SGK Địa Lí 11 - Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

  • Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế trang 1
  • Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế trang 2
  • Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế trang 3
  • Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế trang 4
  • Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế trang 5
Bãi 9
NHẬT BẢN
Diện tích : 378 nghìn km2
Dân sô : 127,7 triệu người (năm 2005)
Thủ đô : Tô-ki-ô
Nhật Bản là quốc gia quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, dân cư cần cù. Từ giữa thập niên 50 của thế kỉ'XX, Nhật Bủn đã nhanh chóng phút triển thành một cường quốc kinh tế. Cùng với sự phát triển các ngành kĩ thuật, công nghệ cao và đầu tư tài chính ở nhiều nước trên thế giới, nên kinh tế Nhật Bản ngày càng hùng mạnh.
Tiết 1. Tự NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ I - ĐIÊU KIỆN Tự NHIÊN
Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn : Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
Hình 9.1. Núi Phú Sĩ - một biêu tượng của đất nước Nhật Bản
BIÊN ỞKHÔT
LIÊN BANG NGA
đảo Hôcaiđô
Xappõrô
đảo Hônsu
NÚI PHÚ si 3776*
XtaWiwL 0. /it
Phucuôcao
' ' ^-K^t787
Nagaxaki
’ oCochr đảo Xicôcư
đảo Kiuxiu
PHÂN TẦNG ĐÒ CAO (m)
1	1 rr 1
0	200	500
1500 trên 1500
• 3776 Điềm độ cao
ũ Khí tự nhiên
£	Núi lửa
■ Than
	> Dòng biển nóng
▲ sắt
	*■ Dòng biển lạnh
■■ Đồng
--	Gió mùa hạ
0 Vàng
	 - Gió mùa đông
0 Kim loại hỗn hợp
*	Dầu mỏ
(D Chì, kẽm
Quan sát hình 9.2, hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản-.
Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi,...).
Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão. Trên lãnh thổ hiện có hơn 80 núi lửà đang hoạt động và mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.
Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản. Ngoài than đá (trừ lượng không nhiều) và đồng, các khoáng sản khác có trừ lượng không đáng kể.
II - DÂN CƯ
Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phô ven biển. Tốc độ gia tăng dân sô hằng năm thấp và đang giảm dần, tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên chỉ còn ở mức 0,1% vào năm 2005. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
BẢNG 9.1. SỰBIẾN ĐỘNG VỀ cơ CẤU DÂN số THEO ĐỘ TUổl
Năm
Nhóm tuổi
1950
1970
1997
2005
2025 (Dự báo)
Dưới 15 tuổi (%)
35,4
23,9
15,3
13,9
11,7
Từ 15 - 64 tuổi (%)
59,6
69,0
69,0
66,9
60,1
65 tuổi trở lên (%)
5,0
7,1
15,7
19,2
28,2
Sô dân (triệu người)
83,0
104,0
126,0
127,7
117,0
Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu dân sốtìieo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào. Nêu tác động của xu hướng đó đến phát triển kinh tế-xã hội.
Người lao động cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. Người Nhật cũng rất chú trọng đầu tư cho giáo dục.
Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế-xã hội Nhật Bản ?
Hình 9.3. Sumô - môn võ truyền thống của Nhật Bản
Ill	- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TÊ
Sau Chiến tranh thê giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đên năm 1952, kinh tê đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.
BẢNG 9.2. TỐC ĐỘ TẢNG GDP TRUNG BÌNH CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị : %)
Giai đoạn
1950 -1954
1955 -1959
1960 - 1964
1965 -1969
1970 - 1973
Tăng GDP
18,8
13,1
15,6
13,7
7,8
Dựa vào bảng 9.2, hay nhận xét về tốc độ phát triển kinh tể của Nhật Bản qua cúc giai đoạn từ 1950 đến 1973.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một sô nguyên nhân chủ yếu sau :
Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...).
Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhở, thủ công.
Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiên lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
BẢNG 9.3. TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị : %)
Năm
1990
1995
1997
	:	
1999
2001
2003
2005
Tăng GDP
5,1
1,5
1,9
0,8
0,4
2,7
2,5
Dựứ vào bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2005.
Hình 9.4. Vịnh Tô-ki-ô (Nhật Bản)
Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.
Câu hỏi vã bãi tập
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hoá.
Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thê hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn
1990 - 2005. Kết hợp với bảng 9.2, so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bàn giai đoạn
1950 - 1973 và 1990 - 2005.