Soạn Văn 6: Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường)

  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 10
  • Viết bài tập làm văn số 3 (Kể chuyện đời thường) trang 11
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 3 (KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG)
I. CHO CÁC ĐỂ BÀI SAU ĐÂY:
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm ...).
Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan ...).
Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn ...).
Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó ...).
đ) Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng...).
Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm lo lắng và động viên em học tập).
g) Kể về người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh chị ...).
II. MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO Đề 1: Kể về một chuyện vui sinh hoạt
MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI LẠ MẬT
Một hôm lớp học tôi bỗng xôn xao vì một chuyện lạ. Đầu tiên không ai để ý gì cả, nhưng dần dần mọi việc đã quá rõ. Thằng Tí là người luôn đi học sớm. Điều này lạ hoắc vì chưa bao giờ nó siêng năng như vậy. Khi đi học, nó còn không thèm gọi tôi. Nhiều lần lặp lại liên tiếp thế là tôi ráng dậy sớm để đi theo rình nó. Nó giở trò gì đây, tôi chẳng biết. Nó chỉ cắm cúi đi.
Khi đến lớp, nó nhảy xổ đến bàn cô giáo nhặt một cái gì đó rồi đi về bàn mình, cầm cái vật nho nhỏ trong tay, nó cứ cười miết. Hỏi cười cái gì nó cũng không nói.
Tôi kể mọi chuyện cho tụi bạn nghe. Thế là cả bọn chúng tôi quyết định sẽ đến sớm hơn. Nhưng thật không may, khi đến lớp đã thấy nó chễm chệ cười cười, không nói. Hôm sau tụi tôi đến sớm hơn, vẫn thấy nó ngồi cười cười. Nó luôn đến trước. Mãi cả tuần sau tôi mới được hân hạnh là người đầu tiên.
Trên bàn cô giáo là một gói giấy nhỏ. Khi mở ra bên trong có một viên kẹo, chẳng biết ai đã để ở đây và để khi nào. Tôi vừa lột viên kẹo bỏ vào miệng thì vừa lúc thằng Tí xông vào.
Tôi hét to:
Tao biết bí mật của mày rồi.
Thằng Tí bĩu môi:
Tao đã ăn được những hai mươi viên.
Nhưng ai để lại vậy?
Tao không biết.
Giờ ra chơi tụi bạn bu quanh tôi hỏi:
Cái gì vậy?
Tôi nhìn thằng Tí rồi cười cười. Bọn chúng tức điên lên, hỏi mãi tôi cũng chỉ cười cười. Làm sao có thể cho bọn chúng biết được điều bí mật ngọt ngào này được.
Cách vài hôm, lại thêm một đứa mới biết điều bí mật. Chúng tôi cứ nhìn nhau cười cười ... Rồi dần dần lớp chúng tôi ai cũng biết điều bí mật. Chúng tôi đã phân công nhiều ổ mai phục, nhưng cuối cùng chẳng thu được kết quả gì. Luôn luôn, vào sáng sớm trên bàn cô lại xuất hiện một viên kẹo.
Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ là cô giáo Hà. Nhưng không phải. Cô luôn ra khỏi lớp khi trong phòng vẫn còn chúng tôi. Vậy thì ai? Nghĩ mãi vẫn không ra.
Một hôm tôi ngồi lì trong lớp, định ngồi đến sáng để chờ người lạ mặt, nhưng vì đói bụng quá đành ôm sách về. Rồi tôi chợt nghĩ lại tại sao mình không gởi lại cho người lạ mặt đó một lá thư. Thế là tôi viết ngay “gởi người lạ mặt, anh là ai vậy, có thể cho tôi biết được không?”
Hôm sau tôi vào lớp sớm, trên bàn vẫn như thường lệ có một viên kẹo gói trong tờ giấy nhỏ. Không có lá thư trả lời, còn lá thư của tôi thì biến mất. Chứng tỏ người lạ mặt đã lấy nó đi.
Tôi suy nghĩ lung lắm. Tại sao người lạ mặt không trả lời tôi. Một ý định khác chợt đến với tôi, tôi sẽ là người lạ mặt. Tại sao không chứ? Tôi cũng làm được vậy.
Hôm đó tôi giấu một quả ổi to tướng trong cặp. Đợi tụi bạn đi học về hết, gói nó lại bằng một tờ báo rồi đề chữ lên: “Tôi - người lạ mặt - có món quà nhỏ tặng người đến sớm.”
Hôm sau nghe tụi bạn kháo nhau:
- Đến hai người lạ mặt. Một người để trái ổi, một người để viên kẹo.
Hôm sau nữa bỗng xuất hiện ba người lạ mặt, rồi bốn, rồi năm, rồi sáu, rồi bảy ... Bây giờ chúng tôi vỡ lẽ ra rồi. Người lạ mặt đang ở trong lớp. Những buổi đi học về, đứa này cứ nhìn đứa kia nấn ná không muốn rời lớp. Chúng chính là kẻ lạ mặt.
Nhưng người lạ mặt đầu tiên là ai, vẫn không biết.
Nhưng buổi sáng đi học sớm, chúng tôi những người lạ mặt - người lạ mặt này ăn món của người lạ mặt kia. Lâu lâu trong món quà kèm theo câu hỏi rất vui. Và chúng tôi ngầm thoả thuận những câu hỏi bằng những món quà. Nhưng chúng tôi vẫn ấm ức một điều, ai là kẻ lạ mặt đầu tiên?
Tôi kể chuyện này cho bô" nghe. Bô" nói:
- Đó mới là điều bí mật. Trong mỗi người bạn của con đều có điều bí mật và một món quà, đúng chưa? Khi biết món quà của ai ta sẽ yêu người đó, mà không yêu những người khác. Khi nhận món quà không biết ai gởi, con sẽ yêu tất cả những người con vừa quen. Vì biết đâu, một trong số họ đã gởi món quà đó, chúng ta không nên biết người lạ mặt để làm gì, đó cũng là điều hay ...
Tôi đi học và tôi biết, mỗi buổi sáng luôn có một người bạn nào đó, tặng tôi một món quà. Bạn có thấy điều đó thú vị không? Bạn hãy tưởng tượng đi. Những người xung quanh ta đều có thế là người lạ mặt. Và tất nhiên trước khi đi học về, bạn hãy nhớ quên một cái gì đó. Và bạn sẽ thấy, người lạ mặt từ từ xuất hiện thật nhiều cho đến lúc tất cả chúng ta đều là người lạ mặt.
(Theo Nguyễn Ngọc Thuần - Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ}
Ị Đề 2: Kể về người thân của em
BÀ NỘI
[...] Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà, chứ cứ nhìn bà chặt cui, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lững thững. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.
Bà như một chiếc bóng, lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật. Khi đi giồng sắn ở trại, lúc rẫy rày rày, khi đi bắt cua bán, lúc cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bón năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh nó rơm rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi.
Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng trở về. ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với người khác ngoài các cháu ra. ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng bà hiền như chiếc bóng. Nếu có ai lành chanh lành chói bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm ba.i.
Người ta bảo “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, bà như thế chúng tôi hư làm sao được, u tôi như thế, chúng tôi không nỡ hư, nỡ hỏng.
[...1 Một hôm thằng Lĩnh gánh nước, thổi cơm xong, chờ bà đỏ mắt, ông giời sai thần mùa đổ nước xuống sâu từ sáng đêh giờ.
Bà về, bà đi lảo đảo. Áo xống ướt sung. Cái khăn trên đầu không bao giờ bà vấn thành mỏ quạ mỏ cò gì cả. Nó ướt và giỏ nước ròng
ròng, bà vuốt mặt không kịp. Bà thắt lưng con cón, cái giỏ của bên sưòn đầy ắp, nhộn nhạo. Con lớn giơ càng cắp con bé. Bà tháo giỏ cua rồi chạy vào giường, hai bàn chân xoa vào nhau rồi bà nằm xuống. Thằng Lĩnh đặt tay lên trán bà. Nó hốt hoảng đi tìm bác Ký gái, u tôi, chị Điệp, cô Toán, cô Nụ. Chỉ một lúc thôi, con cháu đầy nhà. Cô Toán thay áo xống cho bà. Cô Nụ đốt chổi xể gần giường. Cô Điệp hái lá bưởi, lá vối, lá tre, hương nhu, đun nước xông. Bà trùm chăn xông lùng bùng và có tiếng sụt sịt. Thầy tôi đánh gió cho bà bằng gừng nướng với rượu. Sau đó thầy đổ rượu vào chén, lửa cháy xanh lè. Thầy úp chén, bốn cái chén nóng như nồi rang vào lưng bà. Khi lấy chén ra, bốn cái hình tròn tím bầm. Thầy lấy gai bưởi nhổ ra. Những giọt máu đen sì. Thầy đã nhiều lần mười sống một chết, thầy thuốc đã báo cho thầy như thế. Có một sự lạ bà không rên nữa. Thầy gật đầu: “Khỏi”. Bác Ký gái thì lắc đầu: “Những người không ốm bao giờ, khi ôm thì khó qua khỏi”. Mọi người buồn ra mặt. Riêng thầy tôi cười nói như không. Lạ thật.
[...] Sáng sớm ngày thứ ba, mặt trời độ một con sào, nắng đỏ lựng cả sân. Chúng tôi ríu ran chào bà. Bà ngồi giữa sân phơi nắng. Bà chải đầu bằng lược bí để bắt chấy. Tôi đứng nhổ tóc bạc, tóc sâu cho bà. Nhưng tóc bề bạc trắng. Người ta cứ hay nói: Cháu nhổ tóc bạc cho bà. Nói nhu' thế để tỏ lòng thương bà mà thôi. Tôi không nhổ một sợi tóc nào. Hình như mỗi ngày tóc bà bạc đến mười sợi. Tôi ngậm ngùi. Bà tự xâu kim lấy, tôi lại vui: giàu hai con mắt. Tay bà run run vá áo. Tôi lại buồn: Khó hai bàn tay. Bác Ký thấy bà mặc vá, may cho bà một cái váy, cái áo; cho thằng Lĩnh bộ áo quần. Chưa lần nào bà nhận. Cứ gần tết bà mua mười vuông vải nâu diềm bâu vài thước vải trúc bâu. Bà sai thằng Lĩnh đi hái lá bàng về nấu lên nhuộm sau đó nhuộm bằng nước củ nâu. Nhuộm mãi vài chục nắng. Nó thành màu cánh gián. Riêng mấy thước vải của bà, bà giải ra sân trát kín bằng bùn ao phủ, phơi mấy đêm ngày. Nó đen nhẫy. Đấy là vải váy của bà. Bà mua láng đen về làm khăn. Thế là bà mặc xêng xang ba ngày Tết và cả năm. Khi nó rách thì bà vá lại.
Mới mưa. Nước ao chùa lênh láng đục ngầy. Những loài ở nước được ngày mở hội. Chả mấy khi bà được rảnh rang. Chúng tôi tha hồ hỏi bà.
Cái Bàng hỏi hay nhất; bà bắt chuyện trẻ con thì thâu đêm suốt sáng nó không chán:
Bà ơi! Sao con ểnh ương ngắn cổ mà gào to thế?
Nó phải gào lên để doạ những con còn hại nó.
Bà o'i sao con chẫu chuộc lại kêu “chuộc, chuộc”?
[...] Cái áo của bà vá đã gần xong. Lĩnh chạy về áo quần lấm bê bết. Nó xách xâu cá đến chục con.
Ba con cá to nhất nó nhảy từ ao lên bờ. Trưa nay bà tha hồ ăn canh cá nấu hẹ!
Bà ngẩng phắt lên nhìn Lĩnh:
Chim sa cá nhảy là đừng có bắt, phải tội. Nó gặp nạn phải cứu nó. Cháu thả ngay ba con cá ấy xuống ao chùa!
Lĩnh đang vui, bây giờ nó tiu nghỉu lặng lẽ đi thả cá.
Bỗng nhiên con quốc ở đâu bay đến, lủi vào bụi ruối, sát mặt nước góp vui vào ngày hội ao chùa “Lưỡi cuốc cuốc - già già già...” Nó kêu đến khản cổ. Thế là dàn bát âm thêm một giọng. Nghe tiếng quốc bà lắc đầu lẩm bẩm:
Rõ khổ. Nó hiền lắm. Nó kêu vì cái nỗi mất nước nhà tan. Nó kêu suốt đêm, suốt ngày, suốt mùa hè nó chỉ còn một nắm xương khô. Trước lúc chết nó tìm chỗ kín để giấu xác. Cho nên ít người tìm thấy xác nó...
Bà đã khỏi lại gần như trước. Bà lại lam lũ sớm tối.
Hơn một năm sau, vào một buổi trưa mùa đông, bà đi đâu về. Bà bảo Lĩnh mua bôn cái đậu nướng. Ngồi trên giường, bà bẻ hai cái đậu chấm muôi ăn. Bà nhìn Lĩnh lúm cúm ra sân, mỗi miếng nhai nước mắt bà ròng ròng. Bà gọi Lĩnh cho nó hai cái. Bà sụt sịt như ăn phải gừng. Bà nằm xuống phủ cái chăn điệp. Như linh tính của trẻ con, Lĩnh ngơ ngác. Sao hôm nay bà ngủ trưa? Sao hôm nay bà ăn đậu? Nó áp mặt vào mũi bà, không thấy bà thở. Nó sờ chân bà, lạnh như đồng ngâm. Nó gào lên. Chỉ một lúc con cháu đến chật nhà, hàng xóm đến đầy sân. Mọi người lay gọi bà. Bác Ký ra cổng gào đến mười lần:
Ba hồn chín vía bà ngoại ỏ' đâu thì về với con cháu, với xóm, với làng...
Bà ơi! Bà chết thật rồi!
Chúng tôi vừa khóc, vừa gào thét. Trong đám trẻ con thằng Lĩnh gào khản cả cổ.
... Lĩnh được bác Ký đem về nuôi. Ba gian nhà gianh gió lùa. Mấy cái ông tre ngoài hiên khóc vu vu cả ngày lẫn đêm.
Tôi đi qua có lần tưởng bà còn sống vì bà mất vội quá. Bà ơi bà! Bà vẫn hát đây:
Trèo lên cây khế nửa ngày...
(Theo Duy Khán - Bà Nội) 121
Đề 3: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
TÂM Sự VỚI BẠN BÈ VỀ ĐIỂM THI THỬ BỊ THẤP
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/5/2004
Luân thân mến!
Đã lâu lắm rồi chúng mình không liên lạc với nhau, nay có chút thời gian rảnh rỗi tó' liền viết thư cho cậu và báo cho cậu một tin buồn về kì thi thử của tó' vừa rồi, bị điểm rất thấp, đồng thời cũng muốn tâm sự với cậu một đồi lời.
Cậu vẫn khoẻ chứ? Ba mẹ cậu thế nào? Cho tớ gởi lời thăm ba mẹ cậu với nhé, à mà cả cu Tí bé bỏng dễ thương nữa. Còn tớ và gia đình vẫn khoẻ, cả con mực vẫn cứ đáng yêu như ngày cậu còn ở bên cạnh nhà tó' vậy.
Kì. thi thử vừa rồi, cậu thi được bao nhiêu điểm. Tớ chắc là cậu được 9, 10, đó là hai con số vốn dĩ vẫn thường hay yêu mến cậu mà. Còn tó' điểm lại rất thấp, tệ ơi là tệ. Cậu có biết tại sao không? Tớ kể cho cậu biết nguyên nhân tai hại đã khiến cho tớ bị điếm thấp trong kì thi thử vừa rồi nhé! Chả phải gì xa lạ, đó là vì sụ' cẩu thả thiếu cẩn thận của mình.
Hôm đó, khi thi xong tớ tí ta tí tửng về lớp và nghĩ rằng mình đã làm đúng một trăm phần trăm, điểm mười là cầm chắc, về nhà tớ khoe ba mẹ tíu tít: “Cả bài cuối khó nhất chỉ có bốn người làm được trong đó có con”. Ba mẹ mình vui lắm: “Con cố gắng đạt điểm mười cả hai môn văn - toán vào kì thi sắp tới nhé”. Ai dè đến khi dò lại bài cô giáo sửa ở lớp, mình mới tá hoả sai quá trời là sai và hết sức ngớ ngẩn. Tìm diện tích hình thang mình lại quên chia cho hai, quên đổi ra a, cộng trừ nhân chia lại sai tùm lum nữa, khi phát bài ra tcán chỉ được 5,75 và tiếng Việt 8,25. Nếu mà đây là kì thi thật thì mình đã vào hệ B là cái chắc. Nhưng mình vẫn cứ nhơn nhơn không lo lắng gì cả, đà thế lúc về nhà lại giấu điểm đi khõng cho ba mẹ biết. Sáng hôm sau bất ngờ ba mình hỏi điểm. Sợ quá mình đành nói dối là một môn 9,5 và một môn 8,25. Nhưng điểm vậy mà ba vẫn la quá chừng. Buổi tối trước khi đi làm mẹ dặn mình làm bốn bài toán trong sách, để rèn luyện thêm cho tốt. Nhưng vì lười mình không làm bài mà lại ngồi chơi đánh bài với anh. Đến lúc mẹ gần về mình mới cuống quýt làm bài nhưng chỉ làm kịp có hai bài. Mẹ mắng cho một trận và bảo đưa bài thi thử vừa rồi cho mẹ xem. Mình đưa hai bài ra, thấy điểm toán chỉ 5,75, mẹ giận tái mặt ngồi lặng đi, bắt phạt một trận nên 122
thân. Đến lúc ba về thấy thế lại la thêm cho một trận nữa. Sau khi cơn giận đã nguôi, ba mẹ ngồi giảng giải cho mình, mình mới nhận ra rằng tính cẩu thả, hấp tấp chủ quan thật tai hại. Thà làm được ba bài mà cẩn thận chắc chắn còn hơn làm hết cả bốn bài mà sai tòe loe toét loét như mình thì cũng bằng không, cẩn thận là đức tính cần thiết trong cuộc sống đặc biệt là trong những kì thi quan trọng, Mình rất ăn năn hốì hận. May mà mình vẫn còn cơ hội để sửa sai trong những kì thi sắp tới.
Thôi thư đã dài mình dừng bút đây. Chúng ta hãy cùng nhau ôn luyện bài thật tốt để cùng thi đậu vào hệ A nhé. Mong cậu được vào trường mà cậu yêu thích. Chúc cậu may mắn.
Hẹn gặp lại.
Bạn của Luân
Lê Hoàng Tâm
(Bài làm của Lê Hoàng Tâm học sinh lớp 6B trường Lê Lợi) Đề 4: Kể về cô giáo em
ĐÔI GUỐC CỦA CÔ GIÁO HÀ
Cô giáo Hà lùn tịt nên cô mang đôi guốc cao gót. Từ dưới bục giảng nhìn vẫn thấy cô lùn. Cô chải tóc tém. Mẹ tôi nói, nhờ vậy nhìn cô trẻ mãi. Có một lần khi gọi tôi lên bảng. Cô nhìn tôi một hồi rồi nói:
Em lớn nhanh thật, chẳng vài năm nữa em sẽ cao bằng cô.
Tôi nói:
Đó là nhờ em chơi thể thao.
Cô trợn mắt hỏi lại:
Em chơi thể thao?
Dạ đúng vậy, Bố em nói, những người chơi thể thao luôn cao ráo và xinh đẹp. Mẹ em không chịu chơi thể thao nên mặt mụn đấy!
Cô cười cười không nói gì.
Tôi hỏi:
Cô có chơi thể thao không?
Cô nói:
Có... Có... sau đó thêm chút chút.
Tôi quan sát đôi guốc cao gót của cô. Mỗi lần cô bước lên bục giảng tim tôi cứ thót lại vì sợ cô ngã. Nhưng cô không ngã, cô còn đi rất nhanh và bước những bước thật dài. Có lẽ cô phải tập công phu lắm.
Tôi hỏi mẹ để bước đi như cô có lâu lắm không? Mẹ tôi lắc đầu mẹ không biết. Mẹ chưa bao giờ đi guốc cao gót vì chân mẹ rất to. Mẹ cũng rất thích nhưng chưa bao giờ có can đảm mua nó. Mẹ đã quen đi những đôi dép mỏng và bền. Vả lại, một đôi guốc cao gót không thể đi ruộng và lội sình. Nó phải đi trên đường nhựa với áo dài. Dáng của mẹ lại xấu, không thể bận áo dài được. Mẹ nói ngày mẹ còn trẻ mẹ có bận áo dài một lần nhưng sau đó thì thôi luôn. Khi bận áo dài, tôi sẽ không nhận ra mẹ. Mẹ thích tôi phải nhận ra mẹ kia. Thế là tôi không hỏi nữa.
Cô Hà có hai đôi guốc, một đôi màu xanh một đôi màu đỏ. Cô cứ luân phiên đổi nhau. Hai ngày đôi này, hai ngày đôi kia. Tôi thích đôi màu xanh hơn vì nó cao vừa phải, lại trông xinh xắn, khi đi nhìn cô ít gồng, tự nhiên hơn.
Bẵng đi một dạo không thấy cô mang nữa. Cô chỉ mang đôi guốc cao gót màu đỏ. Trên bục giảng cao màu đỏ trông thật nhức mắt. Tôi chờ mãi vẫn không thấy cô mang đôi màu xanh. Thế là một hôm tôi hỏi cô:
Cô ơi! Sao cô không mang đôi guốc màu xanh?
Cô xòe to con mắt nhìn tôi:
Em còn nhớ đôi guốc của cô à?
Tôi gật đầu:
Em thích cô mang đôi guốc đó lắm. Trên bục giảng trông cô cao vút.
Cô gật gù vẻ sung sướng lắm:
Cảm ơn em. Nhưng đôi guốc đó quá cũ.
Không sao cả trông nó vẫn đẹp. Mẹ em luôn mang những đôi dép cũ. Bố em nói: quăng nó đi. Nhưng mẹ em vẫn không chịu. Mẹ nói đôi dép đó đã quen với mẹ rồi, nó là đôi dép đẹp nhất.
Thế rồi bố em có nói gì không?
Bô" em chịu thua mẹ. Bô" em nói mẹ cứng đầu lắm. Nhưng em biết bố đùa, bố không bao giờ nói mẹ cứng đầu. Có hôm em còn nghe bô" nói mẹ là cục cưng. Em bật cười lắm. Mẹ to như vậy mà bảo là cục cưng. Vậy mà bô" em vẫn nói là cục cưng.
Hôm sau, cô Hà mang đôi màu xanh. Nhìn thấy tôi cô trợn con mắt như muôn bảo: Bí mật đó nhé! Bí mật này chỉ có cô và em biết thôi. Tôi vui lắm không ngờ cô Hà lại tin tôi như vậy. Tôi có cảm giác cô mang guốc chỉ để cho một mình tôi nhìn.
Giờ ra chơi tôi chạy vụt đến chô cô rối nói:
Cô đẹp quá!
Cô cười, mặt đỏ lựng, cô nói:
Cảm ơn! Nhờ em, cô mới biết đôi guốc màu xanh làm cô đẹp ra.
Khoảng một tháng sau bỗng tôi thấy cô xuất hiện trên bục giảng
với đôi guốc màu đỏ. Cô nhún vai nhìn tôi. Thì ra đôi guốc màu xanh đã gẫy cái gót. Khi mang cô sẽ đi cà thọt.
Cô nói:
Nó cũ quá rồi, không thể sửa chữa được nữa.
Tôi an ủi cô:
Không sao cả, màu đỏ trông cô cũng vẫn đẹp. Em sẽ không nhìn đôi guốc nữa, em sẽ nhìn khuôn mặt của cô, khuôn mặt sẽ không bao giờ cũ, khuôn mặt sẽ không bao giờ bị gẫy gót.
Cô cười trông vui lắm, nói:
Em là người hiểu cô nhiều nhất. Khi em hiểu đôi guốc của một người thì có nghĩa em sẽ hiểu người đó. Em sẽ hiểu tại sao người ta yêu cái màu xanh này mà không yêu cái màu đỏ kia.
A! Em hiểu rồi! Cô yêu đôi guốc màu xanh này là vì cô yêu em.
Từ đó tôi không còn thắc mắc đôi guốc cao gót của cô Hà nữa. Cô
có đi chân không tôi vẫn yêu cô. Mẹ nói chừng nào đến ngày nhà giáo, sẽ biếu cô một đôi guốc màu xanh.
Và tôi chờ đợi, lâu lắm... lâu quá trời lâu.
	(Theo Nguyễn Ngọc Thuần - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Đề 5: Kể về một cuộc gặp gỡ	
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Anh dừng lại tiệm bán hoa, để gửi hoa tặng mẹ anh qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khí bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
Cháu muôn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 2 đô-la.
Anh mỉm cười và nói với nó:
— Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hoa hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi anh hỏi cô bé có cần đi xe về nhà không? Nó vui mừng trả lời:
Dạ! Chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
(Theo Quà tặng cuộc sống - Báo Tuổi trẻ, Nhà xuất bản Trẻ)