Soạn Văn 6: Kể chuyện tưởng tượng

  • Kể chuyện tưởng tượng trang 1
  • Kể chuyện tưởng tượng trang 2
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Truyện tưởng tượng là chuyện do người kể nghĩ ra hằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở, hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điểu có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thèm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học Câu 1
+ Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng’.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai bỗng một hôm ghen tị với lão Miệng vì bọn họ cảm thấy ai cũng làm việc mệt nhọc quanh năm chỉ riêng lão Miệng không làm gì cả chỉ ăn không ngồi rồi. Họ quyết định để cho lão Miệng tự đi tìm lấy thức ăn.
Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn thấy mệt rã rời không ai chịu đựng được nữa... Đến ngày thứ bảy bác Tai là người nhận ra sai lầm, nghe theo lời bác cả bọn kéo nhau đến xin lỗi bác Miệng. Lão Miệng cũng đang ở trong tình trạng nhợt nhạt, cả bọn xúm vào chăm sóc. Chúng hiểu rằng lão Miệng cũng có công việc rất quan trọng, liên quan đến tất cả mọi người. Từ đó cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng lại sống vui vẻ với nhau không ai ganh tị ai cả.
+ Yếu tố tưởng tượng của câu chuyện:
- Các bộ phận của cơ thể được nhân hoá giống như con người, biết nói năng, hoạt động, biết ghen tị, phân tích, lí giải, biết ăn năn hối lỗi...
+ Yếu tố sự thật:
Mỗi bộ phận trong cơ thể con người có một chức năng riêng, nhưng lại liên quan rất chặt chẽ với nhau.
Một thực tế khác, Miệng là cơ quan để cơ thể nạp năng lượng, miệng không ăn được thì cơ thể rã rời, mệt mỏi.
Câu 2
Qua hai truyện Lục súc tranh công và Giấc mơ trò chuyện VỚI Lang Liêu ta thấy rằng, mặc dù là trong truyện yếu tô' tưởng tượng đóng vai trò quan trọng, song cả hai truyện đều dựa trên những điều có thật của đời sống thực tế.
Câu 3. Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ỷ nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Các từ trăm, ngàn, muôn trong câu thơ trên là những lượng từ, có ý nghĩa chỉ số lượng rất lớn không thể nào đếm xuể.
Câu 4. Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của các tù từng và mỗi có gì khác nhau?
Thần dùng phép lạ bốc tùng quả đồi, dời từng dãy núi [...]
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
Một hôm, bị giặc đuổi, Lè Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
(Sự tích Hồ Gươm)
+ Giông nhau: Từng và mỗi đều có ý nghĩa chỉ sự vật cá nhân riêng lẻ.
+ Khác nhau:
Từng là theo thứ tự hết sự vật này đến sự vật khác
Mỗi thể hiện tính riêng lẻ phân tán không theo thứ tự.