SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai

  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 1
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 2
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 3
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 4
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 5
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 6
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 7
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 8
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai trang 9
Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tảu.
Tháng trước, trường của út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không choi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, ' thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn :
- Hoa, Lan, tàu hoả đến !
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lãn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc
động không nói nên lời.	
v a a	Theo Tô PHƯƠNG
Thanh ray : thanh thép hoặc sắt ghép nối với nhau thành hai đường song song để tạo thành đường cho tàu hoả, tàu điện hay xe goòng chạy.
©	1. Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy nặm nay thường có
những sự cố gì ?
Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?
Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ?
Em học tập được ở út Vịnh điều gì ?
CHÍNH TẢ _
Nhớ - viết: Bẩm oi (từ đầu đến tái tê lòng bầm.)
Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng :
Tên cơ quan, đon vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
a) Trường Tiểu học
Bế Vãn Đàn
b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
c) Công ti Dầu khí
Biển Đông
Viết tên các cơ quan, đơn vị sau đây cho đúng :
Nhà hát tuổi trẻ
Nhà xuất bản giáo dục
Trường mầm non sao mai
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Ôn tập vê dấu câu
(Dấu phổy)
Có thể đặt dấu chấm hay dấu phây vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau ?
Dấu chấm và dấu phẩy
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu châm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh
bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh vói một điều kiện là anh hãy đếm
tất cả những dâu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi
đến cho tôi chào anh."	
TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tắm
0	Bóc-na Sô (1856 - 1950) : nhà văn nổi tiếng người Ai-len, được Giải thưởng
Nô-ben về vãn học năm 1925.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
	KỂ CHUYỆN	
Nhà vô địch
Theo TẠ DUY ANH
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chip.
Trao đổi với các bạn :
về một chi tiết trong truyện mà em thích nhất.
về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chip.
về ý nghĩa của câu chuyện.
	TẬP ĐỌC	-	
Những cánh buồm
(Trích)
Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch.
Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hổng Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi :
"Cha oi !
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ỏ đó ?"
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ :
"Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa có nhà,
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến."
Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ :
"Cha mượn cho con cánh buổm trắng nhé,
Để con đi..."
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm ?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.
HOÀNG TRUNG THÔNG
Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.
Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ?
Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ?
Học thuộc lòng bài thơ.
	TẬP LÀM VÀN 	
Trả bài văn tà con vật
Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp.
Tự đánh giá bài làm của em theo những gợi ý sau :
Bài làm có hay không có :
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Bài làm có hay không có :
Đoạn tả hình dáng của con vật.
Đoạn tả hoạt động của con vật.
Bài làm đã nêu hay chưa nêu :
Đặc điểm riêng về hình dáng và hoạt động của con vật được tả so vói các con vật khác.
Ý chuyển tiếp giữa các đoạn.
Trong bài có bao nhiêu :
Câu văn có hình ảnh.
Câu văn bộc lộ cảm xúc của người viết.
Trong bài có bao nhiêu :
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ
Lỗi đặt câu
Chữa bài:
Tham gia chữa lỗi chung trên lóp.
Tự chữa lỗi trong bài của em.
Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi.
Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
Nghe đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn.
Thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn trên.
Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại theo cách khác hay hơn.
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Ôn tập vé dấu câu
(Dấu hai chấm)
Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì ?
Một chú công an vỗ vai em :
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm Ị
NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU
cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
THANH TỊNH
Có thể đặt dấu hai châm vào chỗ nào trong các khổ thơ, các câu văn dưới đây ?
Trận đánh đã bắt đầu Quân ta ào lên trước Một tên giặc ngã nhào Chết rồi, không dậy được.
Chết là không nhúc nhích Sao nó cứ lồm cồm ?
Tính ăn gian chẳng thích Choi thật thà vui hon.
Thằng giặc cuống cả chân Nhăn nhó kêu rối rít - Đồng ý là tao chết Nhưng đây... tổ kiến vàng I
ĐINH HẢI
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mói lớn để chò đợi một nàng tiên ấo xanh bay xuống từ tròi và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin "Bay đi, diều ơi ! Bay đi I"
77)eo TẠ DUY ANH
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ phía tây là dãy Trường Son trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ỏ giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.
tteữVÀN NHỈ
Trong mẩu chuyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào ? Đổ người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào ?
Chỉ vì quên một dấu câu
Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. ông dặn người bán hàng ghi lên băng tang : "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lòi phúng còn đon giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm on ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."
Lúc vòng hoa được đem tói đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót : "Kính viếng bấc X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."
Theoịạp chí NGÔN NGỮ
Thiên đàng (thiên đường) : theo quan niệm của một số tôn giáo, là nơi linh hồn người tốt được hưởng mọi sự sung sướng, ngược lại với địa ngục là nơi đày đoạ linh hồn người có tội.
.. ..... .. TẬP LÀM VÀN 	
Tà cành
(Kiểm tra viết)
Chọn một trong các đề bài sau :
Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Tả một đêm trăng đẹp.
Tả trường em trước buổi học.
Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.