SGK Hóa Học 12 - Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng

  • Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng trang 1
  • Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng trang 2
  • Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng trang 3
  • Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng trang 4
ĐỔNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG
Biết vị trí cúa đồng trong báng tuần hoàn,
cấu hình electron nguyên tứ và tính chất cúa đồng.
Biết một số hợp chất quan trọng cúa đồng.
I - VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TÙ
Đồng (Cuj ở ô số 29, thuộc nhóm IB, chu kì 4 cùa bảng tuần hoàn.
Nguyên tử Cu có cấu hình electron bất thường : ls22s2 2p63s23p63d104s*.
Viết gọn là [Ar]3d104s'.
Nguyên tử Cu có 1 electron ở lớp ngoài cùng và 18 electron ở lớp bên trong sát lớp ngoài cùng, do phân lớp 3d có 1 electron ở phân lóp 4s chuyển sang nên Cu dễ nhường electron ở lớp ngoài cùng và electron của phân lớp 3d. Do đó, trong các hợp chất Cu có số oxi hoá +1 hoặc +2.
II - TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Đồng là kim loại màu đỏ, có khối lượng riêng lớn (D = 8,98 g/cm3), nóng chảy ở 1083°C. Đồng tinh khiết tương đối mềm, dễ kéo dài và dát mỏng. Đồng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém bạc và hợn hẳn các kim loại khác.
Ill - TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.
Tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thường, đồng có thể tác dụng với clo, brom nhưng tác dụng rất yếu với oxi tạo thành màng oxit.
Khi đun nóng, đồng tác dụng được với một số phi kim như oxi, lưu huỳnh nhưng không tác dụng được với hiđro, nitơ và cacbon.
2Cu + O2 —-—> 2CuO
Tác dụng với axit
Trong dãy điện hoá của kim loại, Cu đứng sau H và trước Ag. Đồng không khử
3Cu + 8HNO3(loãng) 	> 3Cu(NO3)2 + 2NOt + 4H2O
- HỢP CHẤT CỦA ĐỔNG
Đổng(ll) oxit
Đồng(II) oxit (CuO) là chất rắn màu đen, không tan trong nước.
CuO là oxit bazơ. tác dụng dễ dàng với axit và oxit axit.
CuO + H2SO4 -> CuSO4 + H2O
Khi đun nóng, CuO dễ bị H2. co. c khi thành đồng kim loại.
CuO + H2 —í—> Cu + H2O
#
Đổng(ll) hiđroxit
Đồng(II) hiđroxit (Cu(OH)ọ) là chất rắn màu xanh, không tan trong nước.
Cu(OH)2 có tính baz( dễ dàng tan trong các dung dịch axit.
Cu(OH)2 + 2HC1 -> CuCl2 + 2H2O
• Cu(OH)2 dễ bị .nhiệt phân
Cu(OH)2 —CuO + H2O
Muối đồng(ll)
Dung dịch muối đồng có màu xanh.
Muối đồng thường gặp là muối đồng(II), như CuCl2, CuSO4, Cu(NO3)2,...
Muối đồng(II) sunfat kết tinh ở dạng ngậm nước CuSO4.5HọO có màu xanh, dạng khan có màu trắng.
CuSO4.5H2O —> CuSO4 + 5H2O màu xanh	màu trắng
ứng dụng của đồng và hợp chất của đồng
Những ứng dụng của đồng chủ yếu dựa vào tính dẻo, tính dẫn điện, tính bền và khả năng tạo ra nhiều hợp kim. Ngày nay đồng vẫn là kim loại màu quan trọng nhất đối với công nghiệp và kĩ thuật. Trên 50% sản lượng đồng dùng làm dây dẫn điện và trên 30% làm hợp kim. Hợp kim của đồng như đồng thau (Cu-Zn), đồng bạch (Cu-Ni),... Hợp kim đồng có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống như dùng để chế tạo các chi tiết máy, chế tạo các thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển.
Hợp chất của đồng cũng có nhiều ứng dụng. Dung dịch CuSO4 dùng trong nồng nghiệp để chữa bệnh mốc sưong cho cà chua, khoai tây. CuSO4 khan dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng. Đồng cacbonat bazơ CuCO3.Cu(OH)2 được dùng để pha chế sơn vô cơ màu xanh, màu lục.
BÀI TẬP
B. [Ar]3d8. D. [Ar]3d1ũ.
1. Cấu hình electron của ion Cu2+ là A. [Ar]3d7. c. [Ar]3d9.
Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNOg loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là
A. Mg.	B. Cu.
c. Fe.	D. Zn.
Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là
A. 21,56 gam.	B. 21,65 gam.
c. 22,56 gam.	D. 22,65 gam.
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí. Hoà tan chất rắn thu được vào dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448 ml khí NO duy nhất (đktc).
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hoà tan chất rắn.
Hoà tan 58 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch A.
Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
Cho dần dần bột sắt vào 50 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Một thanh đồng có khối lượng 140,8 gam được ngâm trong dung dịch AgNOg nồng độ 32% (D = 1,2 g/ml) đến phản ứng hoàn toàn. Khi lấy thanh đổng ra thì nó có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng để ngâm thanh đồng (giả thiết toàn bộ lượng Ag tạo ra bám hết vào thanh đồng).