SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai

  • Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 1
  • Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 2
  • Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 3
  • Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 4
  • Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 5
  • Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 6
  • Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 7
  • Tuần 33 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 8
	TẬP ĐỌC 	
Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em
(T rích)
Điều 15
Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Điều 16
Trẻ em có quyền được học tập.
Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Điều 17
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Điều 21
Trẻ em có bổn phận sau đây :
Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ; kính trọng thầy giáo, cô giáo ; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ ; đoàn kết với bạn bè ; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.
Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức ; tôn trọng pháp luật ; tuân theo nội quy của nhà trường ; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ; tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Yêu quê hưong, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Quyền : những điều được hưởng, được làm, được yêu cầu theo quy ước chung trong cộng đồng và theo quy định của pháp luật.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu : hoạt động bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở tuyến y tế cơ sở (hướng dẫn ăn ở sạch, tiêm chủng, chữa bệnh thông thường,...).
Công lập : do Nhà nước lập ra và cấp tiền hoạt động.
Bản sắc : đặc điểm riêng làm cho một sự vật phân biệt với sự vật khác.
Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ?
Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện ?
	CHÍNH TẢ	
Nghe - viết:
Trong lời mẹ hát
Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao
Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.
Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp "Con gà cục tác lá chanh".
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.
TRƯƠNG NAM HƯƠNG
Chép lại tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn sau. Tên các cơ quan, tổ chức ấy được viết như thế nào ?
Công uớc về quyền trẻ em
Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em trên cơ sở thừa nhận trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.
Việc soạn thảo Công ước được tiến hành từ năm 1979. Nhóm công tác của Liên hợp quốc đặc trách việc soạn thảo gồm đại diện của 43 nước thành viên Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc và một số cơ quan thuộc hệ thống Liên hợp quốc như Tô’ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tô’ chức Lao động Quốc tế cùng khoảng 50 tô’ chức phi chính phủ như Tô’ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em, Tô’ chức Ân xá Quốc tế, Tô’ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển,...
Sau 10 năm soạn thảo, sửa đổi, ngày 20-11-1989, Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua. Từ ngày 2-9-1990, Công ước có hiệu lực, trỏ thành luật quốc tế. Đến tháng 1 2-1 996, đã có 187 quốc gia tham gia Công ước.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.
Theo VŨ NGỌC BlNH
Công uóc : văn bản do nhiều nước cùng kí kết để quy định nguyên tắc và thể lệ giải quyết một vấn đề quốc tế.
Đề cập : nói đến.
Đặc trách : chịu trách nhiệm riêng về một vấn đề nhất định.
Nhân quyền : quyền con người.
Tổ chúc phi chính phủ : tổ chức không phải do chính phủ lập ra.
Đại hội đồng Liên họp quốc: một trong những cơ quan chính của Liên họp quốc, bao gồm đại diện tất cả các nước thành viên để bàn bạc và quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Liên hợp quốc.
Phê chuẩn : xét duyệt, đồng ý cho thực hiện.
	LUYỆN TÙ VÀ CÂU	—	
Mở rộng vốn từ : Trè em
Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào ? Chọn ý đúng nhất:
Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.
Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi.
Người dưới 1 6 tuổi.
Người dưới 18 tuổi.
Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em (ỈVI trẻ thơ). Đặt câu với một từ mà em tìm được.
Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.
M ; Trẻ em như búp trên cành.
HỐ CHI' MINH
Chọn thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống :
Thành ngữ, tục ngữ
Nghĩa
a) ...
Lóp trước già đi, có lóp sau thay thế.
b) ...
Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hon.
c) ...
Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
d) ...
Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
(Trẻ lên ba, cả nhà học nói; Trẻ người non dạ ; Tre non dễ uốn ; Tre già, măng mọc)
	KỂ CHUYỆN	-
Kế chuyên đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc* trẻ em thực hiện bổn phận vói gia đình, nhà trường và xã hội.
Gợ/ý
Nội dung :
Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ : Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).
Trẻ em thực hiện bổn phận vói gia đinh, nhà trường và xã hội, ví dụ : ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3, tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một).
Tìm câu chuyện ở đâu ?
Câu chuyện em nghe người thân kể.
Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đinh của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan - cô bé ngồi bên cửa sô’của Ku-rô-y-a-na-gi.
Cách kể chuyện :
Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ở cuốn sấch nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì ?).
Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bài.
Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
Thảo luận:
Cùng các bạn trong lóp bình chọn câu chuyện hay nhất.
Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện hay nhất.
	TẬP ĐỌC 	—-
Sang năm con lên bảy
Sang năm con lên bảy Cha đưa con tới trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con.
Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, rigày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa.
(T rích)
Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điểu con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con.
VŨĐlNH MINH-
Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp ?
Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên ?
Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ?
Học thuộc lòng bài thơ.
	TẬP LÀM VĂN	
Ôn tập vé tà người
Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau :
Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
Tả một người ở noi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...).
Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
Dựa theo dàn ý đã lập, trình bày miệng một đoạn trong bài văn (đoạn mở bài, đoạn kết bài, hoặc một đoạn của thân bài).
Gợi ý
Tìm ý cho bài văn :
Mở bài :
Người được em tả tên là gì, em quen hoặc biết từ khi nào ?
Người được em tả đã để lại cho em ấn tượng và tình cảm gì ?
Thân bài :
Tả ngoại hình.
+ Đặc điểm thứ nhất + Đặc điểm thứ hai + Đặc điểm thứ ba
Chú ý : Mỗi đặc điểm thường gắn với một bộ phận của ngoại hình như khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, trang phục,... Các đặc điểm được tả có thể là đường nét, màu sắc, nét hấp dẫn nhát của bộ phận ngoại hình được tả. Nhiều khi, đặc điểm ngoại hình gợi ra tính tình của người được tả.
Tả hoạt động.
+ Hoạt động thứ nhất
+ Hoạt động thứ hai
+ Hoạt động thứ ba
Chú ý : Em có thể tả các hoạt động cụ thể của người được tả, ví dụ : Thầy cô dạy học hoặc chăm sóc học sinh, khuyên bảo học sinh,... từ đó nói lên tính tình của người được tả. Em cũng có thể nêu nhận xét về tính tình của người được tả và sau mỗi nhận xét, nêu những hoạt động cụ thể làm dẫn chứng. Nên chọn lời văn miêu tả sao cho thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em.
Kết bài :
Nêu ảnh hưởng tốt của người được tả đối vói em, ví dụ : Cô hoặc thầy là tấm gương về lòng nhân hậu hoặc tấm gương về tinh thần học tập và làm việc tích cực để em noi theo.
Tinh cảm của em đối với người được tả, ví dụ : Em yêu quý, gắn bó với cô hoặc thầy ra sao, tự hào về cô hoặc thầy như thế nào...
Những suy nghĩ khác của em về người được tả, ví dụ : Em mong muốn sau này sẽ trở thành người như thầy cồ mong đợi, hoặc mong ước thầy cô sẽ có nhiều học trò ngoan...
Tập nói theo dàn ý đã lập.
	LUYỆN Từ VÀ CÁU	-	
Ôn tập về dấu câu
(Dấu ngoặc kép)
Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật ?
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở
thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải
nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn
thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào
phòng. Ngồi đối diện vói thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một
cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn : Thưa thầy, sau này lớn lên, em
muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.
Theo KU-RÔ-Y-A-NA-GI
(Phi Văn Gừng dịch)
Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt ?
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một gia tài khổng lồ về sách các loại : sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc,...
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
	TẬP LÀM VĂN 	;	. 	
Tà người
(Kiểm tra viết)
Chọn một trong các đề bài sau :
Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...).
Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.