SGK Ngữ Văn 11 - Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên)

  • Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên) trang 1
  • Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên) trang 2
  • Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên) trang 3
  • Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên) trang 4
KẾT QUÁ CẦN ĐẠT
Cám nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.
Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
TIỂU DẪN
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có lẽ được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định, cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và của nhân dân đưong thời về một xã hội tốt đẹp, ở đó mọi quan hệ giữa con người với con người đều thấm đượm tình cảm yêu thưong, nhân ái. Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, ngay từ khi mới ra đòi đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì, đón nhận và lưu truyền rộng rãi.
Ông Quán chỉ là một nhân vật phụ trong truyện nhưng lại rất được yêu thích, bởi lẽ đó là biểu tượng của tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng. Lẽ ghét thương là đoạn thơ trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vàn Tiên, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.
Trang đầu Truyện Lực Vân Tiên
(bản Nguyễn Háo Vĩnh, Sài Gòn, 1938)
VĂN BẢN
Quán rằng : “Kinh sử(1) đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng® xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thưong”.
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thưong ghét, ghét thưong lẽ nào ?’’
Quán rằng : “Ghét việc tầm phào	Kinh sử: chỉ chung các loại kinh truyện và sách sử mà học trò thời xưa phải học để đi thi.
 	Hằng: thường.
 	Tầm phào: vu vơ, hão huyền, không có ý nghĩa gì.
 	Kiệt, Trụ: vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương - hai ông vua bạo ngược, vô đạo trong lịch sử Trung Quốc.
 	u, Lệ : u Vương và Lệ Vương - hai ông vua khét tiếng tàn bạo, hoang dâm đời nhà Chu. Đa đoan: nhiều mối, lấm chuyện rắc rối.
,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ® mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đòi u, Lệ đa đoan®,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đòi Ngũ bá phân vân	Ngũ bá : đời nhà Chu, thời Xuân Thu, nãm vua chư hầu kế tiếp nhau nổi lên làm bá chủ (Ngũ bá). Họ dựa trên uy lục, kéo bè kết cánh đánh lẫn nhau, gây nên loạn lạc khiến nhân dân phải điêu đứng. Phân ván (từ Hán Việt) : nhiều người mà lộn xộn, rối rắm (khác với nghĩa thường dùng hiện nay là do dự, lưỡng lự).
 	Thúc quý: nói đời suy loạn, sắp bị diệt vong, lấy từ sách Tả ưuyện : “Chính sự suy gọi là thúc thế. Đời thúc thê còn hơn đời quý thếỉằ đời sắp bị diệt vong". Phân băng: chia lìa, đổ nát.
 	Đầu: đầu hàng.
 	Thánh nhân: chỉ Khổng Tử (551 - 479 tr. CN), người nước Lỗ thời Xuân Thu, tên Khâu, tự Trọng Ni, ông tổ của Nho giáo, nền tảng tinh thần của xã hội phong kiến xưa. Ông đã đi nhiều nước tìm cách hành đạo nhưng không thành, sau ưở về nước Lỗ mở trường dạy học, học trò có tới hơn 3 000 người.
,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băngí7),
Sớm đầu® tối đánh lằng nhằng rối dân.
Thưonglà thưong đức thánh nhân®,
Khi noi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông	Tống, Vệ, Trần, Khuông: tên các nước chư hầu và các miền đất thời Xuân Thu mà Khổng Tử đã tới để tìm cách hành đạo.
.
Thương thầy Nhan Tử(1) dở dang,
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát® tài lành,
Gặp cơn Hán mạt® đã đành phui pha	Nhan Tử: Nhan Hồi, tự là Tử Uyên, người nước Lỗ, học trò đức hạnh nhất của Khổng Tử, rất hiếu học nhưng chết sớm.
 	Gia Cát: tức Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, sống thời Tam quốc, làm quân sư cho Lưu BỊ, mong khôi phục cơ nghiệp nhà Hán nhưng không gặp thời vận. Cho đến lúc ông mất (54 tuổi), chí nguyện vẫn chưa thành.
 	Hán mạt: cuối đòi nhà Hán, lúc xảy ra cục diện Tam quốc: Nguy, Thục, Ngô ba nước phân tranh.
 	Phui pha : uổng phí.
.	-
Thương thầy Đổng Tử	Đổng Tử: Đổng Trọng Thư, bậc đại nho thời Hán, học rộng, tài cao, từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng, không có điều kiện để thi thố tài năng.
 cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lưựng	Nguyên Lượng: tên tự của Đào Tiềm, tức Đào Uyên Minh, người thời Tấn, tính tình cao thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn. Nhà nghèo, có cha mẹ già, ông đành nhận một chức quan nhỏ, nhưng vì không chịu khom lưng, uốn gối trước quan trên, ông lại lui về ẩn dật. ông làm ‘ bài Quy khứ lai từ (Về đi thôi) rất nổi tiếng để bày tỏ khí tiết của mình.
 ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ	Hàn Dũ : nhà văn nổi tiếng thòi Đường, đỗ tiến sĩ, làm quan trong triều, vì dâng sớ can ngăn vua không nên quá mê tín đạo Phật mà bị giáng chức và đày đi xa.
 	Liêm, Lạc: chỉ Chu Đôn Di ở Liêm Khê và hai anh em Trình Hạo, Trình Di người Lặc Dương.
Cả ba đều là những triết gia nổi tiếng thời Tống, có ra làm quan nhưng không được trọng dụng, lại lui về dạy học, trở thành những thầy giáo nổi tiếng.
 chẳng may,
Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm, Lạc® đã ra,
Bị lòi xua đuổi về nhà giáo dân	Giáo dân : dạy dân.
.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.
(Theo Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Anh (chị) hãy đọc chú thích, tìm điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán ghét và giữa những con người mà ông Quán thưong. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.
Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này ? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích : Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.
	GHI NHỚ	
Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên những tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình chiểu. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.
I	1
LUYỆN TẬP
Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn ? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về cầu thơ đó.