Soạn Văn 6: Lợn cưới, áo mới

  • Lợn cưới, áo mới trang 1
  • Lợn cưới, áo mới trang 2
  • Lợn cưới, áo mới trang 3
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Truyện Lợn cưới, ảo mới chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Em hiểu như thế nào về tính khoe của? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao?
+ Tính khoe của: là một tính xấu, cố ý và tìm mọi cơ hội để làm cho người ta thấy, làm cho người ta biết mình là người giàu có.
+ Sự khoe của của anh đi tìm lợn.
, _	- Đáng lẽ người khoe của trước phải là anh áo mới, nhưng anh ta
chưa kịp phản ứng khi có người đi qua thì đã bị anh lợn cưới giành mất.
Anh đi tìm lợn đáng lẽ chỉ cần hỏi người ta: “Anh có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”. Thế nhưng anh lại dùng từ lợn cưới là từ không thích hợp để chỉ con lợn bị sổng. Đây là dùng từ dư thừa có dụng ý -» nhằm khoe cưới hơn là tìm lợn bị mất. Khoe mình sắp cưới vợ, khoe về cỗ linh đình.
Người thích khoe luôn tìm mọi cơ hội để khoe ngay cả lúc đang gấp rút, vội vã vẫn không quên điều đó.
Câu 2. Anh áo mới thích khoe đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khỉ trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh.
+ Tính thích khoe của anh áo mới hết sức quá đáng: Đứng ngay ở cửa để mọi người dễ nhìn thấy.
Đứng từ sáng đến chiều (Sự kiên trì hiếm có).
=> Khoe một chút cho vui thì được, còn cách khoe của anh này đến mức bất bình thường -> trở thành như một thứ bệnh: Bệnh khoe.
+ Điệu bộ khi trả lời:
Giơ ngay vạt áo ra: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.
Thừa trong cả lời nói và thừa trong cả hành động —> Sự dư thừa ấy có chủ đích tìm cách khoe chiếc áo mới của mình mà anh đã chờ từ sáng đến chiều mới có người để khoe.
Mặc dù bị anh lợn cưới nẫng tay trên trước, nhưng anh áo mới cũng đã tỏ ra là một cao thủ già dặn với hành động giơ áo, và câu trả lời: “Từ lúc mặc cái áo mới này” anh đã lật ngược ván cờ một cách bất ngờ, nhanh chóng gỡ hoà với đối thủ của mình một cách ngoạn mục.
Câu 3. Đọc Lợn cưới, áo mới vì sao em lại cười?
+ Đọc Lợn cưới, áo mới chúng ta cười vì tính thích khoe của một cách quá đáng của hai nhân vật.
+ Cười còn bởi vì tình huống truyện hết sức lí thú hấp dẫn, để cho hai đối thủ thích khoe chạm trán nhau trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.
Câu 4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới.
+ Câu chuyện đã đưa đến cho người đọc tiếng cười vui vẻ, sảng khoái sau ngày lao động mệt nhọc.
+ Phê phán những kẻ có tính hay khoe của một cách lố bịch, thái quá, dẫn đến hậu quả chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Tư LIỆU THAM KHẢO
ý nghĩa độc đáo của cái cười là ở chỗ, nó nâng con người cao hơn hoàn cảnh. Với thói hư tật xấu, khi ta cười nó, ta đứng ở vị trí bên trên nó. Như vậy cái cười, ở chiểu sâu của nó, dường như đang có một cái gốc là những cảm xúc thấm đượm chất nhân văn - đó là sự nhiệt tình bảo vệ thống thiết con người, niềm mong muốn con người sống tôt hơn, đẹp hơn.
(Theo Đỗ Bình Trị - Truyện cười và phân tích truyện cười)
Nụ cười, tiếng cười là biểu hiện cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của con người trong cuộc sống. Ngoài những trường hợp đặc biệt, cười ra nước mắt, cười cay đắng đau khổ, đa số chúng ta khi vui, hay bắt gặp một việc gì, nhìn thấy điều gì ngược đời, chướng mắt thì cất tiếng cười. Trong kho tàng văn học dân gian cha ông ta đã sáng tác cả một rùng cười, gọi là truyện tiếu lâm. Truyện cười ấy, rừng cười ấy là muôn vàn hoa lá khác nhau. Có truyện cười vui hóm hỉnh, xuể xoà để xoá đi những mệt nhọc trong lao động. Có truyện sâu cay châm biếm để chế giễu phê phán thói hư tật xấu, hoặc đả kích kể thù.
(Theo Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo - Bình giảng văn 6)
Lợn cưới, áo mới là một truyện cười ngắn gọn nhưng hay và thú vị. Tình huống gây cười đặc sắc, kịch tính cao, cách dẫn truyện khéo, kết thúc đột ngột bất ngờ - tất cả đã làm cho tiếng cười bật ra giòn giã, sảng khoái, để phê phán một cách nhẹ nhàng thấm thìa cái tính hay khoe của người đời. Nó xứng đấng là một trong những truyện cười vào loại hay nhất trong kho tàng truyện dân gian nước ta.
(Theo Nguyễn Xuân Lạc - Hướng dẫn tự học Ngữ văn 6)