Giải bài tập Vật lý 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

  • Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện trang 1
  • Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện trang 2
  • Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện trang 3
TÁC DỤNG Từ, TẮC DỤNG HOÁ HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÙNG ĐIỆN
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tác dụng từ : Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
Lưu ỷ : Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng trong nhiều thiết bị kĩ thuật điện như chuông điện, mạch đóng ngắt điện (rơle điện), điện thoại, máy phát điện, máy biến thế, các mạch điện tử của rađiô, tivi...
Tác dụng hoá học : Dòng điện có tác dụng hoá học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
Lưu ỷ : Tác dụng hoá học của dòng điện có rất nhiều ứng dụng thực tế như nạp acquy, mạ điện, đúc điện...
Tác dụng sinh lí : Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.
Lưu ỷ : Tác dụng sinh lí của dòng điện có thể gây nguy hiểm cho con người.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
Cl. a) Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi ngắt công tắc, đinh sắt nhỏ rơi ra.
Đưa một kim nám châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy.
Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút nay bị đẩy và ngược lại.
Kết luận
Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là (nam châm điện)
Nam châm điện có (tính chất từ) vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
C2. Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông, chuông kêu.
C3. Chỗ hở của mạch ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm.
Khi đó mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua, không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm.
C4. Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông kêu. Mạch lại bị hở. Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng.
C5. Dung dịch muối đồng sunphat là chất dẫn điện (đèn trong mạch sáng).
C6. Sau thí nghiệm, thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt.
Kết luận :
Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp (vỏ bằng đồng (đồng)).
C7. c. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
C8. D. Hút các vụn giấy.
B. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút các vụn sắt.
c. Chuông điện hoạt động là do tác dụng từ của dòng điện.
D. Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunphat được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
23.4 :
Tác dụng sin' '' Tác dụng nh Tác dụng ho:
Tác dụng phi Tác dụng từ
Bóng đèn bút thử điện sáng Mạ điện
Chuông điện kêu Dây tóc bóng đèn Cơ co giật
23.5. B
23.6. c
23.7. c
23.8. D
23.9. D
23.10. B
23.11. a) Đúng ;
b) Sai;
c) Đúng ;	d) Sai .
e) Sai ;
g) Đúng ;
h) Đúng
23.12. 1 - d
4-b
2 - c	5 - a
3 -e
c. BÀI TẬP BỔ SUNG
23a. Em hãy nêu một ví dụ có lợi và một ví dụ có hại về tính chất toả nhiệt của
vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.
23b. Khi nạp acquy, có những tác dụng nào của dòng điện xuất hiện ?
23c. Trong y học người ta dùng xung điện thích hợp kích thích tim đập trở lại; điện châm. Việc làm này là ứng dụng tác dụng nào của dòng điện.
23d. Khi máy quay băng hoạt động thì dòng điện gây ra tác dụng nào ?
23e. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? Em hãy quan sát trong thực tế, cầu chì thường được mắc ở đâu ? Trên các thiết bị, làm thê' nào để nhận ra vị trí của cầu chì ?