Soạn Văn 6: Con hổ có nghĩa

  • Con hổ có nghĩa trang 1
  • Con hổ có nghĩa trang 2
  • Con hổ có nghĩa trang 3
  • Con hổ có nghĩa trang 4
  • Con hổ có nghĩa trang 5
  • Con hổ có nghĩa trang 6
[ Bài 14}	
>■ >
Con hổ có nghĩa
Động từ
Cụm động từ
Trả bài tập làm văn số 3
CON HỐ CÓ NGHĨA
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Xuất xứ: Con hổ có nghĩa và Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng là truyện trung đại Việt Nam. Trong lịch sử văn học Việt Nam tliời trung đại được tính từ thế kỉ thứ X đến cuôi thê kỉ XIX. Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. Ớ đây vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với kí (ghi chép sự việc) với sử (ghi chép chuyện thật) cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhàn vật thường được miều tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
+ Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện kể thời trung đại.
+ Truyện có hai đoạn:
Đoạn 1 - Kể chuyện giữa một con hổ và một bà đỡ.
Đoạn 2 — Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu.
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật hao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện Con hổ có nghĩa mà không phải là “Con người có nghĩa”.
+ Biện pháp nghệ thuật:
Truyện chủ yếu dùng yếu tố tưởng tượng hư cấu - biện pháp nhân cách hoá - con vật có tính cách, tình cảm như con người. Hiện thực và lãng mạn đan xen làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động.
+ Lí do để dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” chứ không phải là
“Con người có nghĩa”:
Mượn chuyện loài vật nói chuyện con người làm cho câu chuyện trở nên kín đáo, đầy ngụ ý.
Làm cho ý nghĩa câu chuyện càng sâu sắc hơn: Con hổ là một loài ác thú mà còn có nghĩa như vậy huống chi con người.
Trong trái tim kẻ hung bạo vẫn có những lúc hiền lành nhân nghĩa.
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, giữa bác tiều và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện chỉ tiết nào em cho là thú vị, chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà Trần có thêm ỷ nghĩa gì?
+ Chuyện xảy ra giữa bà đỡ Trần người huyện Đông Triều và con hổ:
Câu chuyện xảy ra thật lạ lùng: hổ đến gõ cửa và cõng bà Trần đi trong đêm, không phải để ăn thịt mà để nhờ bà Trần đỡ đẻ cho hổ cái.
Những biểu hiện của hổ đực hết sức cảm động: cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt, khi hổ cái đẻ được, hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con giống y như con người, như một người cha hạnh phúc. Hổ đực biết lo lắng chăm sóc cho vợ.
Hổ còn biết đền đáp nghĩa tình cho người giúp đỡ mình, còn biết cúi đầu, vẫy đuôi tiễn biệt ân nhân.
+ Chuyện xảy ra giữa bác tiều phu ở Lạng Giang và con hổ:
Con hổ trán trắng bị mắc xương, bác tiều phu đã chủ động lấy xương ra cho nó -> điều kì lạ, con hổ biết nghe tiếng người nằm im, há miệng.
Hổ đã trả ơn cứu mạng cho bác tiều bằng một con nai.
- So với chuyện con hổ và bà đỡ Trần ở đoạn một, ta thấy ở đây có thêm ý nghĩa mới. Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác.
Câu 4. Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người.
Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
Qua câu chuyện Con hổ có nghĩa người xưa muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
KỂ VỀ MỘT CON CHÓ có NGHĨA VỚI CHỦ
CHÓ BOBBY ở NGHĨA TRANG GREY FRIARS
(Trong cái chết, họ không hao giờ chia lìa)
Vào khoảng giữa những năm 1950, có một con chó Skye đến sống ở một nông trại bên những ngọn đồi phía ngoài thành phô' Edinburgh thuộc Scotland. Con chó này tên là Bobby đã sống gắn bó với Auld Jock, người chăn cừu của nông trại. Họ cùng trông nom bầy cừu của nông trại, và mỗi tuần một lần họ cùng đi chợ thủ đô. Cứ mỗi bữa ra chợ là họ có một bữa ăn đặc biệt ở phòng ăn Greyfriars. Khi khẩu súng lâu đài Edinburgh báo hiệu một giờ ăn trưa, Jock và Bobby bỏ dở công việc đang làm, cả hai hướng tới phòng ăn nơi người và chó cùng dùng bữa trưa...
Một vài năm sau ngày gặp Bobby, Jock đã nhiễm bệnh lao. Do tuổi tác chồng chất, ông nghỉ hưu, về những khu vực nhỏ hơn ở Edinburgh. Bị bắt buộc phải để Bobby ở nông trại, Jock buồn bã tạm biệt bạn đồng hành, và trở về một mình.
Tuy nhiên, vào ngày hôm sau, khi xuất hiện ở phòng ăn Greyfriars, Jock thật ngạc nhiên khi thấy Bobby chạy vào với ông. Bobby đã trốn khỏi trang trại và chạy một mạch từ đồi xuống để theo kịp lệ thường vào ngày phiên chợ. Chủ và chó gặp lại nhau, cùng nhấm nháp bữa ăn trưa, rồi quay lại phòng của Jock - nơi ông lão đã tính đem con chó trở về nông trại.
Nhưng ông lão chẳng bao giờ làm được điều đó. Trước khi ông có thể đưa con Bobby trở lại, bệnh lao đã cướp mất cuộc sống của Jock. Hai hôm sau, hàng xóm thấy Bobby đang canh gác thi thể của Jock. Ban đầu, nó không cho ai lại gần. Một vài người bạn của Jock đã đứng ra tổ chức một đám ma đơn giản dành cho người quá cố.
Khi đám tang diễu qua đường phố Endinburgh, một con chó nhỏ bé, lủi thủi bước theo dấu quan tài người bạn lớn của nó đến nghĩa trang Greyfriars. Nghĩa trang này dành cho những người trong hoàng tộc ở Scotland, và cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng của Auld Jock.
Khi đám tang kết thúc, người cuối cùng đã rời khỏi nghĩa trang, Bobby vẫn còn ở đó. Nó nằm trên ngôi mộ, với vẻ tuyệt vọng, cô đơn, như thể đang khóc than ông chủ yêu quý. Tuy nhiên, nghĩa trang tôn kính này không phải là nơi thích hợp cho loài chó xuất hiện. Ông James Brown, người trông coi nghĩa trang đã phát hiện con Bobby nằm trên ngôi mộ mới đào, nên đã xua đuổi nó ra khỏi khoảnh đất thiêng liêng đó.
Nhưng sáng hôm sau, khi bắt đầu công việc của mình, ông Brown lại bắt gặp con chó nằm ngủ trên ngôi mộ mới nhất. Ất hẳn con Bobby đã lén lút quay lại mộ ngay khi trời tối, và ngủ qua đêm ở đó. Ong Brown lại đuổi nó ra khỏi mộ, nhưng đêm đó, con Bobby tiếp tục quay lại và nằm trên ngôi mộ của ông chủ mình. Sáng hôm sau, trời rét căm căm, bầu không khí thật ẩm ướt. Thấy con vật trung thành nằm run rẩy trên nấm mộ, người gác nghĩa trang cảm thấy đáng thương quá. Ong Brown mang cho nó ít đồ ăn, và dù là đang vi phạm nội quy nghĩa trang, ông đã cho phép con Bobby đến gần ngôi mộ. Thậm chí, ông đã dạy nó giấu mình vào những ngày chủ nhật, vốn là những ngày nhà thờ có nhiều người đi lễ và viếng mộ người thân nhất. Đối với những người quản lí nhà thờ, để con chó trong nghĩa trang là điều báng bổ.
Hàng tuần, con Bobby trông nom ngôi mộ một mình, gần như chẳng bao giờ ngơi nghỉ, dù nó còn có những nhu cầu riêng. Rồi một hôm, khi nghe tiếng súng từ toà lâu đài, nó đã xuất hiện trước phòng ăn Greyfriars. Người chủ quán nhận ra nó là con chó của ông Auld Jock, nên đã cho nó ăn uống. Từ ngày đó trở đi, ngày nào cũng đúng một giờ trưa, con Bobby đều chạy đến đây để được ăn uống.
Con Bobby đã trở thành một người bạn của người gác nghĩa trang, và đã có cách kiếm ăn hàng ngày. Bobby đã sống bên ngôi mộ của người chăn cừu trong suốt chín năm ròng rã. Đến năm 1867, chính quyền thành phố bắt đầu ra lệnh thu gom những con vật không có chủ. Những người bắt chó đã bắt con Bobby, đưa tới trại tập trung nuôi thú hoang của thành phôi
Lúc không thấy chú chó Bobby xuất hiện lúc một giờ để ăn trưa, người chủ quán đoán con Bobby đã gặp rắc rối. Bằng câu chuyện kể về sự trung thành của chú chó nhỏ bé cho toà án Burgher, ông đã giúp Bobby khỏi bị sát hại. Lời cầu xin của người chủ quán đã khiến con Bobby nổi danh ngay, và không ai hơn ngài thị trưởng thành phố Endinburgh đã chi tiền để cấp giấy chứng nhận cho chú chó. Thậm chí, ông còn yêu cầu người ta làm cho nó một cái đai cổ, trên có ghi: Greyfriars Bobby được thị trưởng cấp giấy chứng nhận, 1867.
Với cái đai mới đeo, con Bobby được phép chạy khắp thành phố. Tuy vậy, nó vẫn giữ thói quen thường nhật, canh gác ngôi mộ của ông chủ, và cứ đến một giờ trưa, nó lại đến Greyfriars để ăn. Nó trở nên nổi tiếng và được mọi người yêu thích. Nó cũng không cần phải trốn tránh những người đến viếng nghĩa trang nữa, vì có rất nhiều người đến nghĩa trang chỉ vì muốn thấy mặt nó. Có một số hoạ sĩ vẽ hình con Bobby đang nằm gần ngôi mộ bình dị của chủ nó.
Vào năm 1872, sau khi trông nom ngôi mộ của ông chủ được 14 năm, con Bobby giờ đây già nua và yếu đuối, đã mất đi. Toàn thành phố đều đưa tang nó, người gác nghĩa trang đã bí mật đào cho Bobby một cái huyệt nhỏ gần mộ của Jock, rồi che giấu nó bằng một bụi hồng. Nếu nhà thờ không cho phép chó lảng vảng quanh nghĩa trang, thì làm sao nhà thờ lại có thể cho phép chôn một con chó ở đó được?
Khi hay tin về cái chết của chú chó đặc biệt trung thành, bà Baroness Burdett - Coutts, một quý tộc người Scotland đã cho dựng một tượng đài để tưởng niệm Bobby và đặt ở Candlemaker Row, bên ngoài cổng nhà thờ. Một năm sau ngày Bobby mất, chính quyền thành phô" đã làm lễ khánh thành bức tượng đài: một cột đố granít cứng, có những vòi phun nước xuống hai cái bể, trên đỉnh là tượng con Bobby bằng đồng, mặt hướng về cổng nghĩa trang.
Cuối cùng, đầu những năm 1930, nhà thờ đã cho phép dựng một tấm bia đá nhỏ trong nghĩa trang Greyfriars, đánh dấu ngôi mộ của con chó trung thành bé nhỏ. Ngày nay, nếu bạn đi qua cánh cổng của nghĩa trang cũ, bạn sẽ bắt gặp tấm bia đầu tiên tỏ lòng tôn kính sức chịu đựng của tình yêu thương vượt qua cái chết. Trên tấm bia có ghi:
Greyfriars Bobby
Mất ngày 14-1-1872 - 16 tuổi
Hãy để sự trung thành và sự tận tuy của Bobby là bài học cho tất cả chúng ta.
Tim Jon
(Theo Ngôn ngữ trái tim - Nhà xuất bản Trẻ)