Soạn Văn 6: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

  • Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng trang 1
  • Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng trang 2
  • Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng trang 3
  • Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng trang 4
THẦY THUỐC GIỎI CỐT ở TẤM LÒNG
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) con trưởng của Hồ Quý Ly làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng Thư. Ông qua đời trên đất Trung Quốc. Nam ông mộng lục là tác phẩm Hồ Nguyên Trừng viết trong thời gian ấy.
Tác phẩm với hình thức ghi chép chuyện thật, trong đó biết xoáy vào một tình huống gay cấn để tính cách nhân vật dược bộc lộ rõ nét, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi Thái y lệnh là người thê nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
+ Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh:
Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, gặp kẻ bệnh tật cơ khổ ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.
Năm đói kém dựng thêm nhà cho những kẻ khôn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sông hàng vạn người.
Trả lời quan Trung sứ: Bệnh đó không gấp, nay mạng sống của nhà người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ.
+ Nhận xét về nhân vật Thái y:
Thái y là người toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp cứu người.
Là một Thái y đặt mục đích cứu người lên trên hết, không sợ quyền uy.
Giàu lòng nhân hậu, yêu thương mà chữ tâm và tài đều toả rạng.
+ Điều cảm phục nhất về hành động của ông:
Đem hết của cải trong nhà mà mua thuốc, mua gạo chữa bệnh cho người nghèo, bệnh có dầm dề máu mủ cũng không hề né tránh.
=> Điều đó thể hiện y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.
Câu 2. Phân tích, bình luận lời đối thoạỉ của Thái y với vị quan Trung sứ.
+ Lời đối thoại:
Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
+ Phân tích:
Thái y đã đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy.
Lời đáp nhẹ nhàng nhưng đã thể hiện bản lĩnh và nhân cách của ông trước uy quyền và khả năng ứng xử rất trí tuệ và khéo léo “tính mạng của hạ thần còn trông cậy vào chúa thượng”. Nhà vua có lương tri chắc chắn không nỡ xử tội Thái y lệnh.
Câu 3. Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh
Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần
Anh Vương được thể hiện ra sao?
+ Diễn biến thái độ của Trần Anh Vương
Ban đầu là quở trách (quở trách là lẽ đương nhiên, vì trong xã hội phong kiến không làm theo lệnh vua là phạm tội khinh quân - tội ấy có thể bị chém đầu).
Sau đó là ngợi khen (Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi).
+ Đánh giá
Qua hành động cư xử của Trần Anh Vương đối với Thái y lệnh ta thấy đây là một vị vua anh minh, nhân từ. Phúc cho dân tộc ta lúc bấy giờ có được vua sáng và tôi hiền.
Câu 4. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau hài học gì?
+ Hết lòng vì người bệnh (tình thương và sự giúp đỡ).
+ Lấy bệnh nặng làm trọng, làm tiêu chí hàng đầu.
+ Xem mọi người bệnh đều bình đẳng ngang nhau (không phân
biệt sang hèn).
+ Không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân.
Câu 5. Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tâm lòng và văn bản kể về Tuệ Tĩnh.
+ So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:
Cả hai người đều sống ở thời đại nhà Trần.
— Đều là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng.
Đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.
— Đều thể hiện bản lĩnh của người thầy thuốc trước uy quyền.
+ Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về
Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn (phạm vi trong truyện).
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người thế nào? So sảnh với lời thề của Hỉ-pô-cờ-rát.
4- Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là:
Phải giỏi về nghề nghiệp.
Phải có lòng nhân đức, thương đám con đỏ.
+ Lời thề của Hi-pô-cờ-rát:
— Không lấy tiền thù lao quá đáng — Săn sóc miễn phí cho người nghèo.
+ Giống nhau:
- Đều thể hiện tấm lòng của thầy thuốc đối với người nghèo khổ.
+ Khác nhau:
Mong mỏi của vua Trần còn thể hiện: yêu cầu đối với tay nghề của người thầy thuốc phải giỏi.
Câu 2. So sánh giữa hai tiêu đề
+ Tiêu đề:
Tiêu đề thứ nhất: Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng.
Tiêu đề thứ hai: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.
+ So sánh:
Tiêu đề thứ hai hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Về nghệ thuật: Truyện có cách viết gần với kí, kể về người và việc có thật, ít dùng hư cấu, tưởng tượng. Truyện hấp dẫn bằng việc lựa chọn tình huống tiêu biểu, đặt nhân vật vào hoàn cảnh khó khăn phải lựa chọn cách ứng xử, qua đó bộc lộ đức độ và bản chất đáng khâm phục của nhân vật. Truyện này có thể xem là tiêu biểu cho lối viết truyện trong văn học trung đại.
(Theo Ôn tập Ngữ văn 6 - Nguyễn Văn Long chủ biên)
Thái y lệnh đã lấy tấm lòng chân thành để giải trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó đã thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ. Đoạn kết thúc nói về con cháu của Thái y lệnh đã noi gương ông giữ vững nghiệp nhà và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông dựa trên thuyết nhân quả và theo quan niệm truyền thống của dân tộc: ở hiền gặp lành, đã tạo nên sự thăng hoa cho y đức, cho bản lĩnh đó.
(Theo Bùi Tất Tươm, Nguyễn Xuân Lạc -
Hướng dẫn tự học Ngữ văn 6)