SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ

  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 1
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 2
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 3
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 4
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 5
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 6
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 7
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 8
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Nam và nữ trang 9
Tuần 30
	TẬP ĐỌC	
Thuần phục sư tử
Ha-li-ma lấy chồng được hai năm. Trước khi cưới, chổng nàng là một người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây, chỉ thấy chàng cau có, gắt gỏng. Không biết làm thế nào, Ha-li-ma đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.
Vị giáo sĩ râu tóc bạc phơ nhìn vào mắt Ha-li-ma hổi lâu, rồi bảo :
- Nếu con đém được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về đây, ta sẽ nói cho con bí quyết.
Nghe vậy, Ha-li-ma sợ toát mổ hôi. Nàng trở về, vừa đi vừa khóc.
Nhưng mong muốn hạnh phúc đã giúp nàng tìm ra cách làm quen với chúa sơn lâm. Tối đến, nàng ốm một con cừu non vào rừng. Thấy có mồi, sư tử gầm lên một tiếng, nhảy bổ tới. Ha-li-ma cũng hét lên khiếp đảm rổi ném con cừu xuống đất.
Mấy ngày liền, tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay Ha-li-ma, sư tử dần dần đổi tính. Nó quen với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
Một tối, khi sư tử đã no nê, nằm bên chân Ha-li-ma ngoan ngoãn như .một con mèo lớn' Ha-li-ma thầm khấn Đức A-la che chở cho nàng, rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của nó. Con vật giật minh, chồm dậy. Nhưng bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rổi lẳng lặng bỏ đi.
Ha-li-ma chạy ngay tới nhà giáo sĩ. Cụ già mỉm cười :
- Chỉ trong ít ngày, bằng trí thông minh, lòng kiên nhẫn và cử chỉ dịu dàng, con đã thuần phục được một con sư tử hung dữ. Lẽ nào con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều ? Con đã nắm được bí quyết rồi đấy.
Theo TRUYỆN DÂN GIAN A-RẬP
(Mạc Yên dịch)
0	- Thuần phục : làm cho con vật dữ tợn trở nên hiền lành.
Giáo sĩ: ở đây chỉ một chức sắc trong đạo Hổi.
Bí quyết: cách giải quyết đặc biệt hiệu nghiệm mà ít người biết.
Đúc A-la : Chúa Trời theo quan niệm của đạo Hồi.
Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì ?
Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ?
Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ bỗng "cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi" ?
Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ?
	- CHÍNH TÁ 	ì	
Nghe - viết:
Cồ gái của tương lai
Qua một cuộc thi trên mạng in-tơ-nét, cô bé Lan Anh 1 5 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ot-xtrâỵ-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gõ quốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.
Nhìn vào những gì Lan Anh đã làm được hôm nay, có thể tin rằng em chính là một trong những mẫu người của tưong lai.
Theo HOÀNG DUY
Những chữ nào cần viết hoa trong các cụm từ in nghiêng dưới đấy ? Vì sao ?
Bấc Hồ nói : "Non sông gấm vóc của chúng ta do phụ nữ ta, trẻ cũng như già góp phần thêu dệt nên." Tiếp nối truyền thống của Hai Bà Trưng và Bà Triệu, ngày nay, phụ nữ đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu cho những anh hùng của thời đại mới là 214 cô bác được nhận các danh hiệu cao quý : anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một trong những tổ chức quần chúng lớn mạnh của nước ta. Hội đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như : huân chương sao vàng (1985), huân chương độc lập hạng ba (1997), huân chương lao động hạng nhất (1 998), huân chương độc lập hạng nhất (2000).
Theo NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ XUẤT SẮC
Tìm tên huân chương phù hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
Huân chương cao quý nhất của nước ta là ...
... là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
... là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Huân chưong Lao động
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Nam và nữ
Có người cho rằng : những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh; còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người.
Em có đồng ý như vậy không ?
Em thích phẩm chất nào nhất :
ở một bạn nam ?
ở một bạn nữ ?
Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chát mà em vừa chọn.
Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu. Theo em, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì ? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính ?
Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào ? Em tán thành câu a hay câu b ? Vì sao ?
Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghi là hơn.
Nhát nam viết hữu, thập nữ viết vô.
(Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không.)
Trai tài gấi đảm.
• d) Trai thanh gái lịch.
Nghi: nghĩa, tình nghĩa.
Đảm : biết gánh vác, lo toan mọi việc.
	KỂ CHUYỆN 	
Kế chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
Gợi ý
Tìm truyện về phụ nữ :
Truyện về những phụ nữ anh hùng : Trung Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sấu, Nguyễn Thị Định,...
Truyện về các nhà hoạt động xã hội, văn hoấ, khoa học nổi tiếng là phụ nữ : Nguyên phi Ỷ Lan, nhà tho Hồ Xuân Hưong, nhà thơ Đoàn Thị Điểm, nữ bác học Ma-ri Quy-ri,...
Truyện về những phụ nữ bình thường mà đảm đang, tài trí.
Truyện về các bạn nữ thông minh, tài giỏi : Con gái (Tiếng Việt 5, tập hai), Lớp trưởng lớp tôi (Tiếng Việt 5, tập hai).
Lập dàn ý cho câu chuyện :
Em có thể lập dàn ý để kể chuyện theo một trong hai cách sau :
Kể một câu chuyện cụ thể :
Mỏ bài : Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
Thân bài : Nêu diễn biến của câu chuyện (cử chỉ, việc ìàm, lời nói và suy nghĩ của nhân vật).
Kết bài : Nêu kết quả hành động của nhân vật hoặc cảm nghĩ của em về nhân vật.
Giới thiệu chân dung nhân vật :
Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật.
Thân bài : Nêu từng đặc điểm của nhân vật và lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi đặc điểm đã nêu.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về nhân vật.
Dựa vào dàn ý, kể thành lời. Khi kể, cần chú ý:
Chọn từ ngữ phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh.
Thể hiện bằng giọng kể tự nhiên ; có thể kết hợp lời kể vói điệu bộ, cử chỉ, nét mặt để lôi cuốn người nghe.
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	TẬP ĐỌC	
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lổng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mõ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hổng đào, xanh hồ thuỷ,...).
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam.
Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên,
mềm mại và thanh thoát hơn.	_	
Theo TRẤN NGỌC THÊM
Áo cánh : áo ngắn, cổ đứng hoặc cổ viền thường có hai túi ở hai vạt trước và xẻ ở hai bên sườn.
Phong cách : kiểu (lối) sống tạo ra nét riêng của một người hoặc một ' nhóm người.
Tế nhị : ý nói nhã nhặn, lịch sự.
Xanh hồ thuỷ : xanh như màu nước hồ (xanh nhạt).
Tân thòi: kiểu mới.
Y phục : quần áo, đồ mặc.
©	1. Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ
Việt Nam xưa ?
Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền ?
Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho ỵ phục truyền thống của Việt Nam ?
Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ?
	TẬP LÀM VĂN 	
Ôn tập vẻ tá con vật
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chim hoạ mi hót
Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phưong nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. .
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay choi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sưong lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phưong đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sưong rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.	77ìeo NGỌC GIAO
Bài văn trên gồm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào ?
Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ?
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.
	LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	,	
Ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
Xếp các ví dụ cho dưới đây vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy:
Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ây lại hót vang lừng.
Theo NGỌC GIAO
Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào
Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tô’ quốc đã góp
phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình
cho sự nghiệp chung.	.	'	,
Theo PHỤ Nũ VIỆT NAM BƯỚC VÀO THẾ KÌ XXI
Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
■ a	Theo MỘT THẾ GIỚI MỚI
BẢNG TỔNG KẾT
Tác dụng của dâu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
■
Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau ? Viết lại cấc chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
Truyện kể về binh minh
Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ây có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
Có một thầy giáo cũng dậy sớm đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy
đến gần cậu bé khẽ chạm vào vai cậu hỏi :
Em có thích bình minh không ?
Bình minh nó thế nào ạ ?
Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa - Thầy giải thích.
Môi cậu bé run run đau đón. Cậu nói :
Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
Em tha lỗi cho thầy - Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng thầy bảo :
Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ giống như làn da của mẹ chạm vào ta.
Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi - Cậu bé mù nói.
t/uyện kếNGA
Khiếm thị: mắt hỏng, không nhìn được hoặc nhìn rất kém.
	TẬP LÀM VĂN	
Tà con vật
(Kiểm tra viết)
Đề bài
Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Gợi ý
Mở bài : Giói thiệu con vật định tả. Chú ý gắn với thời gian, không gian thích hợp.
Thân bài :
Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.
Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài ; hoạt động riêng, bất ngờ, khác vói những con vật cùng loài).
Kết bài : Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào ?