SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình

  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 1
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 2
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 3
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 4
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 5
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 6
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 7
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 8
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 9
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 10
  • Tuần 24 - Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình trang 11
Tuần 24
_	TẬP ĐỌC	
Luật tục xưa của người Ê-đê
(ĩ rích)
Về cách xử phạt
Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng ; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy.
Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chịu chết.
Về tang chúng và nhân chúng
Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội ; phải lấy được, giữ được gùi, khăn, áo, dao,... của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà ; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc.
Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn.
về các tội
Tội không hỏi mẹ cha
Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai ; phải đưa ra xét xử.
Tội ăn cắp
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá ; ngoài ra phải bổi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
Tội giúp kẻ có tội
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.
Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình
Kẻ mà địch không đi được thì cõng, địch không ăn được thì mớm, địch không biết thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị địch bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là kẻ có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ.
Theo NGÔ Đức THINH - CHU THÁI SƠN
Luật tục : những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,...
Ê-đê : tên một dân tộc thiểu sô' sồng ở vùng Tây Nguyên.
Song, co : các đơn vị tiền cổ của người Ê-đê ; hai song bằng một co.
Tang chúng : sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội.
Nhân chúng : người làm chứng.
Trả lại đủ giá : trả lại đủ sô' lượng và giá trị.
(2)	1. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?
Kể những việc mà người Ẽ-đê xem là có tội.
Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đổng bào Ẽ-đê quy định xử phạt rất công bằng.
Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
	CHÍNH TẢ 	
Nghe - viết :
Núi non hùng vĩ
Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đât Tam Đường núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan-xi-păng. Mây ổ Quy Hồ đang đội mũ cho Phan-xi-păng. Hết đèo ô Quy Hồ là qua Sa Pa, thẳng ruổi về thành phô- biên phòng Lào Cai.	77ieo NGUYỀN TUẲN
Tìm cấc tên riêng trong đoạn thơ sau :
Tại đây, các con
Tại đất Tây Nguyên ông bà mình này Nơi mẹ đã đẻ ra ta và cắt rốn ta bằng cây nứa Chỗ tuổi nhỏ ta nằm nước bò qua bụng đỏ Và gió cao nguyên thổi nhột lỗ tai non.
Chính nơi đây các con
Xưa Đăm Săn, Y Sun, ông nội ta và lũ làng Đã rèn dao và mài gươm dưới trăng trong suốt Trong rừng già Mơ-nông, mặt trời không xuống đất vẫn thanh đoản kiếm xưa Đăm Săn đuổi giặc Nơ Trang Long, A-ma Do-hao, cha ta và lũ làng mài gấp Hai mươi năm cạn nước sông Ba.
Theo PRÊ Kl MA LA MÁC
Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau:
Ai từng đóng cọc trên sông Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh ?
Vua nào thần tốc quân hành Mùa xuân đại phấ quân Thanh tơi bời ?
Vua nào tập trận đùa chơi Cờ lau phất trận một thời ấu thơ ?
Vua nào thảo Chiếu dời đô ?
Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn ?
ffteo TRẤN LIÊN NGUYỄN
	LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh ?
Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
Không có chiến tranh và thiên tai.
Tìm những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh.
M : lục lượng an ninh, giữ vững an ninh
Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào nhóm thích hợp : công an, đồn biên phòng, toà án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán.
Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh.
Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.
Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.
a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.
Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thây chấy nhà hay bị tai nạn, em cần phải :
Khẩn cấp gọi số điện thoại 11 3 hoặc 114, 11 5 để báo tin.
Kêu lớn để những người xung quanh biết.
. - Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an.
Khi đi choi, đi học, em cần :
Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh noi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.
Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền.
Khi ở nhà một mình, em phải khoá cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.
TheoGìk KÍNH
-113 : sô' điện thoại của lực lượng công ân thường trực chiến đấu.
-114 : số điện thoại của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy.
-115 : số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế.
	KỂ CHUYỆN	:	
Kế chuyên được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài
Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia.
Gợi ý
Những việc làm thể hiện ý thức bảo vệ trật tự, an ninh :
X	*
Tuân tra, băt trộm, cướp.
Giữ gìn trật tự giao thông.
Bảo vệ cầu, đường.
Dan cụ già và em nhỏ qua đường.
Tổ chức tuyên truyền về bảo vệ trật tự, an ninh.
Tô’ chức tuyên truyền về giữ gìn an toàn giao thông.
Thăm các đơn vị bộ đội, công an.
Tìm câu chuyện ở đâu ?
Trong gia (Tinh (ông bà, cha mẹ, cô bác, anh em,...).
ở trường (thầy cô, bạn bè, anh chị phụ trách).
ở làng xóm, khu phố.
ở nơi công cộng (trên đường, cửa hàng, bến xe, bưu điện,...).
Hoặc ỏ việc làm của chính em.
Kể nhu thế nào ?
Yêu cầu : Kể một câu chuyện cụ thể (diễn ra trong một thời gian xác định, ở một địa điểm xác định).
Trình tự kể :
Giói thiệu câu chuyện.
Thuật lại nội dung câu chuyện :
+ Câu chuyện bắt đầu như thế nào ?
+ Diễn biến của câu chuyện ra sao ? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến nội dung bảo vệ trật tự, an ninh.)
Nêu suy nghĩ của em về hành động của nhân vật trong câu chuyện.
	TẬP ĐỌC	-
Hộp thư mật
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đổng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau cột cây số. Nó kia rồi I Một hòn đá hình mũi tên (lại chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.
Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi trả hộp thuốc về chỗ cũ.
Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người tới lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hoà lẫn vào dòng người giữa phô' phường náo nhiệt.
Hữu MAI
Hai Long : tên thường gọi của Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (1928 - 2002), một chiến sĩ tình báo nổi tiếng hoạt động trong lòng địch trước ngày miền Nam giải phóng.
Chữ V : chữ cái đầu của tên nước ta/ đồng thời là chữ cái mở đầu một từ tiếng Anh có nghĩa là "chiến thắng".
Bu-gi: bộ phận phát lửa của động cơ xe.
Cần khởi động : cần đạp ở xe để nổ máy.
Động cơ: bộ phận dùng để biến xăng, dầu... thành năng lượng chạy máy.
Người liên lạc nguy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ?
Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì ?
Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy ?
Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?
	TẬP LÀM VÀN .	
Ôn tập vé tà đồ vật
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Cái áo của ba
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cô’ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cô’ tay tôi.
Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thưong đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi : "Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?" "Mẹ tớ may đấy Ị" - Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giói, chưa kịp thây tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.
PHẠM HẢI LÊ CHÂU
0	- Bạn đồng hành : bạn cùng đi đường.
Vén khéo : khéo léo, đảm đang.
Măng sét : cửa tay áo sơ mi có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt cho cứng, phảng.
Tim các phần mỏ bài, thân bài, kết bài.
Tim các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
	LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	
Nối các vế câu ghép bàng cập từ hô ứng
Ị - Nhận xét
Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu :
Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
THI SÀNH
Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
NGUYỄN PHAN HÁCH
Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa cấc vế câu có gì thay đổi ?
Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép đã dẫn.
II * Ghi nhớ
Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như :
vừa... đã... ; chưa... đã... ; mới... đã... ; vừa... vừa... ; càng... càng...
đâu... đẩy ; nào... ấy ; sao... vậy ; bao nhiêu... bấy nhiêu
III - Luyện tập
Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào ?
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
THẠCH LAM
Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
NGUYỄN QUANG SÁNG
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
TRẦN HOÀI DUƠNG
Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống :
Mưa ... to, gió ... thổi mạnh.
Trời ... hửng sáng, nông dân ... ra đồng.
Thuỷ Tinh dâng nước cao ..., Sơn Tinh làm núi cao lên ...
	TẠP LAM VAN 	
Ồn tập về tà đồ vật
Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Cái đồng hồ báo thức.
Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc vói em.
Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý.
Gợi ý
Tìm ý cho bài văn :
Mỏ bài :
Đồ vật em định tả là gì ?
Em thấy nó hoặc có nó khi nào ?
Thân bài :
Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,...).
Tả các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận ; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên).
Nêu công dụng của đồ vật.
Kết bài : Em có cảm nghĩ gì trước vẻ đẹp và công dụng của đồ vật ?
Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
Giói thiệu đồ vật.
Miêu tả đồ vật.
Nêu cảm nghĩ đối vói đồ vật.