SGK Địa Lí 11 - Tiết 2. Kinh tế

  • Tiết 2. Kinh tế trang 1
  • Tiết 2. Kinh tế trang 2
  • Tiết 2. Kinh tế trang 3
  • Tiết 2. Kinh tế trang 4
Bài 6
HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ
Toàn thế giới
40887,8
Hoa Kì
11667,5
Châu Âu
14146,7
Châu Á
10092,9
Châu Phi
790,3
BẢNG 6.3. GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC - NĂM 2004
(Đơn vị: tỉ USD)
- Quy mô nền kỉnh tê
Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm 1890 nền kinh tê đã vượt qua Anh, Pháp đê giữ vị trí đứng đầu thê giới cho đến ngày nay.
GDP bình quân theo đầu người năm 2004 là 39 739 USD.
Dựa vào bảng 6.3, lỉãỵ so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục.
- CÁC NGÀNH KINH TÊ
Dịch vụ
Khu vực dịch vụ phát triển mạnh với tỉ trọng trong GDP năm 1960 là 62,1%, năm 2004 là 79,4%.
Ngoại thương
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là 2344,2 tỉ USD, chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thê giới. Từ năm 1990 đến năm 2004, giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng lớn : năm 1990 nhập siêu 123,4 tỉ USD, năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD.
Giao thông vận tải
Hệ thông các loại đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyên 1/3 tổng sô hành khách trên thê giới. Năm 2004, Hoa Kì có tới 6,43 triệu km đường ôtô và 226,6 nghìn km đường sắt. Ngoài ra vận tải biển và vận tải đường ống cũng rất phát triển.
Hình 6.4. Một góc thành phố Lốt An-giơ-lét
Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
Năm 2002, Hoa Kì có hon 600 nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính thu hút khoảng 7 triệu lao động. Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, đang tạo ra nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kì.
Thông tin liên lạc của Hoa Kì rất hiện đại. Hoa Kì có nhiều vệ tinh và thiết lập hệ thông định vị toàn cầu (GPS) cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước trên thế .giới.
Ngành du lịch của Hoa Kì phát triển mạnh. Năm 2004 có 1,4 tỉ lượt khách đi du lịch trong nước và hơn 46 triệu lượt khách nước ngoài đến Hoa Kì. Doanh thu du lịch (từ khách quốc tế) năm 2004 là 74,5 tỉ USD.
Công nghiệp
Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm : năm 1960 là 33,9%, năm 2004 là 19,7%. Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm ba nhóm ngành :
Công nghiệp chế biến chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước và thu hút trên 40 triệu lao động (năm 2004).
Công nghiệp điện lực gổm nhiệt điện, điện ngụyên tử, thuỷ điện và các loại khác như : điện địa nhiệt, điện từ gió, điện mặt trời...
- Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới về khai thác phôt phát, môlipđen ; thứ hai về vàng, bạc, đồng, chì, than đá và thứ ba về dầu mỏ.
BẢNG 6.4. SẢN LƯỢNG MỘT số SẢN PHAM công nghiệp hoa kì, năm 2004
Sản phẩm
Sản lượng
Xếp hạng trên thế giới
Than đá (triệu tấn)
1069
2
Dầu thô (triệu tấn)
437
3
Khí tự nhiên (tỉ m	Nông nghiệp
Hoa Kì có nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Giá trị sản lượng của nông nghiệp năm 2004 là 105 tỉ USD, chiêm 0,9% GDP.
Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch : giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp.
Phân bố sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì đã thay đổi theo hướng đa dạng hoá nông sản trên cùng một lãnh thổ.
Các vành đai chuyên canh trước kia
)
531
2
Điện (tỉ kWh)
3979
1
Nhôm (triệu tấn)
2,5
4
ỏ tô các loại (triệu chiếc)
16,8
1
Cơ Cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi : giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp : luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp : hàng không - vũ trụ, điện tử,...
Hình 6.5. Sử dụng phương tiện hiện đại trong sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì
Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô-tô, đóng tàu, hoá chất, dệt... Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hoá dầu, công nghiệp hàng không - vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông...
như : vành đai rau, vành đai lúa mì, vành đai nuôi bò sữa,... đã chuyển thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá theo mùa vụ.
Hình thức tố chức sản xuất chủ yêu trong nông nghiệp là các trang trại. Sô lượng các trang trại có xu hướng giảm, nhưng diện tích bình quân mỗi trang trại lại tăng. Năm 1935 có 6,8 triệu trang trại với diện tích bình quân là 63 ha, đến năm 2000 chi còn hon 2,1 triệu trang trại nhưng diện tích trung bình mỗi trang trại lại là 176 ha.
Nền nông nghiệp hàng hoá được hình thành sớm và phát triển mạnh.
Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thê giới. Hằng năm, xuất khẩu trung bình khoảng 10 triệu tấn lúa mì, 61 triệu tấn ngô, 17 - 18 triệu tấn đỗ tương... Giá trị xuất khẩu khoảng 20 tỉ USD. Ngoài ra, nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu dổi dào cho công nghiệp chế biến.
Tỉ.Thượng
MtNAÉXỔTA,
IYNXCÓN,
OACỒ1
AIÓVA
UflOtANA^
(ặọASlNTƠN
CAflOAT
KỄNTVCKt
6CI.AH0MAX
r£NN£TX»
CARỜlí*4,
-.NAM
OlOOCCIA
BẮCttÁNG DƯƠSG
rỄCHDAT
mixixipi;
MÊHICÔ
AtAXCẠ ; CANADA
ot DM
WAOAJ
.ALAXCA
CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHÍNH
1	Vùng	trổng	ngô, đỗ tương, bông, thuốc lá và chăn nuôi	bò	I	]	Vùng trồng cây ăn quả và rau xanh
]	Vùng	trổng	lúa mì, ngô, củ cải đường và chăn nuôi bò,	lợn	I	I	Vùng trổng lúa mì và chăn nuôi bò
]	Vùng	trổng	lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới	í	1	Vùng lâm nghiệp
Hình 6.6. Phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì
Dựa vào hình 6.6, lĩãỵ trình bày sự phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì.
Câu hỏi
Dựa vào bảng 6.3, vẽ biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một sô châu lục.
Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và giải thích nguyên nhân.
Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì.