Giải bài tập Vật lý 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện

  • Bài 29: An toàn khi sử dụng điện trang 1
  • Bài 29: An toàn khi sử dụng điện trang 2
  • Bài 29: An toàn khi sử dụng điện trang 3
  • Bài 29: An toàn khi sử dụng điện trang 4
AN TOÀN KHI Sừ DỤNG ĐIỆN
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Dòng điện đi qua cơ thê người có thê gây nguy hiểm : Cơ thể người là một vật dãn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế 4OV trở lén là nguy hiểm đối với cơ thể người.
Lưu ỷ : Dòng điện đi qua cơ thể người gây ra những biến đổi hoá học ớ các tế bào và làm co cơ. Kết quả của tác dụng này phụ thuộc vào việc dòng điện đi qua bộ phận nào của cơ thể và với cường độ dòng điện là lớn hay nhỏ. Nếu cơ thể người được cách điện tốt (thí dụ đi găng cao su, cầm kìm điện có vỏ cách điện, hoặc đứng trên các đế cách điện...) thì ngay khi tiếp xúc với hiệu điện thế tương đối lớn (chẳng hạn 220V) cũng không gây nguy hiểm. Nên ngay khi tiếp xúc với cùng một hiệu điện thế, dòng điện qua cơ thể người có thể có cường độ khác nhau tuỳ thuộc vào điện trở của cơ thể ở thời điểm đó. Điện trở của cơ thể người được biết có giá trị nhỏ nhất cỡ 600Q.
Người ta đã xác định được rằng : Cường độ dòng điện 10mA gây cảm giác khó chịu ; 15mA gây đau đớn ; 25mA đi qua ngực gây tốn thương cho tim ; từ 70mA trở lên làm tim ngừng đập, choáng ngất, bỏng nặng và nguy hiểm đến tính mạng ; từ 100mA trở lên làm chết người, nói chung không cứu chữa được. Vì thế người ta lấy 70mA là giới hạn để tính mốc nguy hiểm cho cường độ dòng điện qua cơ thể người. Nhưng ngược lại, các bác sĩ có thể sử dụng dòng điện có cường độ thích hợp cùng với dụng cụ tạo các xung điện để chữa bệnh hoặc cứu sống người.
Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì : Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch. Lưu ỷ : Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi hai cực của nguồn điện bị nối tắt bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ (R « 0) và cường độ dòng điện trong
mạch tăng vọt dẫn đến làm cháy các vỏ bọc cách điện và cháy các vật gần nó gây hoả hoạn. Cầu chì loại nóng chảy là một dụng cụ khá đơn giản, khắc phục tự động và nhanh chóng sự cố đoản mạch (chập điện). Đó là một đoạn dây dẫn dễ nóng chảy, có thể là dây chì (có các loại khác nhau). Khi bị đoản mạch,.cường độ dòng điện tăng lên quá mức cho phép, dây cầu chì tự động nóng chảy, đứt rồi và tự động ngắt mạch.
Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
Cl. Bóng đèn bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây "nóng" của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.
Nhận xét : Dòng điện có thể (chạy qua) cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại (bất cử) vị trí nào của cơ thể.
C2. Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ (lớn hơn).
Các tác hại của hiện tượng đoản mạch :
Cường độ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm chảy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc với nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây hoả hoạn.
Nếu một phần của mạch điện bị đoản mạch thì các dụng cụ sử dụng điện ở phần còn lại của mạch điện có thể bị hỏng.
C3. Khi đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3 SGK, cầu chì nóng lên, chảy, đứt và ngắt mạch.
C4. Ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì : Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt. Thí dụ : số ghi trên cầu chì là 1A, có nghĩa cầu chì này sẽ đứt khi cường độ dòng điện qua nó lớn hơn 1A.
C5. Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng cường độ dòng điện ở bài 24 SGK (từ 0,1 A tới 1A) thì nên dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A.
C6. O hình 29.5a SGK, lõi dây điện có chỗ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật và là nguy hiểm.
Cách khắc phục : Dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín lõi dây (trước đó cần ngắt điện hoặc rút nắp cầu chì).
ở hình 29.5b SGK, nắp cầu chì ghi 2A lại nối bằng dây chì ghi 10A là quá xa mức quy định, nếu như vậy, do sự cố, dòng điện trong mạch có cường độ tới 9A, dây chì này chưa đứt, còn dụng cụ điện dùng cầu chì này có thể bị hỏng.
Cách khắc phục : Chỉ dùng dây chì có ghi số 2A để mắc vào nắp cầu chì.
ở hình 29.5c, người phụ nữ này thay hay sửa bóng đèn thì em nhỏ lại đóng (hoặc ngắt) công tắc điện, nếu đóng công tắc điện thì dòng điện có thể đi qua cơ thể người phụ nữ kia và không an toàn điện. Chân chị này tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà là không an toàn.
Cách khắc phục : Không được đóng công tắc điện trong khi sửa chữa điện (thí dụ như khi thay bóng đèn). Khi sửa chữa điện cần đứng trên một vật (như đi giày cao su, di dép nhựa, đứng trên ghế nhựa, ghế gỗ khô...) để cách điện với đất và sàn nhà.
B.
29.2.
Cường độ dòng điện qua cơ thể người
Tác dụng sinh lí
Trên 70mA
Làm tổn thương tim
Trên 10mA
Làm tim ngừng đập
Trên 25mA
Co giật các cơ
29.3. D.
29.4. Các việc làm b), c), e).
29.5. D.
29.6. B.
29.7. A.
29.8. D.
29.9. c.
29.10. B
29.11. 1 - c ;
2 - d ;	3 - e ;
4-b.
Người ta piiải mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị hoặc dụng cụ điện trong mạch. Đó là vì khi dòng điện đạt tới cường độ có thể gây nguy hiểm cho các thiết bị hoặc dụng cụ điện trong mạch thì dây nối ở cầu chì do tác dụng nhiệt của dòng điện cũng bị nóng đứt và mạch điện bị ngắt và đảm bảo được an toàn khi sử dụng điện.
Không được phơi khăn hay quần áo ướt lên dây điện vì khăn hay quần áo ướt là vật dẫn điện. Nếu vỏ dây điện bị hở, dòng điện sẽ truyền qua chúng tới tay người và gây nguy hiểm.
Khi thấy một người bị điện giật thì không được chạm vào tay người đó. Vì người là vật dẫn điện nên nếu chạm vào người đang bị điện giật thì ta cũng sẽ bị điện giật. Để cứu người bị điện giật, ta phải làm ngay các động tác sáu :
Tìm cách ngắt nguồn điện (cầu dao, cầu chì, ...) hoặc dùng que, gậy cách điện tách dây điện khỏi người bị điện giật.
Gọi điện thoại cho bệnh viện và đội phòng cháy, chữa cháy.
Nếu người bị điện giật đã bất tỉnh thì có thể tiến hành một số động tác hô hấp nhân tạo.
c. BÀI TẬP BỔ SUNG
29a. Vì sao khi sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên. trực tiếp cầm tay vào dây điện.
29b. Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì ?
29c. Nguyên nhân nào khiến người ta dùng cầu chì, rơ le tự ngắt ?
29d. Làm cách nào để tránh được tác hại của dòng điện đối với cơ thể người.
29e. Vào khi trời mưa bão, dây điện bị đứt, một người đi chân đất lại gần chỗ dây bị đứt thì bị điện giật. Hãy giải thích và nêu cách phòng tránh.