SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II

  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 1
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 2
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 3
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 4
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 5
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 6
  • Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II trang 7
Tuân 35
ÔN TẬP CUỐI HỌC Ki II
Tiết 1
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể theo những yểu cầu sau:
Câu hỏi của chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Cấu tạo của chủ ngữ hoặc vị ngữ.
M :
Kiểu cầu "Ai làm gì ?"
Thành phân câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai ?, Cái gì ?, Con gì ?
Làm gì ?
Cấu tạo
Danh từ, cụm danh từ
Đại từ
Động từ, cụm động từ
Tiét 2
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn chỉnh bảng tổng kết sau :
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ở đâu ?
Ngoài đường, xe cộ đi lại nhu mắc cửi.
Tiết 3
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Dựa vào các số liệu dưới đây, em hãy lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học của nước ta từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2004 - 2005:
a) Năm học 2000 - 2001
- số trường
13 859
- Số học sinh
9 741 100
- Số giáo viên
355 900
-“Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số
15,2%
b) Năm học 2001 - 2002
- Sọ trường
13 903
- Số học sinh
9 315 300
- Số giáo viên
359 900
- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số
15,8%
c) Năm học 2002 - 2003
- Số trường
14 163
- Số học sinh
8 815 700
- Số giáo viên
363 100
- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số
1 6,7%
d) Năm học 2003 - 2004
- Số trường
14 346
- Số học sinh
8 346 000
- Số giáo viên
366 200
- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số
17,7%
e) Năm học 2004 - 2005
- Số trường
14 518
- Số học sinh
7 744 800
- Số giáo viên
362 400
- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số
19,1%
Thẹo NIÊN GIÁM THỐNG KÈ 2004
Qua bảng thống kê trên, em rút ra những nhận xét gì ? Chọn ý trả lời đúng :
Số trường hằng năm tăng hay giảm ?
Tăng	- Giảm	- Lúc tăng lúc giảm
Số học sinh hằng năm tăng hay giảm ?
Tăng	- Giảm	- Lúc tăng lúc giảm
Số giáo viên hằng năm tăng hay giảm ?
Tăng	- Giảm	- Lúc tăng lúc giảm
Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hằng năm tăng hay giảm ?
Tăng	- Giảm	- Lúc tăng lúc giảm
Tiết 4
Dưới đây là một câu chuyện em đã học từ lớp 3. Giả sử em là một chữ cái (hoặc một dấu câu) làm thư kí cuộc họp, em hãy viết biên bản cuộc họp ấy :
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cấi và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác Chữ A dõng dạc mỏ đầu :
Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này : "Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi."
Có tiếng xì xào :
Thế nghĩa là gì nhỉ ?
Nghĩa là thế này : "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưói chân đi đôi giày da. Trên trán lâm tấm mồ hôi."
Tiếng cười rộ lên. Dấu Châm nói :
Theo tôi, tât cả là do cậu này chẳng bao giò để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta châm chỗ ấy.
Cả mây dấu câu đều lắc đầu :
Ấu thế nhỉ !
Bác Chữ A đề nghị :
Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa đã. Được không nào ?
Phỏng theo TRẨN NINH Hố
Tiết 5
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đọc bài the sau và trả lời câu hỏi:
Trẻ con ở Sơn Mỹ
(T rích)
Cho tôi nhập vào chân trời các em Chân trời ngay trên cát
Sóng ồn ào phút giây nín bặt Ôi biển thèm hoá được trẻ thơ
Tóc bết đầy nước mặn
Chúng ùa chạy mà không cần tới đích
Tay cầm cành củi khô
Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa Trẻ con là hạt gạo của trời
Cho tôi nhập vào chân tròi các em
Hoa xưong rồng chói đỏ
Tuổi thơ đứa bé da nâu
Tóc khét nắng m.àu râu bắp
Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát
Nắm com khoai ăn vói cá chuồn
Chim bay phía vầng mây như đám cháy
Phía lời ru bầu tròi tím lại
Võng dừa đưa sóng thỏ ngoài kia
Những ngọn đèn dầu tắt vội dưới màn sao
Đêm trong trẻo rộ lên tràng chó sủa
Những .con bò đập đuôi nhai lại cỏ
Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ...
THANH THẢO
Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất.
Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ỏ vùng quê ven biển bằng những giấc quan nào ? Hãy nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.
Tiết 6
Nghe - viết: Trẻ con ở Son Mỹ (từ đầu đến hạt gạo của trời)
Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Son Mỹ, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 cẩu theo một trong các đề bài sau :
Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
Tiết 7
Bài luyện tập
A - Đọc thầm
Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lón lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhang tro ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông... Thương bèn
rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lây phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.
Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xoè ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn... Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.
Theo MAI PHƯƠNG
B - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lòi đúng
Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu ?
Cây gạo già ; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo ; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tấn lá tròn vươn cao lên trời xanh.
Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ?
Cây gạo nở thêm một mùa hoa.
Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.
Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.
Trong chuỗi câu "Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.", từ bùng nói lên điều gì ?
Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.
Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.
Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
Vì sao cây gạo buồn thiu, nhũng chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.
Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.
Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.
Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo ?
Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo.
Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra.
Báo cho Uỷ ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xâu.
Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì ?
Thể hiện tinh thần đoàn kết.
Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Thể hiện thái độ dũng cảm' đấu tranh với kẻ xấu.
Câu nào dưới đây là câu ghép ?
Chiều nay, đi học về, Thưong cùng các bạn ùa ra cây gạo.
Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vưon cao lên trời xanh.
Các vế câu trong câu ghép "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió." được nối với nhau bằng cách nào ?
Nối bằng từ "vậy mà".
Nối bằng từ "thì".
Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
Trong chuỗi câu "Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhung kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hô sâu hoắm...", câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ?
Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Dấu phẩy trong câu "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo." có tác dụng gì ?
Ngăn cách các vế câu.
Ngăn cách trạng ngữ vói chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách cấc từ cùng làm vị ngữ.
Tiết 8
Bài luyện tập
Tập làm văn
Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giò học mà em nhó nhất.