Soạn Văn 6: Thánh Gióng

  • Thánh Gióng trang 1
  • Thánh Gióng trang 2
  • Thánh Gióng trang 3
  • Thánh Gióng trang 4
  • Thánh Gióng trang 5
Thánh Gióng
Từ mượn
Tìm hiểu chung về văn tự sự
THÁNH GIÓNG
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Hỉnh tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ bước đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước và chống ngoại xâm.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chỉ tiết kì ảo, tìm và liệt kê.
+ Những nhân vật trong truyện Thánh Gióng-. Hai vợ chồng ông lão, Thánh Gióng, giặc Ân, sứ giả, ngựa sắt, bà con làng xóm
+ Thánh Gióng là nhân vật chính của câu chuyện “là một hình tượng thẩm mĩ, vừa đẫm chất hiện thực, vừa lung linh những ánh hào quang lãng mạn tuyệt vời” (Vũ Dương Quỹ) là một nhân vật tổng hợp cả ba yếu tố: “Thần thoại, truyền thuyết và anh hùng ca”.
+ Những chi tiết kì lạ liên quan đến nhân vật Thánh Gióng:
Bà ra đồng trông thấy một vết chân to, liền đặt chân mình lên ướm thử... không ngờ về nhà bà thụ thai.
Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
Đứa bé nghe tiếng rao bỗng dưng nói: Mẹ ra mời sứ giả vào đây.
Chú bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no.
Chú bé vùng dậy vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn mười trượng.
Cởi bỏ áo giáp cả người lẫn ngựa bay lên trời.
Câu 2. Theo em, các chi tiết sau đây có ỷ nghĩa như thế nào?
Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc
+ Ba năm không hề nói, thế mà câu nói đầu tiên của đứa trẻ lên ba lại nói về một vâh đề hết sức lớn lao, thiêng liêng, trọng đại mà chỉ dành cho những bậc trượng phu, anh hùng:
Mẹ ra mời sứ giả vào đây.
Õng về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi bằng sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc.
+ Điều đó chứng tỏ truyền thông yêu nước và quật cường của dân tộc, biết đánh giặc cả khi tuổi còn thơ.
Bà con làng xóm góp gạo nuôi cậu bé
+ Thể hiện truyền thống yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của con người Việt Nam. Bà con làng xóm “tối lửa tắt đèn” có nhau.
+ Sự động viên khích lệ về tinh thần và vật chất của cả quê hương trước hành động cao đẹp của cậu bé.
+ Vì ai cũng mong chú bé giết giặc cứu nước.
Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
+ Khi chưa gặp sứ giả chú bé không biết nói, không biết cười, không biết đi, thế mà từ khi gặp sứ giả có cả một sự thay đổi diệu kì: cất tiếng nói đòi đi đánh giặc, lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
+ Phải lớn nhanh như thế mới đủ sức đi đánh giặc, ta có cảm tưởng nhiệm vụ càng nặng nề bao nhiêu thì cậu bé càng lớn nhanh bấy nhiêu.
+ Khi thế nước rất nguy, người người hoảng hốt thì chú bé vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt => sức mạnh, ý chí, thái độ của tuổi trẻ Việt Nam trong giờ phút đất nước lâm nguy.
+ Điều đó còn thể hiện ước mơ và khát vọng lãng mạn của dân tộc ta trong bước đầu dựng nước.
Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc
+ Vũ khí bằng gậy sắt đánh dấu thời đại phát triển của lịch sử dân tộc. Chúng ta đã vươn tới thời đại đồ sắt.
+ Gióng nhổ tre đánh giặc:
Hành động đó thể hiện ý nghĩa trong cuộc chiến tranh nhân dân tất cả đều có thể trở thành vũ khí đánh giặc. Cây cỏ, hoa lá đều có thể trở thành vũ khí để đánh thù.
Thiên nhiên, cây cối cùng hiệp sức với con người chiến đấu diệt thù.
đ) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
+ Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần.
+ Bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thưởng, chiến công để lại cho nhân dân.
+ Gióng sinh ra cũng phi thường, khi đi cũng phi thường (bay lên trời), Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân => Hình tượng kì vĩ hoá, đậm chất lãng mạn.
Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
+ Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường của dân tộc. Ông Gióng vươn vai sức mạnh dân tộc trỗi dậy. Thánh Gióng tượng trưng cho hùng thế của dân tộc.
+ Là ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.
+ Truyền thuyết ghi “Từ đời Hùng Vương thứ 6” => Tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xầm của dân tộc ta có từ rất sớm.
+ Khi đất nước có ngoại xâm thì ngay cả đứa bé lên ba cũng tham gia đánh giặc.
Ổi Việt Nam xứ sở lạ lùng Đến em thơ củng hoá những anh hùng
(Tố Hữu)
Câu 4. Truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
+ Đó là hiện thực về công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc trong buổi đầu dựng nước.
+ Đánh dấu thời đại đồ sắt của dân tộc ngựa sắt, roi sắt.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Hình ảnh nào của Thánh Gióng đẹp nhất trong tâm trí của em?
Trong truyện Thánh Gióng có rất nhiều chi tiết đẹp, em có thể lựa chọn một trong những chi tiết sau:
+ Chi tiết thứ nhất:
• Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn mười trượng, oai phong lẫm liệt.
=> “Đây là lúc nhân vật thăng hoa để hoàn thiện một hình tượng thẩm mĩ” (Vũ Dương Quỹ).
+ Chi tiết thứ hai:
Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đón dầu chúng, giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
=> Thể hiện khí thế hào hùng lẫm liệt, sức mạnh thần kì của Thánh Gióng, đậm tính anh hùng ca.
+ Chi tiết thứ ba:
Một mình một ngựa tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.
=> Hình ảnh kì vĩ, đậm chất lãng mạn, thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng dân tộc.
Câu 2. Theo em tại sao hội thi trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khoe Phù Đổng”?
Để ghi công và tưởng nhớ người anh hùng trẻ tuổi cứu nước.
Nhắc nhở tuổi trẻ không nguôi khát vọng vươn tới.
Nhắc nhở tuổi trẻ rèn luyện, sức khoẻ để có thể “vươn vai” thần kì như Thánh Gióng.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nói khác đi cái vươn vai của chàng trai Phù Đổng mang ý nghĩa khẳng định thái độ tuổi trẻ Việt Nam trước giờ phút đất nước lâm nguy... Cái vươn vai của em bé làng Gióng là sản phẩm của những khát vọng lãng mạn thuở dân tộc ta mới dựng nước.
(Theo Bình giảng Văn ổ - Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo)
Thánh Gióng là một nhân vật tưởng tượng, được nhân dân sáng tạo ra để tập trung phản ánh một sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta trong bước đầu dựng nước. Đó là sự kiện chống giặc ngoại xâm.
(Theo Ôn tập Ngữ văn 6 - Nguyễn Văn Long chủ biên)