SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ

  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 1
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 2
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 3
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 4
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 5
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 6
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 7
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 8
  • Tuần 29 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 9
Tuần 29
Một vụ đẳm tàu
Trên chiếc tàu thuỵ rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô, khoảng 12 tuồi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cô bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đanc) trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không ke gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng.
Đêm xuống, lủc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng' gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hổ trôi qua... Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.
7 Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.
Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên : "Còn chỗ cho một đứa bé." Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.
- Đứa nhỏ .thôi ! Nặng lắm rồi. - Một người nói.
Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.
Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to : "Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ...'
Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.
Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay vể phía cậu : "Vĩnh biệt Ma-ri-ô !"
Theo A-MI-XI
Li-vơ-pun : một cảng của nước Anh.
Bao lon : ở đây chỉ phần sàn tàu có lan can bao quanh.
Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ?
Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé ?
Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện.
Nhớ - viết: Đất nước (từ Mùa thu nay... đến hếv
Tìm những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn sau. Nhận xét về cách viết các cụm từ đó.
PHẠM NGỌC THẠCH (1909- 1968)
Gắn bó với miền Nam
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch quê ở Quảng Nam, nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp công xây dựng nhiều cơ sở cách mạng ở Sài Gòn, thành lập Đoàn Thanh niên Tiền phong Nam Bộ. Cách mạng thành công, ông phụ trách công tác ngoại giao của uỷ ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ và làm Bí thư Thanh niên Tiền phong, rồi trở thành
Chủ tịch uỷ ban Kháng chiến - Hành chính khu Sài Gòn - Gia Định. Hoà bình lập lại, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế, ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực chống bệnh lao. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông đã 4 lần đi bộ từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc để chỉ đạo công tác y tế chiến trường, rồi lặng lẽ qua đời ngày 7-11-1968 vì sốt rét trong một ngôi nhà tranh giữa chiến khu miền Đông Nam Bộ.
Sinh thời, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và các phần thưởng cao quý : Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. Sau khi mất, ông được truy tặng
Giải thưởng Hổ Chí Minh.	.....
Theo TỬ ĐIỂN NHẢN VẬT LỊCH sù VIỆT NAM
Sinh thòi: lúc còn sống.
Viết lại tên các danh hiệu trong đoạn văn dưới đây cho đúng :
Với các thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, huyện cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn huyện có 2 xã được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 28 bà mẹ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Theo VIỆT NAM KÌ TÍCH
Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
1. Tìm các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì.
Kỉ lục thế giói
Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. Không may, anh bị cảm nặng. Bác sĩ bảo :
Anh sốt cao lắm ! Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã I Người bệnh hỏi :
Thưa bấc sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ ?
Bác sĩ đáp :
Bốn mươi mốt độ.
Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy :
Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu ?
MINH CHÂU sưu tám
CÓ thể đặt dấu chấm vào những chỗ nào trong bài văn sau ? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy định.
Thiên đường của phụ nữ
Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ ỏ đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ trong mỗi gia đinh, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.
Nhưng điều đấng nói là những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là... đàn ông điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông : 70 pê-xô nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trỏ thành... con gái.
Theo lạp chí THẾ GIỚI MỚI
Đặc quyền đặc lợi : những quyền lợi dành riêng cho một số ít người có địa vị cao.
Pê-xô : đon vị tiền tệ của Mê-hi-cô.
Khi chép lại mẩu chuyện vui dưới đây, bạn Hùng đã dùng sai một số dấu câu. Em hãy giúp bạn chữa lại những lỗi đó.
Tỉ số chua được mở
Nam : - Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm.
Hùng : - vẫn chưa mở được tỉ số.
Nam : - Nghĩa là sao !
Hùng : - vẫn đang hoà không - không ?
Nam ■'	7 !	MINH CHÂU sưu tám
KỂ CHUYỆN 	—Ì	
Lớp trưởng lớp tôi
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật (Quốc, Lâm hoặc Vân).
Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mà mỗi em tự rút ra sau khi nghe câu chuyện.
LƯƠNG TỐ NGA
Con gái
Mẹ sắp sinh em bé. cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo : "Lại một vịt trời nữa." cả bố và mẹ đều có vẻ buôn buồn.
Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu vì sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ ? ỏ lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, cac bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã vể cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp, mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê !
Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng, thủ thỉ: "Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ !" Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào : "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé !" Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mat.
Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chẩn sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng ìấo xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May ma mọi ngươi đến kịp. Thạt hú vía !
Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào : "Biết cháu tôi chưa ? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng."
Theo Đỏ THI THU HIÊN
Vịt tròi: cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì.
Cơ man (là) : rất nhiều.
Những chi tiết nào trong bẩi cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?
Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?
Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?
	TẬP LÀM VẢN __	,	
Tập viết đoạn đói thoại
Đọc lại một trong hai phần sau đây của truyện Một vụ đắm tàu:
Phần I, từ đầu đến gõ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Có thể đặt tên phần này là Làm quen hoặc Giu-li-ét-ta.
Phần II, từ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết. Có thê’ đặt tên phần này là Cơn bão hoặc Ma-ri-ô.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau :
Màn 1
Giu-li-ét-ta
Nhân vật:	Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô, một vài hành khách và thuỷ thủ.
Cảnh trí:	Buổi chiều tối, trên boong một chiếc tàu thuỷ đang chạy giữa đại dương,
Giu-li-ét-ta đang đứng tựa vào lan can, nhìn ra biển. Xung quanh em, một vài hành khách và thuỷ thủ đang trò chuyện với nhau về biển, về thời tiết hoặc về con tàu.
Gọi ý lòi đối thoại:
Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô chào nhau, làm quen với nhau.
Từng bạn kể về minh, về gia đinh, về mục đích của chuyến đi.
Hai bạn chia tay, hẹn ngày mai gặp lại.
Giu-li-ét-ta kêu lên khi thấy bạn bị xô ngã và an ủi bạn khi băng bó cho bạn.
Ma-ri-ô:	- (Bước đến bên Giu-li-ét-ta) Xin lỗi. Mình có làm phiền
cậu không ?
Giu-li-ét-ta :	- (Vui vẻ) 0 không, không I Mình đang nghĩ xung quanh chỉ
toàn người lớn, chẳng biết nói chuyện với ai. Cậu tên là gì ?
Ma-ri-ô :	-	Mình là	Ma-ri-ô, 12 tuổi. Còn.cậu	?
Giu-li-ét-ta :	-	Mình là	Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi.
Ma-ri-ô :	-	Cậu có	vẻ lớn hơn tuổi đấy ! Cậu	đi	cùng bố mẹ à ?
Giu-li-ét-ta:
Màn 2
Ma-ri-ô
Nhân vật:	Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, một sô'phụ nữ, trẻ em và một thuỷ thủ.
Cảnh trí:	Ban đêm. Cơn bão dữ dội. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân
tàu. Con tàu đang chìm dần, nước tràn ngập các bao lơn. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hại tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống biển.
Gọi ý lòi đối thoại :
Trong cơn bão, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô sợ hãi nhắc nhau : "Cẩn thận I"
Một người kêu lên : "Còn một chỗ đấy I Chỗ cho đứa nhỏ thôi I Xuống mau I"
Ma-ri-ô nhường chỗ cho Giu-li-ét-ta, thả bạn xuống nước.
Mọi người bảo nhau kéo Giu-li-ét-ta lên xuồng.
Giu-li-ét-ta bật khóc nức nở, vẫy tay nói lời vĩnh biệt bạn.
Ma-ri-ô :	- (Hét to) Giu-li-ét-ta ! cẩn thận ! Giữ chật nhé !
Giu-li-ét-ta : - (Hét to đáp lại) Ma-ri-ô ! Tàu đang chìm. Mình sợ lắm ! Ma-ri-ô :	--(Hét to) Đừng sợ, Giu-li-ét-ta ! Trông kìa, có một chiếc xuồng !
Người dưới xuồng :...
Phân vai đọc lại (hoặc diễn thử) màn kịch trên.
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Ôn tập vê dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
Tìm dấu câu thích họp VỚI mỗi ô trống :
Tùng bảo Vinh :
Chơi cò ca-rô đi
Để tó thua à Cậu cao thủ lắm
A Tớ cho cậu xem cái này Hay lắm
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem
Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế
Cậu nhầm to rồi Tớ đâu mà tớ ồng tớ đây
Ông cậu
ừ Ông tớ ngày còn bé mà Ai cũng bảo tớ giỗ.ig ông nhất nhà
Theo HẢI HỐ
Hãy chữa lại những dấu câu bị dùng sai trong mẩu chuyện vui dưới đây. Giải thích vì sao em lại chữa như vậy.
Lười
Nam : - Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo. Hùng : - Thế à ? Tó thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.
Nam : - Chà. Cậu tự giặt lấy cơ à ! Giỏi thật đấy ?
Hùng : - Không ? Tó không có chị, đành nhờ... anh tớ giặt giúp Ị Nam :	! Ị!	MINH CHÁU sưu tắm
Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp:
Nhờ em (hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.
Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.
Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn.
Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng cho một món quà mà em ao ước từ lâu.
	_TẬP LÀM VĂN 	
Trà bài văn tà cây cối
Chữa bài
Đọc lại bài làm :
Đọc lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) trong bài.
Đọc những chỗ mắc lỗi, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi.
Tự đánh giá bài làm của em. Gợi ý :
+ Bài làm của em đã có mỏ bài, kết bài chưa ? Em đã mỏ bài, kết bài theo kiểu nào ?
+ Em dùng từ, đặt câu, viết chính tả" đúng chưa ?
+ Cấc chi tiết trong bài của em đã chính xác chưa ?
+ Bài làm của em đã có hình ảnh so sánh chưa ? Cách so sánh của em
có gì hay ?
+ Bài làm của em có dùng phép nhân hoá không ? Phép nhân hoá em sử dụng có gì hay ?
Chữa lỗi trong bài làm :
Chữa lại các từ, câu sai.
Chữa lại những chi tiết chưa chính xác.
Viết thêm những nội dung còn thiếu.
Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại theo cách khác hay hơn. Các đoạn có thể viết lại là :
Đoạn mở bài (hoặc kết bài) theo kiểu khác với đoạn mỏ bài (kết bài) em đã viết.
Đoạn tả các bộ phận cây cối có sử dựng phép so sánh hoặc nhân hoá.