SGK Ngữ Văn 11 - Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

  • Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội trang 1
  • Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội trang 2
  • Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội trang 3
  • Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội trang 4
VIẾT BÀI LÀM VÁN SÓ 1 : NGHỊ LUẬN XÁ HỘI
KẾT QUẢ CẨN ĐẠT —
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát thực tế đời sống và học tập cúa học sinh phổ thông.
V	J 1
- HƯỚNG DẪN CHUNG
Anh (chị) cần ôn tập trước những kiến thức và kĩ năng đã học về vãn nghị luận. Chúý:
Bố cục bài văn nghị luận
Mở bài: Giói thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Kết bài: Thâu tóm những nội dung cơ bản, tiếp tục gợi mở-suy nghĩ cho người đọc, hoặc nêu cảm nghĩ riêng của người viết,...
Lập luận
Cách xây dựng luận điểm, tìm luận cứ, cách lập luận,...
Các thao tác lập luận.
- GỢI Ý MỘT SÔ ĐÊ BÀI
Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa ngưòi tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay ?
Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442 :
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia’’, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.
Ill	- GỢI Y CACH LAM BAI
Đọc kĩ đề bài để :
Xác định vấn đề cần nghị luận
Ví dụ:
Cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, người tốt với kẻ xấu vô cùng khó khăn, gian khổ,... nhưng cái thiện, người tốt nhất định sẽ thắng, (đề 1)
Người tài đức có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, (đề 2)
Học và hành phải gắn liền nhau thì mói đạt kết quả cao, mới có ích cho xã hội và bản thân, (đề 3)
Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù họp
Ví dụ:
Ở đề 1 : Từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu vô cùng gian nan, phức tạp. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong bản thân mỗi con người lại càng gian nan, phức tạp. Nhưng thắng lọi cuối cùng bao giờ cũng thuộc về cái thiện và người tốt. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu, cái tiêu cực như : lười biếng, dối trá và gian lận,... cũng rất khó khăn, phức tạp.
Ở đề 2 : Người tài đức có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Học sinh cần phấn-đấu trở thành người tài đức để góp phần xây dựng đất nước.
Lập dàn ý và viết bài:
Dựa vào kết quả phân tích đề, lập dàn ý rồi viết bài. Khi viết, lí lẽ và dẫn chứng phải bám sát yêu cầu của đề ; dùng từ chuẩn xác và diễn đạt trôi chảy.
ca ĐỌC THÊM
SỐNG ĐƠN GIẢN - XU THẾ CỦA THẾ KỈ XXI
Vài năm lại đây, ở phưong Tây xuất hiện một trào lưu sống mới gọi là sống đon giản : mọi người tự nguyện đơn giản hoá cuộc sống của mình.
Như thế nào gọi là sống đơn giản ? Theo quan niệm của những người đề xướng ra trào lưu này, sống đơn giản không đồng nghĩa với cuộc sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là một cuộc sống được lựa chọn sau một quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng ;
một cuộc sống hoà đồng với thiên nhiên, tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệ động - tĩnh ; một cuộc sống hồn nhiên, vô tư, không lo lắng, siêu phàm và thoát tục... Sống đon giản chính là tự mình lắng nghe tiếng nói của lòng mình, xem rõ điều mình thật sự cần thiết là cái gì ? Là sống một cuộc sống thực sự là của bản thân mình chứ không phải là bắt chước theo lối sống của người khác hoặc sống theo yêu cầu của người khác.
Để có thể sống đon giản cần phải có sức sáng tạo và lòng quyết tâm lớn, phải thực sự hoà mình vào cuộc sống để cảm nhận. Nếu như bạn muốn mua một căn nhà, bạn cần phải nghĩ đến cả cái lợi và cái hại của nó, có lợi ắt cũng sẽ có hại, cái được và mất luôn đỉ liền với nhau, bất cứ lựa chọn nào cũng đều có mặt trái của nó. Một căn nhà rộng rãi đẹp đẽ tất sẽ đem đến sự thoải mái dễ chịu cho người ở và cả những lời khen ngợi của những người khác ; nhưng, để có tiền chi trả cho nó, bạn buộc phải làm việc cật lực và có thể còn phải từ bỏ một số thứ khác trong cuộc sống của bạn nữa. Sau khi mua nhà vài tháng hoặc vài năm, có thể sẽ có lúc bạn nghĩ rằng không hiểu vì sao bạn phải sống một cuộc sống khổ sở vất vả, một cuộc sống hết sức đơn điệu nhàm chán chỉ để có tiền trả cho một căn nhà như thế này nhỉ ?
Muốn có được một cuộc sống thoải mái, sung sướng là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng của con người. Chúng ta cần phải ăn, ở, đi lại,... chúng ta cũng cần phải có những công việc có thù lao và cả những công việc không có thù lao. Là con người, chúng ta không thể không có thứ gì, chúng ta có nhu cầu theo đuổi cái hay cái đẹp ở mức độ nhất định. Nhưng, chúng ta lại thường không biết dừng lại đúng lúc vì lòng tham của con người là vô đáy. Lòng tham đó sẽ đẩy chúng ta vào cảnh nợ nần, mệt mỏi và cùng quẫn, từ đó tâm hồn chúng ta sẽ trở thành chai sạn, trơ lì.
Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. cần phải thiết lập một mối quan hệ thân mật gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thòi gian và không gian sống của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối vói mình. Chỉ có khi nào bạn thực sự cảm thấy nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mói có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này...
Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống là: đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại. Tất nhiên, để đạt được điều đó, bạn phải bỏ ra một sô công sức và thời gian nhất định. Nhưng, điều quan trọng ở đây là, ngoài tất cả những thứ đó, trong thời gian 
còn lại, việc mà bạn cần làm là biến mình thành một con người nhàn nhã và bình yên, không hao phí thòi gian và công sức vào những việc làm vô bổ. Hiện nay, xu thế sống đon giản vẫn chưa được thực sự chú ý ở Việt Nam chúng ta. Nhưng thực ra, lối sống này đã được cha ông chúng ta rất coi trọng từ xưa và đã trở thành một trong những giá trị văn hoá truyền thống của người Việt. Không chỉ do người Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng của các tư tưởng triết học, tôn giáo phưong Đông như Nho, Phật, Đạo nên có xu hướng về một cuộc sống an nhàn tự do tự tại mà ở thời đại nào chúng ta cũng có những con người biết cách sống nhàn nhưng không phải là lẩn tránh cuộc sống thực tế mà là sống một cách có ích cho đòi. Có thể kể ra ở đây rất nhiều danh nhân của đất Việt đã từng có cuộc sống như vậy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh,...
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn trong trạng thái phải chịu đựng một áp lực quá tải do cuộc sống mang lại. Ngay từ khi đang còn là một đứa trẻ, người ta đã bị cuốn theo một nhịp sống gấp gáp của thời đại. Chính vì vậy, đã nảy sinh những căn bệnh mang tính thòi đại như bệnh stress, làm tổn thưong đến cuộc sống của biết bao con người. Trong một hoàn cảnh như vậy, việc xây dựng cho mình một cuộc sống đon giản - một cuộc sống nhàn nhã theo đúng nghĩa : nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại ở mức đủ, biết mình biết người, có thái độ ứng xử đúng đắn, văn hoá - là việc làm có ích cho mỗi người. Điều này không những phù họp vói xu thế văn minh của thòi đại mà cũng rất phù họp với truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam chúng ta.
[Theo Chương Thâu, báo Văn nghệ, số Tết 2002)