SGK Ngữ Văn 11 - Tự tình (bài II)

  • Tự tình (bài II) trang 1
  • Tự tình (bài II) trang 2
  • Tự tình (bài II) trang 3
Tự TÌNH
(Bài II)
biểu cám, táo bạo mà tinh tế.
TIỂU DẪN
Hồ Xuân Hương
(Tranh sơn dầu của Đặng Quý Khoa)
KẾT QUÁ CẨN ĐẠT %
Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ở Hồ Xuân Hương.
Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương : thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức
Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hưcmg (chưa rõ nãm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là cổ Nguyệt Đường (Cổ Nguyệt là chiết tự của chữ Hồ - họ của Hồ Xuân Hưong). Bà đi nhiều noi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái.
Sáng tác của Hồ Xuân Hưong gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương. Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo : nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất vãn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”.
Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.
VĂN BẢN
Đêm(1) khuya văng vẳng trống canh(2) dồn, Trơ cái hồng nhan(3) với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(ThơHồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
HƯỚNG DẨN HỌC BÀI
Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào ? (Chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ.)
Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ .của nhà thơ trước số phận như thế nào ?
Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả ? (Chú ý nghĩa của từ xuân, từ lại; nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.)
4*. Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó.
	GHI NHỚ	
Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương : vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của "Bà Chúa Thơ Nôm" trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
Từ này có bản chép là canh.
Canh : một khoảng thời gian của đêm (một đêm chia ra năm canh).
Hồng nhan : má hồng; chỉ người phụ nữ đẹp.
LUYỆN TẬP
Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II).
Tự TÌNH
(Bài I)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bomm,
Oán hận trông ra khắp mọi chòmữ\
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om ?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân™ ai đó tá ?
Thân này đâu đã chịu già tom!
[Thơ Hồ Xuân Hương, Sđd)
Học thuộc và đọc diễn cảm Tự tình (bài II).
Bom : phía sau một con thuyền, noi rigười dân chài thường nuôi nhốt gà.
Chòm : xóm nhỏ ở một số vùng.
Tài tử: người có tài và sống phóng khoáng. Văn nhân : người có học và có tài văn chương.