SGK Ngữ Văn 11 - Luyện tập thao tác lập luận phân tích

  • Luyện tập thao tác lập luận phân tích trang 1
  • Luyện tập thao tác lập luận phân tích trang 2
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích.
Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.
Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên. Gợi ý'.
Phân tích những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ.
Phân tích tác hại của tự ti và tự phụ.
Khẳng định một thái độ sống họp lí.
Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau :
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)
Gợi ý:
Phân tích nghệ thuật sử dụng các từ lôi thôi, ậm oẹ.
Phân tích biện pháp đảo trật tự từ trong hai câu thơ.
Phân tích hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử và hình ảnh miệng thét loa của quan trường.
Nêu cảm nhận về cảnh thi cử.
ca ĐỌC THÊM
về câu kết “Tròi tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị” trong tác phẩm Tắt đèn
Dòng cuối cùng của “Tắt đèn": “Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị”. Tối thật, tối quá lắm, sự sống đến như đời sống của chị Dậu thì tối sầm cả mặt người đọc truyện hai mươi năm sau này. Nhưng câu kết của “Tắt đèn” không hẳn là một câu tiêu cực. Nó có hiện tượng bi quan, nhung không là tiêu cực về bản chất. Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Một nhân vật khoẻ và mạnh như chị Dậu, có thể ngừng cuộc đời mình ở đấy không ? Hay là nó phải tuông ra khỏi cái tối như mực ? Vì cái tiền đồ tối như mực ấy mà không tuông ra khỏi thì sao có thể sống được ? Tôi ngờ câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cưóp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi củng đã gặp chị vào những ngày địch hậu 0 ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở. Đúng thế đấy, “Tắt đèn” chỉ là một đoản thiên. Lúc bấy giờ chưa có cách mạng ruộng đất, mà đã có những ngòi bút dồn nhân vật nông dân mình vào chỗ chân tường, dồn đến cái mức độc giã có suy nghĩ phải ý thức ngay được cái tuông ra tất nhiên của nhân vật. Tôi cho đó là dư vị chính trị của “Tắt đèn”.
(Theo Nguyễn Tuân toàn tập, tập V, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)
về dân chủ và dũng khí của nhà khoa học
Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học. Không có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tôn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã công phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao, chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, không thể vì chủ quan mà gây nên tai hoạ cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hoàn toàn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đôi với dũng khí.