Giải bài tập Vật lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

  • Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát trang 1
  • Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát trang 2
  • Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát trang 3
ĐIỆN HỌC
sụ NHIỄM ĐIỆN DO cọ XẮT
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cọ xát.
Bằng cọ xát có thể làm nhiễm điện nhiều chất như nhựa, nilông, thuỷ tinh, cao su, vải lụa, len, giấy... Nhờ cọ xát cũng có thể làm nhiễm điện vật bằng kim loại có cán cầm bằng chất cách điện. (Điều này giải thích sự nhiễm điện của vỏ máy bay hay vỏ ôtô khi chuyển động nhanh, cọ xát với không khí).
Khi thời tiết ẩm, sự nhiễm điện do cọ xát rất khó xảy ra. Trong trường hợp này cần sấy khô các dụng cụ thí nghiệm, đặc biệt là các mảnh vải, lụa, len dùng để cọ xát.
Hiện tượng khi cởi áo ngoài bằng len, bằng sợi tổng hợp vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là lúc hanh khô thấy có tiếng lách tách nhỏ và chớp sáng nhỏ tương tự với hiện tượng sấm sét trong tự nhiên. Đó là do cọ xát gây ra sự nhiễm điện và sự phóng điện giữa các vật nhiễm điện với nhau.
Một vật khi bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
Kết luận 1. Nhiều vật sau khi bị cọ xát (có khả năng hút) các vật khác.
Kết luận 2. Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả nãng (làm sáng) bóng đèn bút thử điện.
Cl. Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
C2. Khi ta thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
C3. Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
- Những vật bị nhiễm điện là : vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
- Những vật không bị nhiễm điện là : bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.
D. Một ống bằng nhựa.
a) Khi thước nhựa chưa bị cọ xát, tia nước chảy thẳng.
Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).
Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giãn nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ.
Cọ xát một đầu thước nhựa thì đầu thước nhựa sẽ nhiễm điện. Nếu đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thuỷ tinh không nhiễm điện, được treo lên giá bằng một sợi dây mềm thì thước nhựa hút thanh thuỷ tinh.
Khi chải sợi, do cọ xát nên các răng lược bị nhiễm điện, nó có khả năng hút các vật khác, đặc biệt là các vật nhẹ như sợi. Để làm giảm hiện tượng trên, người ta phải làm tăng độ ẩm trong phòng.
c. BÀI TẬP BỔ SUNG
17a. Tại sao trong các nhà máy sấn xuất đồ bổng vải sợi, người ta thường đặt trên tường những tấm kim loại lớn đã được nhiễm điện ?
17b. Tại sao khi ta càng lau chùi thì bàn ghế càng dễ bắt bụi bẩn, càng chải tóc thì tóc càng dựng đứng.
17c. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một dây xích thả xuống mặt đường ?