Giải bài tập Vật lý 7 Bài 18: Hai loại điện tích

  • Bài 18: Hai loại điện tích trang 1
  • Bài 18: Hai loại điện tích trang 2
  • Bài 18: Hai loại điện tích trang 3
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hai loại điện tích : Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đây nhau, khác loại thì hút nhau.
Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện ditơng và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
Một vật nhiễm điện ám nêu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT
Nhận xét 1. Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích (cùng) loại và khi được đặt gần nhau thì chúng (đẩy) nhau.
Nhận xét 2. Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng (hút) nhau do chúng mang điện tích (khác) loại.
Kết luận : Có (hai) loại điện tích. Các vật mang diện tích cùng loại thì (đẩy) nhau, mang điện tích khác loại thì (hút) nhau.
Cl. Mảnh vải mang điện dương.
Vì rằng hai vật bị nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải mang điện tích âm, còn mảnh vải thì mang điện tích dương.
C2. Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3. Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau.
C4. Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu "+" và 3 dấu ; thước nhựa nhiễm điện âm )7 dấu và 4 dấu "+").
Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron.
Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.
Câu kết luận đúng là D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
Hình a) : ghi dấu "+" cho vật B.
Hình b) : ghi dấu	cho vật c.
Hình c) : ghi dấu	cho vật F.
Hình d) : ghi dấu "+" cho vật H.
a) Tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa (lược nhựa nhận thêm electron, còn tóc mất bớt electron).
b) Vì những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau.
18.4*. Cả Hải và Sơn đều có thể nói đúng, có thể nói sai.
Nếu lược nhựa và mảnh nilông đều có khả năng hút các vụn giấy thì Hải nói đúng. Còn nếu chỉ một trong hai vật này hút được các vụn giấy thì Sơn nói đúng.
A.	18.6. c.
18.7. B.	18.8. B.
Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì mảnh len bị mất bớt electron nên tích điện dương, còn thước nhựa nhận electron nên tích điện âm.
Thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa thì mang điện tích dương, nên quả cầu kim loại bị hút về phía thanh thuỷ tinh thì chỉ có thể nhiễm điện âm hoặc không mang điện chứ không thể nhiễm điện dương.
Đè’ biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm ta có thể làm như sau : Đưa thước nhựa lại đầu một thanh thuỷ tinh vừa được cọ xát vào lụa treo trên sợi chỉ mảnh. Nếu chúng đẩy nhau thì kết luận thước nhựa bị nhiễm điện dương. Còn nếu trường hợpchúng hút nhau thì ta tiếp tục đưa thước nhựa lại gần đầu một thước nhựa nhẹ khác vừa cọ xát vào vải khô cũng treo trên sợi chỉ mảnh. Nếu chúng đẩy nhau thì ta kết luận thước nhựa nhiễm điện âm, nếu không thì thước nhựa không mang điện.
a)(-) ; b)(+) ;	c)(+) ;	d)(-)
Quả cầu sẽ bị đẩy ra xa thanh A nếu quả cầu nhiễm điện dương, hoặc bị hút lại gần thanh A nếu quả cầu nhiễm điện âm hay không mang điện.
c. BÀI TẬP BỔ SUNG
18a. Em hãy giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hoà điện ta lại được hai vật nhiễm điện trái dấu ?
18b. Dùng một thanh thuỷ tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá (Hình 18.1). Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thuỷ tinh (a), sau khi quả cầu chạm vào thanh thuỷ tinh thì nó lại bị đẩy ra (b). Em hãy giải thích tại sao ?
Hình 18.1