SGK Ngữ Văn 11 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoàn ca)

  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoàn ca) trang 1
  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoàn ca) trang 2
  • Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoàn ca) trang 3
CAO BÁ QUÁT
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÁI CÁT_
(Sa hành đoản ca)
KẾT QUẢ CẨN ĐẠT
Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đối mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
Nắm được một vài đặc điểm và khả năng biểu đạt nội dung của thể hành.
TIỂU DẪN
Cao Bá Quát (1808 - 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mần Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội), ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (“Thần Siêu, Thánh Quát”). Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX. Bài ca ngắn đi trên bãi cát chỉ là một trong khá nhiều sáng tác của Cao Bá Quát thể hiện tâm tư, tình cảm của ông trước thực tế đó.
Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. Nhà thơ mượn hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn. Bài thơ viết theo thể hành (còn gọi là ca hành). Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
VĂN BẢN
Phiên âm
Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mĩ thuỵ ông, Đăng son thiệp thuỷ oán hà cùng! Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu, Tỉnh giả thường thiểu tuý giả đồng.
Trường sa, trường sa nại cừ hà ?
Thản lộ mang mang uý lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,
Bắc son chi bắc son vạn điệp,
Nam son chi nam ba vạn cấp.
Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?
Dịch nghĩa
Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt tròi lặn mà vẫn còn đi.
Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ(1)
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán !
Xưa nay hạng người danh lợi	Ông tiên ngủ kĩ: sách Thần tiên thập dị kể chuyện Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say, người đi bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy mà Ân vân bước đêu không hê trượt hay vấp, người đời gọi ông là "tiên ngủ”.
 	Danh lợi: chỉ việc làm quan {.danh : địa vị mà một người có trong triều đình ; lợi: lợi lộc vật chất, tiền bạc). Nhà nho thường coi khinh danh lợi. Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Khi ở triều đình tranh nhau về danh, khi ở chợ búa thì tranh nhau về lợi” {Bài bia ở quán Trung Tân).
, vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tỉnh thường ít mà ngưòi say vô số	Ý nói chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như chuyện thưởng thức rượu ngon, ít ai tránh khỏi sự cám dỗ.
!
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây ?
Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ
thì nhiều.
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”	Đường cùng (chữ Hán: cùng đồ): đường không còn chỗ đi tiếp nữa; nghĩa ẩn dụ chỉ hoàn cảnh khó khăn, bế tắc.
,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát ?
Dịch thơ
Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn Ươi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thom quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Dường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?
(TÔ HỮU dịch, Cao Bá Quát toàn tập, tập I, NXB Văn học - Trung tâm Quốc học xuất bản, 2004)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.
Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ : “Không học được tiên ông phép ngủ - Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! - Xưa nay, phường danh lợi - Tất tả trên đường đời - Đầu gió hoi men thơm quán rượu - Người say vô số, tỉnh bao người ?”. (Chú ý: Danh lọi có sức cám dỗ như thế nào ?)
Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì ? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.
Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.
	GHI NHỚ	
Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.
LUYỆN TẬP
Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khỏi nghĩa chống nhà Nguyễn.