SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình

  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 1
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 2
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 3
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 4
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 5
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 6
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 7
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 8
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 9
  • Tuần 22 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 10
Tuần 22
	TẬP ĐỌC	
Lập làng giữ biển
Nhụ nghe bố nói với ông :
Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo :
Thế là thế nào ? - Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như toả ra hơi muối.
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh :
ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai ?
Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên, ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan, ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.
Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang...
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rổi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ :
Thế nào con, đi với bố chứ ?
Vâng I - Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá sấu. Hòn đảo đang bổng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời...
TRẨN NHUẬN MINH
Ngưtrưòng : vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt.
Vàng luói: bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác.
Luói đáy : lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển.
Luu cữu : để cố định đã lâu, không thay đổi.
BỐ và Ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ?
Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đổng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
	CHÍNH TÁ
Nghe - viết:
Hà Nội có chong chóng Cứ tự quay trong nhà Không cần trời nổi gió Không cần bạn chạy xa.
Hà Nội
(T rích)
Hà Nội có Hồ Gưom Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Thấp Bút Viết thơ lên trời cao.
Mấy năm giặc bắn phá Ba Đình vẫn xanh cây Trăng vàng chùa Một Cột Phủ Tây Hồ hoa bay...
TRẦN ĐĂNG KHOA
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu dưới đây:
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ỏ mãi phía chân trời...
Tim danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn.
Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (đã học ỏ lóp 4).
Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết.
Tên người :
Tên một bạn nam và một bạn nữ trong lóp.
Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta.
Tên địa lí:
Tên một dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo).
Tên một xã (hoặc phường).
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Nối các vế câu ghép bàng quan hệ từ
- Nhận xét
Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau ?
Nếu trời trỏ rét thì con phải mặc thật ấm.
Con phải mặc ấm, nếu trời rét.
Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.
- Ghi nhớ
Để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :
Một quan hệ từ : nếu, hễ, giá, thì,...
Hoặc một cặp quan hệ từ : nếu... thì... ; nếu như... thì... ; hễ... thì... ; hễ mà... thì... ; giá... thì...
Ill	- Luyện tập
Tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau :
Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mây đường.
Theo CẬU BÉ THÔNG MINH
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dưong Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hưong.
TRƯƠNG QUỐC KHÁNH
Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả :
... chủ nhật này trời đẹp ... chúng ta sẽ đi cắm trại.
... bạn Nam phất biểu ý kiến ... cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
... ta chiếm được điểm cao này ... trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả :
Hễ em được điểm tốt ...
Nếu chúng ta chủ quan ...
... thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Ông Nguyễn Khoa Đãng
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Quân sĩ cài trang thành dãn phu.	Các võ sĩ bất ngờ xông ra.
Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.
Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào ?
TẬP ĐỌC
Cao Băng
Sau khi qua Đèo Gió Ta lại vượt Đèo Giàng Lại vượt đèo Cao Bắc Thì ta tới Cao Bằng.
Cao Bằng, rõ thật cao ! Rổi dần bằng bằng xuống Đầu tiên là mận ngọt Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước Sâu sắc người Cao Bằng.
Đã dâng đến tận cùng Hết tầm cao Tổ quốc Lại lặng thầm trong suốt Như suối khuất rì rào.
Bạn ơi có thấy đâu Cao Bằng xa xa ấy Vì ta mà giữ lấy Một dải dài biên cương.
TRÚC THÔNG
Cao Bằng : tỉnh miền núi ở phía Đông Bắc nước ta, giáp Trung Quốc.
Đèo Gió, Đèo Giàng : hai đèo thuộc tỉnh Bắc Kạn, nằm trên đường từ Bắc Kạn đi Cao Bằng.
Đèo Cao Bắc : đèo thuộc tỉnh Cao Bằng.
Những từ ngữ và chi tiết nào ỏ khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?
Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?
Học thuộc lòng bài thơ.
	TẬP LÀM VÀN 	
Ôn tập văn kế chuyện
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau :
Thế nào là kể chuyện ?
Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:
Ai giỏi nhất ?
Tròng rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rổi chấm luôn.
Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện : Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.
Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóữ rỗng không.
Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:
Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất I
Sóc không chịu. Cậu ta kêu :
Tôi vẫn còn !
Gõ Kiến hỏi :
Còn mà túi lại rỗng không thế này ?
Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn :
Đây I Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy I
Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.
Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.
Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.
Theo PHONG THU
Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?
Hai	b) Ba	c) Bốn
Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
Lời nói	b) Hành động c) Cả lời nói và hành động
Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?
Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.
Khuyên người ta tiết kiệm.
Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
	LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	
Nối các vế câu ghép bàng quan hệ từ
'I-Nhận xét
Tìm câu ghép trong hai đoạn văn sau và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào :
Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he...
Theo THI SẢNH
Tìm thêm những câu ghép có quan hệ từ tương phản.
- Ghi nhớ
Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :
Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng,...
Hoặc một cặp quan hệ từ : tuy... nhưng... ; mặc dù... nhưng... ; dù... nhưng...
- Luyện tập
Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau :
Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các chấu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
HỐ CHÍ MINH
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
NGUYỄN ĐlNH THI
Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
Tuy hạn hán kéo dài ...
... nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện vui sau :
Chủ ngữ ỏ đâu ?
Cô giấo viết lên bảng một câu ghép :
"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8."
Rồi cô hỏi :
Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ?
Hùng nhanh nhảu :
Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.
PHẠM HẢI LÈ CHÀU
	TẬP LÀM VĂN 	
Kế chuyện
(Kiểm tra viết)
Chọn một trong các đề bài sau :
Hãy kê’ một kì niệm khó quên về tình bạn.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Kể lại một câu chuyện cô’ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.