
Chức năng của các loại đường đối với tế bào:
+ Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.
Ví dụ: Đường lactôzơ, glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn. Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ trong cây.
+ Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Ví dụ: Xenlulòzơ cấu tạo nên thành tê bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác.
Cacbohiđrat liên kết với prôtêin hay lipit tạo nên các phân tử glicôprôtêin hay lipôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại?
Đường đơn.
Đường đôi.
Tinh bột.
Cacbohiđrat.
Đường đa.
Đáp árv d.
Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat.
Cấu trúc của các loại cacbohiđrat:
Cacbohiđrat chỉ chứa 3 loại nguyên tố là cacbon, hiđrô, oxy và được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohiđrat là đường đơn 6 cacbon gồm glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau.
Ví dụ: Phân tử glucôzơ và phân tử fructôzơ liên kết với nhau tạo thành đường saccarôzờ (đường mía).
Phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo đường đôi lactôzơ (đường sữa).
Đường đa gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau. Tùy theo cách thức liên kết của các đơn phân mà tạo ra các loại đường đa như: glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ hay kitin với các tính chất lí hóa học rất khác nhau.
Chứa năng các loại cacbohiđrat: là nguồn dự trữ năng lượng, làm vật liệu cấu trúc cho tế bào.
Nêu và cho biết chức năng các loại lipit.
Trả lời: Lipit gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau, nhưng đều có đặc tính chung là kị nước.
Mỡ:
+ Mỗi phân tử mỡ đều được hình thành do 1 phần tử glixêrol liên kết với 3 axit béo. Mỗi axit béo được cấu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Mỡ động vật thường chứa các loại axit béo no. Mỡ thực vật và một số loài cá thường tồn tại ở dạng lỏng (dầu) do chứa nhiều axit béo không no.
+ Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
Phôtpholipit:
+ Được cấu tạo từ 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat.
+ Chức năng chính của phôtpholipit là tham gia cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
Sterôit gồm:
+ Colesterôn có vai trò cấu tạo màng sinh chất của tế bào người và động vật.
+ Một số hoocmôn giới tính như testosterôn và estrôgen.
Sắc tô' và vitamin: một sô' loại sắc tô' như carôtênoit và một sô' loại vitamin A, D, E, K.
in. CÂU HỎI Bổ SUNG
Mặc dù ở người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng tại sao chúng ta phải ăn rau xanh hàng ngày'?
Trả lời: Mặc dù ở người không tiêu hóa được xenlulôzơ, nhưng chúng ta vẫn phải ăn rau xanh hàng ngày không chỉ để có nhiều vitamin mà còn có chất xơ trong ruột già để phòng ung thư ruột già.
Tại sao người già không nên ăn nhiều lipit?
Trả lời: Người già không nên ăn nhiều lipit, đặc biệt là không ăn nhiều mỡ động vật và những thức ăn giàu colesterôn để phòng tích lũy quá nhiều colesterôn gây xơ vữa mạch máu.