SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân

  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 1
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 2
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 3
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 4
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 5
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 6
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 7
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 8
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 9
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 10
  • Tuần 19 - Chủ điểm: Người công dân trang 11
Tuần 19
	TẬP ĐỌC —	
Người công dân số Một
(T rích)
Nhân vật:	Anh Thành
Anh Lê Anh Mai
Cảnh trí:	Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù,
anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.
Lê :	- Anh Thành ! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có
thể đến nhận việc đấy.
Thành:	- Có lẽ thôi, anh ạ.
Lê :	- Sao lại thôi ? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đổng.
Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào... (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ : anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.
Thành :	- Nếu chỉ cần miếng cơm mat h áo thì tôi ở Phan Thiết cũng
đủ sống...
Lê ;	-	Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ?
Thành :	-	Anh Lê này ! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh
là người nước nào ?
Lê :	-	Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.
Thành:	-	Đúng ! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với
nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?
Lê :	- Sao lại không ? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định
của giám quốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây...
Thành :	- À... Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương
bổng như Tây... Anh đã làm đơn chưa ?
Không bao giờ ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không ? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Thành :
Lê:
Thành :
Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn toạ đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.
Anh kể chuyện đó để làm gì ?
Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...
(Còn nủa)
Theo HÀ VÀN CẨU - vũ ĐlNH PHÙNG
Anh Thành (Nguyễn Tất Thành) : tên Bác Hồ thời trẻ.
Phắc-tuya : hoá đơn.
Truông Sa-xơ-lu Lô-ba : một trường học ở Sài Gòn hồi đầu thế kỉ XX dành cho con cái người Pháp và những gia đình Việt Nam khá giả.
Đốc học : người phụ trách giáo dục ở một tỉnh, thành phố thời trước.
Nghị định : vãn bản của cơ quan hành chính cấp cao quy định những điều cần thực hiện trong một lĩnh vực cụ thể.
Giám quốc : người đứng đầu nước Pháp lúc đó.
Phú Lãng Sa : nước Pháp.
Vào làng Tây : nhập quốc tịch Pháp (trở thành công dân Pháp).
Đèn hoa kì: đèn dầu hoả nhỏ, có bấc tròn.
Đèn toạ đăng : đèn để bàn loại to, thắp bằng dầu hoả.
Chóp bóng : chiếu phim.
Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.
CHÍNH TẢ
Nghe - viết:
NGUYỀN TRUNG TRỰC (1838-1868)
Nhà yêu nuớc Nguyễn Trung Trục
Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tân An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì : "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây."
Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng:
Chữ r, d hoặc gi.
Chữ o hoặc ô (thêm dâu thanh thích họp).
Tháng giêng của bé
Đồng làng vưong chút heo may
Mầm cây tỉnh 1 ấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết tr 2 n tìm
Cây đào trước cửa lim 1 im mắt cười
Quát g 2 m từng hạt nắng 1 ơi
Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ
Tháng 1 êng đến tự bao giờ ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ng 2 t ngào.
Theo Đỏ QUANG HUỲNH
(3). a) Tim tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi thích hợp với mỗi ô trống :
Làm việc cho cả ba thời
Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi :
Bác làm việc quần quật như thế để làm gì ?
Bác nông dân đáp :
Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.
Ve nghĩ mãi không , lại hỏi :
Thế nào là làm việc cho cả ba thời ?
Bác nông dân ôn tồn giảng :
Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ . Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quấ khứ. Còn làm để nuôi con là dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các
con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
TRUYỆN VUI DÂN GIAN THÉ GIỚI
Tim vần chúa o hay ồ thích hợp với mỗi ô trống. Giải câu đố.
Hoa gì đơm lửa rực h Lớn lên hạt ng đầy tr bị vàng ?
(Là hoa gì ?)
- Hoa nở trên mặt nước Lại mang hạt tr mình Hương bay qua hồ r Lá đội đầu mướt xanh.
(Là cây gì ?)
___ LUYỆN Từ VÀ CÂU	■	
Câu ghép
- Nhận xét
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
ĐOÀN GIÒI
Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp:
Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành).
Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành).
Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không ? Vì sao ?
- Ghi nhớ
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.
Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ
chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
- Luyện tập
Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
Theo VŨ TÚ NAM
Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không ? Vì sao ?
Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :
Mùa xuân đã về, ...
Mặt trời mọc, ...
Trong truyện cô’ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn ...
Vì trời mưa to ...
	KỂ CHUYỆN '	
Chiếc đồng hồ
Theo sách BÁC Hố KÍNH YỂU
1. Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Câu chuyện khuyên ta điều gì ?
TẬP ĐỌC	
Người công dân số Một
(Tiếp theo)
Lê :	- Phải, chúng ta là con dân nước Việt. Nhưng chúng ta sẽ làm
được cái gì nào ? Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mưoi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. Những công dân yếu ớt như anh với tôi thì làm được gì ?
Thành :	- Tôi muốn đi sang nước họ. Để giành lại non sông, chỉ có
hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực... Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ãn của họ, học cái trí khôn của họ để vể cứu dân mình...
Lê :	- Anh ơi, Phú Lãng Sa ở xa lắm đấy. Tàu biển chạy hàng
tháng mới tới nơi. Một suất vé hàng ngàn đổng. Lấy tiền đâu mà đi ?
Thành :	- Tiền đây chứ đâu ? {Xoè hai bàn tay ra) Tôi có anh bạn tên
là Mai, quê Hải Phòng. Anh ấy làm bếp ở dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin. Tôi đang nhờ anh ấy xin cho một chân gì đó...
Lê:	- Vất vả lắm. Lại còn say sóng nữa...
(Cớ tiếng gõ cửa. Anh Mai vào.)
Mai:
Thành Mai:
Thành
Mai:
Lê : Thành
Lê :
(Với anh Lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi đã xin được cho anh chân phụ bếp,
Cảm on anh. Bao giờ phải trình diện ?
Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khó nhọc lắm đấy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được. Mà chết thì người ta bỏ vào áo quan, bắn một loạt súng chào, rồi "A-lê hấp I", cho phăng xuống biển là rồi đời.
Tôi nghĩ kĩ rổi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta... Đi ngay có được không, anh ?
Cũng được.
(Thành cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai.)
Này... Còn ngọn đèn hoa kì...
Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ. Chào anh nhé ! (Cùng Mai đi ra cửa)
Ch...ào !
(Tat đen)	Theũ HÀ VĂN CẨU _ vũ Đ|NH PHÒNG
Súng thần công : súng lớn thời xưa, đặt trên bệ cố định hoặc trên giá có bánh xe, có đạn bằng đá, đồng hoặc gang, hình cầu, được nạp từ miệng nòng ; tầm bắn xa khoảng hon 200 mét.
Húng tâm tráng khí: lòng quả cảm và khí phách mạnh mẽ.
Tàu La-tút-sơTơ-rê-vin : một tàu buôn của người Pháp. Trên chiếc tàu này, năm 1911, Bác Hồ rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước.
Biển Đỏ (còn gọi là Hồng Hải) : biển thuộc Ấn Độ Dương, nước có sắc đỏ.
A-lê hấp (tiếng Pháp) : lời thúc giục hậnh động.
Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?
Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?
"Người công dân số Một" trong đoạn kịch là ai ? Vì sao có thể gọi như vậỵ ?
Đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.
	- TẬP LÀM VĂN 	
Luyện tập tà người
(Dựng đoạn mở bài)
Dưới đây là hai đoạn mở đầu bài văn tả người. Theo em, cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau ?
Nếu có ai hỏi rằng "Em yêu ai nhất ?" thì không cần suy nghĩ, em có thể trả lời ngay : "Em yêu bà nhất." (Đề bài : Tả một người thân trong gia đình em.)
Lần về quê nội vừa qua, một buổi sáng, em chạy ra cánh đồng làng. Nơi ấy vòm trời cao vời vợi, không khí thoáng đãng, mùi lúa chín vẫn còn thoang thoảng, những chú trâu đang thong thả gặm cỏ ; tất cả đều hấp dẫn em đến kì lạ. Phía trước, em thấy một hác nông dân đang cày ruộng. Em chợt nhận ra đó là bác Tư, người lối xóm nội em. (Đề bài : Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
Lối xóm (tiếng Nam Bộ) : hàng xóm.
Nội (tiếng Nam Bộ) : ông nội, bà nội.
Hãy viết hai đoạn mở bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn dưới đây:
Tả một người thân trong gia đình em.
Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Cách nối các vế câu ghép
- Nhận xét
Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:
a) Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bấc của họ đã bắn được hai mươi viên.
Theo HÀ VÃN CẨU - vũ ĐINH PHÒNG
Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi
đi hbc-	THANH TỊNH
Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre ; đây là mái đinh cong cong ;
kia nữa là sân phơi.	ĐỒCHU
Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào ?
- Ghi nhớ
Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép :
Nối bằng những từ có tác dụng nối.
Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
- Luyện tập
Trong những câu dưới đây; câu nào là câu ghép ? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào ?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ CưÓPnưÓC-	Hớ CHI MINH
Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
Theo NGUYÊN NGỌC
Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
TRẤN HOÀI DƯƠNG
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
	TẬP LÀM VĂN 	,	
Luyện tập tà người
(Dựng đoạn kết bài)
1. Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau :
Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài : Tả một người thân trong gia đình em.)
b) Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bấc. Em cũng hiểu thêm điều này : có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài : Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
2. Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).