SGK Địa Lí 11 - Tiết 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

  • Tiết 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 1
  • Tiết 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 2
  • Tiết 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 3
Bài 11
KHU Vực ĐÔNG NAM Á (tiép theo)
Tiết 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I - MỤC TIÊU VÀ Cơ CHÊ HỢP TÁC CỦA ASEAN
Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước : Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po đã kí tuyên bô về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN. Đây là một trong những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử khu vực này.
Sô lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng : năm 1984 kết nạp Bru-nây, năm 1995 : Việt Nam, năm 1997 : Mi-an-ma và Lào, năm 1999 là Cam-pu-chia.
Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập AS EA N.
1. Các mục tiêu chính của ASEAN
Tại sao mục tiêu của ASEẢ N lại nhân mạnh đến sự ổn đinh.
Cơ chê' hợp tác của ASEAN
ASEAN có cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng :
Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEA N.
II - THÀNH Tựu CỦA ASEAN
Qua 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực trớ thành thành viên của ASEAN. Năm 2004, GDP của ASEAN đạt là 799,9 tỉ E1SD, giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ EỈSD, giá trị nhập khẩu gần 492 ti USD, cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khôi đạt giá trị dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc.
Đời sông nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thông cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hoá. Nhiều đô thị của các nước thành viên như Xin-ga-po (Xin-ga-po), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan), Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Thành phô Hồ Chí Minh (Việt Nam)... đã dần dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
- Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. Điều này có ý nghĩa chính trị - xã hội hết sức quan trọng, bởi nó là cơ sở vừng chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mồi quốc gia cũng như toàn khu vực.
/7ộ>’ kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành
Hình 11.8. Tháp đôi ở Ma-lai-xi-a
- THÁCH THỨC ĐÓI VỚI ASEAN
Trình độ phát triển còn chênh lệch
Trong khi GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2004 của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD), thì ở nhiều nước chỉ sô này lại rất thấp (Mi-an-ma 166 USD, Cam pu-chia 358 USD, Lào 423 USD, Việt Nam 553 USD).
Trình độ phát triển giữa một sô quốc gia còn quá chênh lệch đã cính hương gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEA N ?
vẫn còn tình trạng đói nghèo
Đây là thực trạng ở các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghèo ở mồi quốc gia có khác nhau.
Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây những trở ngại gì trong việc phút triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ?
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì đểxoá đói, giảm nghèo ?
Các vân đề xã hội khác
Đô thị hoá trong khu vực diễn ra nhanh, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội. Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hoà hợp dân tộc trong mỗi quốc gia, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế... đều là những thách thức, đòi hỏi các nước ASEAN cần nồ lực giải quyết ở cả cấp quốc gia và khu vực.
- VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN
Gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác về kinh tê tới hợp tác về văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ, trật tự - an toàn xã hội... Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế và qua đó vị, thế của nước ta cũng được nâng cao.
về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, một sô mặt hàng điện tử, hàng tiêu dùng... Năm 2005, buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN chiếm tỉ lệ 30% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.
Tham gia vào ASEAN, nước ta có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt về thê chê chính trị,...
Câu hỏi vã bãi tập
Nêu các mục tiêu của ASEAN.
Lấy ví dụ đê thấy rằng việc khai thác và sừ dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN, cần phải khắc phục điều đó bằng những biện pháp nào ?