SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai

  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 1
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 2
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 3
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 4
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 5
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 6
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 7
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 8
  • Tuần 34 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 9
Tuần 34
	TẬP ĐỌC	: 
Lớp học trên đường
Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo :
Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.
Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.
Buổi đầu, tôi học tấn tói hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.
Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói :
Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.
Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.
Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết "viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi :
Bây giờ con có muốn học nhạc không ?
Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.
Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi :
Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.
Theo HÉC-TO MA-LÔ
(Hà Mai Anh dịch)
Mẩu chuyện trên trích từ tiểu thuyết Không gia đinh của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô viết về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. BỊ bắt cóc và vứt ra lể đường từ lúc mới sinh, Rê-mi được một gia đinh nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người. Trải bao thăng trầm, cuối cùng cậu đã tìm được gia đình và sống hạnh phúc bên những người ruột thịt.
Ngày một ngày hai: nhanh chóng, có kết quả ngay.
Tấn tới: tiến bộ, đạt nhiều kết quả.
Đắc chí: tỏ ra thích thú vì đạt được mong muốn.
Sao nhãng : quên đi, không để tâm vào việc phải làm.
Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ?
Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh ?
Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ?
	CHÍNH TÀ 	___	
Nhớ - viết: Sang năm con lên bảy ftừ Mai rồi con lớn khôn... đến hếụ
Tìm tên các co quan, tổ chức trong đoạn văn sau. viết lại các tên ấy cho đúng.
Ngay sau khi kí Công ước về quyền trẻ em, Chính phủ nước ta đã tô’ chức Hội nghị quốc gia vì trẻ em Việt Nam, thông qua Chương trình hành động vì trẻ em 1991-2000, thành lập Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. Chính phủ phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành cụ thể như sau :
Uỷ ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam chỉ đạo, phối hợp hành động, tổ chúc thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thục hiện Chuông trình.
Bộ y tế tô’ chức thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em.
Bộ giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ về phô’ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ cho trẻ em.
Bộ lao động - Thuong binh và Xã hội chịu trách nhiệm về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối họp vói các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan tô’ chức dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, hướng dẫn cha mẹ nuôi dạy con.
Theo VŨ NGỌC BlNH
Hãy viết tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti,... ở địa phương em.
M: Công ti Giày da Phú Xuân.
	LƯYỆN TÙ VÀ CÂƯ 	:	
Mở rộng vốn từ : Quyên và bổn phận
Dựa theo nghĩa của tiếng quyền, em hãy xếp các từ cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm :
Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
(quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, quyền lực, nhân quyền, thẩm quyền)
Trong các từ cho dưới đây, những từ nào đồng nghĩa với bổn phận ? nghĩa vụ, nhiệm vụ, chức vụ, chức năng, chức trách, trách nhiệm, phận sự, địa phận.
Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và trả lời câu hỏi:
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi ?
Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa học ?
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh trong bài tập đọc em đã học ở tuần 32.
	KÉ CHUYỆN	
Kế chuyện được chứng kiến hoậc tham gia
Chọn một trong hai đề bài sau :
Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
Gợi ý
Gia dinh, nhà trường và xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi:
Ông bà, cha mẹ, người thân chăm lo cho em về ăn mặc, sức khoẻ, học tập ; nhường nhịn, chắt chiu, dành cho em những điều kiện tốt nhất ; dạy bảo em làm việc tốt.
Thầy cô tận tuy dạy dỗ, giúp em tiến bộ trong học tập và sinh hoạt ; thương yêu em hết lòng.
Cô bấc xung quanh (cô bấc sĩ, chú công an, bác bảo vệ,...) ân cần giúp đỡ, bảo vệ em.
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.
Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn,...
	TẬP ĐỌC	
Nếu trái đất thiếu trẻ con
(ĩ rich)
Tôi và Anh vào Cung Thiếu nhi
Gặp các em
Và xem tranh vẽ
Thành phố Hổ Chí Minh rất nhiều gương mặt trẻ Trẻ nhất là các em.
Pô-pốp bảo tôi :
"Anh hãy nhìn xem :
Có ở đâu đầu tôi to được thế ?
Anh hãy nhìn xem !
Và thế này thì "ghê gớm" thật:
Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khãn quàng đỏ Các anh hùng là những-đứa-trẻ-lớn-hơn.
Ngộ nghĩnh là các em
Sáng suốt là các em
Tôi lặng người sau lời Pô-pốp :
"Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất Thì bay hay bò
Cũng vô nghĩa như nhau".
Đỗ TRUNG LAI
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt Các em tô lên một nửa số sao trời I" Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười Nụ cười trẻ nhỏ
Pô-pốp : phi công vũ trụ, hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Sáng suốt: có nhận thức rõ ràng và cách giải quyết đúng đắn.
Lặng nguôi : không nói năng, cử động gì được do vui, buồn đột ngột hoặc khám phá bất ngờ.
Vô nghĩa : không có ý nghĩa hay giá trị gì.
©	1. Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai ?
Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào ?
Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh ?
Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào ?
	TẬP LÀM VĂN	•	• •
Trà bài văn tá cành
7"ự đánh giá bài làm của em :
Phần thân bài tả cảnh theo trình tự không gian hay thời gian ?
Chỉ ra các đoạn và ý của từng đoạn.
Chỉ ra những câu chuyển đoạn.
Trong bài có bao nhiêu câu văn hay :
Câu văn có hình ảnh.
Câu văn bộc lộ cảm xúc của người viết.
Trong bài có bao nhiêu lỗi :
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ
Lỗi đặt câu
Chữa bài:
Tham gia chữa lỗi chung.
Tự chữa lỗi trong bài làm của em.
Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi.
Học tập những đoạn văn, bài văn hay :■
Nghe đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của cấc bạn.
Thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn trên.
Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại theo cách khác hay hơn.
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Ôn tập vê dấu câu
(Dấu gạch ngang)
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ dưới đây, hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang:
Chú hề vội tiếp lời :
Tất nhiên rồi. Khi một con hưou mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.
Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.
Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.
Theo PHƠ-BƠ
Đứng ỏ đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba
Vì vòi vọi, noi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo
Sơn Tinh về trân giữ núi cao.	...	
TheoĐOMi MINH TUẤN
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội :
Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lóp, xóm làng.
Chăm sóc gia đinh thưong binh, liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đon, người có hoàn cảnh khó khăn.
TIẾNG VIỆT 5, TẬP HAI (2006)
Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của nó trong từng trường hợp:
Cái bếp lò
Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợt tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.
Chào bấc - Em bé nói với tôi.
Chấu đi đâu vậy ? - Tôi hỏi em.
Thưa bác, cháu đi học.
Sáng nay rét lắm. Thế mà chấu vẫn đi à ?
Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.
Nhà cháu không có than ủ ư ?
Thưa bác, than đắt lắm.
Cháu thích đi học lắm phải không ? Cháu yêu trường chứ ? Cháu yêu thầy chứ ?
Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lòi tôi :
Thưa bác, vâng... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò...
Theo A. ĐÔ-ĐÊ
	TẬP LÀM VĂN 	•	:	
Trà bài văn tá người
Công việc cần làm trong giờ trả bài:
Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét về bài làm của lớp. Tham gia chữa cấc lỗi chung theo sự hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo).
Đọc bài làm của em và lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo). Chữa bài theo yêu cầu về nội dung và cách diễn đạt.
Chọn một đoạn văn em viết chưa đúng (hoặc chưa hay) để viết lại cho đúng (hoặc hay hơn).
Chú ý yêu cầu về nội dung miêu tả :
Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
Em cần chú trọng nêu những đặc điểm và hành động của cô giáo (thầy giáo) đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp.
Em cần thể hiện rõ tình cảm yêu mến đối với cô giáo (thầy giáo) qua lời văn của mình.
Tả một người ở địa phương em (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bấn hàng,...).
Đây là người ở cùng địa phương nên em đã gặp nhiều lần, vì vậy em có thể tả sự thay đổi về ngoại hình hoặc hành động của người được tả trong những thời gian, hoàn cảnh khác nhau.
Em cần thể hiện tình cảm của mình đối vói người được tả.
Tả một người em mới gặp nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
Người em mới gặp có thể là người chợt đến chơi nhà hoặc đến trường ; cũng có thể là người em gặp ngoài đường.
Người đó có thể gây ấn tượng sâu sắc cho em về ngoại hình hoặc tính cách đặc biệt của mình. Em cần chú trọng miêu tả đặc điểm này.
Chú ý nêu yêu cầu vể cách diễn đạt:
Ngoài yêu cầu dùng từ, đặt câu, viết chính tả đúng, cần biết vận dụng các phép so sánh, nhân hoá làm cho câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.