SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn

  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 1
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 2
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 3
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 4
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 5
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 6
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 7
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 8
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 9
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 10
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 11
  • Tuần 27 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 12
Tuần 27
	TẬP ĐỌC 	
Tranh làng Hồ
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hổ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hổ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thìa một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
Phải yêu mến cuộc đời trổng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế : những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước : chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự
sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn ; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.
Theo NGUYỄN TUÂN
Làng Hồ : làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ in trên giấy dó được nhiều người ưa thích.
Tranh tố nữ: tranh vẽ người con gái đẹp.
Nghệ sĩ tạo hình : người chuyên vẽ tranh, tạc tượng,...
Thuần phác : chất phác, mộc mạc.
Tranh lọn ráy : tranh vẽ con lọn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ, dùng làm thức ãn cho lợn).
Khoáy âm duong : khoáy vẽ trên mình con lọn trong tranh, hình tròn, giữa có nét cong như chữ s chia hình tròn làm hai mảng - một mảng màu sáng (dương) và một mảng màu tối (ảm).
Lĩnh : một thứ lụa đen bóng.
Màu trắng điệp : màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.
Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hổ.
Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
	CHÍNH TÀ 	
Nhớ - viết: Của sông ftừ Nơi biển tìm về với đất... đến hết,)
Tìm các tên riêng trong những đoạn trích sau và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào.
Người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ là Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô (1451-1506), một nhà hàng hải người l-ta-li-a. Cô-lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là Ân Độ. về sau, người đồng hương của ông là nhà hàng hải A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi (1454-1512) đã đính chính sai lầm ây và khẳng định vùng đất Cô-lôm-bô tìm được là một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Chính vì vậy, tập bản đồ xuât bản ỏ Lo-ren (Pháp) năm 1 507 đã gọi châu lục này là A-mê-ri-ca (châu Mĩ), dựa theo tên của A-mê-ri-gô.
Đỉnh Ê-vơ-rét trong dãy Hi-ma-lay-a là đỉnh núi cao nhất thế giới. Những người đầu tiên chinh phục được độ cao 8848 mét này là Ét-mân Hin-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-sinh No-rơ-gay (một thô’ dân vùng Hi-ma-lay-a). Ngày nóc nhà thế giới này bị chinh phục là 29-5-1953.
Theo TÂN TÙ ĐIỂN BÁCH KHOA TOÀN THU
Mở rộng vốn từ : Truyền thống
Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh hoạ mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao :
Yêu nước	M : Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
Lao động cần cù
Đoàn kết
Nhân ái
Mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ s.
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)
9)
10)
11)
12)
13)
14)
15)
16)
Muốn sang thì bắc ...
Muốn con hay chữ thì yêu lây thầy.
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng ... nhưng chung một giàn.
Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp ... ở đâu.
Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã, ai dè ...
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải ... cùng.
Cá không ăn muối ...
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai ... dây mà trồng.
Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu ...
Lên non mới biết non cao Lội sông mói biết ... cạn sâu.
Dù ai nói đông nói tây Lòng ta vẫn ... giữa rừng.
Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi ...
1 2)	Nói chín ... làm mười
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
1 3)	Ăn quả nhó kẻ trồng cây
... nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.
14)	... từ thuở còn non
Dạy con từ thuở hãy còn tho ngây.
1 5)	Nưóc lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi ... mới ngoan.
1 6)	Con có cha như ...
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
	KỀ CHUYỆN	.	
Kế chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Chọn một trong hai đề bài sau :
Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết on của em với thầy cô.
Gợi ý
Những việc làm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo :
Học sinh kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Học sinh đã trưởng thành nhớ ơn thầy giáo, cô giáo cũ.
Cán bộ địa phương quan tâm phát triển giáo dục.
Nhân dân địa phương tham gia xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp.
Kỉ niệm về thầy cô :
Kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường ; những hình ảnh, ấn tượng mới lạ, tốt đẹp về thầy cô.
Kỉ niệm về sự chăm sóc ân cần, động viên, khuyến khích học sinh của thầy cô.
Kỉ niệm về một việc làm tốt được thầy cô khen ; một việc làm sai được thầy cô phê bình, chỉ bảo.
Nhân vật trong các câu chuyện trên có thể là :
Thầy giáo, cô giáo của em và bản thân em..
Bạn bè ở trường, ở đường phố, thôn xóm em.
Người thân trong gia đình em (ông bà, cha mẹ, cô bấc,...).
Cán bộ lãnh đạo địa phương em (phường, xã, quận, huyện, tỉnh).
Các cô bác ở đường phố, thôn xóm em.
Kể như thế nào ?
Yêu cầu : Kể một câu chuyện cụ thể (diễn ra trong một thời gian nhát định, ở một địa điểm xác định).
Trình tự kể :
Giới thiệu câu chuyện.
Thuật lại nội dung câu chuyện :
+ Câu chuyện bắt đầu như thế nào ?
+ Diễn biến của câu chuyện ra sao ? (Kể rõ trình tự các sự việc xảy ra, hành động của nhân vật ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo, tình cảm của học sinh đối với thầy cô hoặc tình cảm của thầy cô đối vói học sinh.)
Thảo luận với các bạn về câu chuyện.
	TẬP ĐỌC	
Đất nước
(ĩ rích)
Sáng mất trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hưong cốm mói Tôi nhó những ngày thu đã xa.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hoi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá roi đầy.
Mùa thu nay khác rôi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mói Trong biếc nói cười thiết tha.
Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngất Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về.
NGUYỀN ĐlNH THI
Đất nuớc là bài tho được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện cảm xúc của tác giả giữa mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc.
Hoi may : gió heo may.
Chua bao giờ khuất: chưa bao giờ chịu khuất phục ; cũng có thể hiểu là bất tử.
"Những ngày thu đã xa" được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào ?
Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối ?
Học thuộc lòng bài thơ.
Ỉ__TẬP LÀM VÃN
A
✓'"'X	 I A.	■	- Ẩ- í l	_ A	 ẠZ •
On tập ve tà cây cối
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Cây chuối mẹ
Mói ngàỵ nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cô’ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lâp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.
Khi cây mẹ bận đom hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm ra buồng, ra nải, . cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó ?
Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
PHẠM ĐlNH ÂN
Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào ? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa ?
Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giấc quan nào ? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ?
Tim các hình ảnh so sánh, nhấn hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).
	 LỨYỆNTỪ VÀ CẤƯ .	
Liên kết các câu trong bài
bàng từ ngữ nối
- Nhận xét
Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì ?
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mói, cái riêng.
Theo PHẠM Hổ
Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.
- Ghi nhớ
Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như : nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,...
Ill	- Luyện tập
Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.
Qua những mùa hoa
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.
Vì thế, tôi thường là đứa phất hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn chấy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.
Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.
Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.
Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rõ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã "người lớn" hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sâu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.
Đến khi các loài hoa rực rõ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng... đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lâp ló những chùm quả xanh giòn. Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sâu vậy.
Theo T LONG
Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng:
Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không ?
Bố viết được.
Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
■?!	MINH CHÂU sưu tăm
	—TẬP LÀM VÀN 	 .	
Tà cây cối
(Kiểm tra viết)
Chọn một trong các đề bài sau :
Tả một loài hoa mà em thích.
Tả một loại trái cây mà em thích.
Tả một giàn cây leo.
Tả một cây non mới trổng.
Tả một cây cổ thụ.
Gợi ý
Mở bài :
Giới thiệu cây, hoa hoặc quả em định tả.
Nêu thời điểm em quan sát cây, hoa hoặc quả ây.
Thân bài :
Tả bao quát toàn bộ cây (hoặc hoa, quả).
Tả từng bộ phận của cây (hoa, quả), hoặc sự thay đổi của cây (hoa, quả), theo thời gian. Chú ý thể hiện kết quả em đã quan sát được nhờ cấc giác quan : thị giác (nhìn), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ), vị giác (nếm).
Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, bướm ong... liên quan đến cây (hoa, quả).
Kết bài : Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây (hoa, quả) được miêu tả.