SGK Hóa Học 12 - Bài 23: Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

  • Bài 23: Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại trang 1
  • Bài 23: Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại trang 2
(
LUYỆN TẬP
ĐIÊU CHẾ KIM LOẠI VÀ Sự ĂN MÒN KIM LOẠI
Củng cố kiến thức về điều chế kim loại và ăn mòn kim loại.
kim loại yếu hơn trong dung dịch.
Rèn kĩ năng giải bài tập dạng kim loại mạnh khứ ion của
- KIÊN THỨC CẨN NHỚ
Điểu chê kim loại
Nguyên tắc : Khử ion kim loại thành nguyên tử kim (oại.
Các phương pháp :	\ luyện, thuý luyện, điện phán.
Sự ăn mòn kim loại
Khái niệm : Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
Phân loại: Có 2 dạng ãn mòn kim loại.
Ản mòn hoá học là quá trình oxi hoá - khử. trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi.trường.
Ãn mòn điện hoá học là quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Chống ăn mòn kim loại: Có hai cách thường dùng để bảo vệ kim loại, chống ăn mòn.
Phương pháp bảo vệ bề mặt.
Phương pháp điện hoá.
- BÀI TẬP
Bằng những phương pháp nào có thể điều chế được Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCI2 ? Viết các phương trình hoá học.
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.
Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.
Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.
Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Mg.	B. Cu.
c. Fe.	D. Cr.
Cho 9,6 gam bột kim loại M vào 500 ml dung dịch HCI 1M, khi phản ứng kết thúc thu được 5,376 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Mg.	B. Ca,
c. Fe.	D. Ba.
Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là
A. NaCI.	B. KCI.
c. BaCI2.	D. CaCI2.