SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn

  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 1
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 2
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 3
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 4
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 5
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 6
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 7
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 8
  • Tuần 26 - Chủ điểm: Nhớ nguồn trang 9
Tuần 26
	TẬP ĐỌC	
Nghĩa thầy trò
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói :
Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to :
Lạy thầy I Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đổ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thìa về nghĩa thầy trò.	Theo HÀÂN
Cụ giáo Chu : tức Chu Vãn An (1292-1370), một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.
Môn sinh : học trò của cùng một thầy giáo.
Áo dài thâm : áo dài màu đen.
Sập : giường gỗ, mặt liền với chân, xung quanh có diềm.
Vái: chắp tay giơ lên hạ xuống, đổng thời cúi đầu, để tỏ lòng cung kính.
Tạ : cảm ơn hoặc xin lỗi một cách kính cẩn.
Cụ đồ : người dạy chữ Nho thời trước.
Vỡ lòng : bắt đầu học (chữ).
©	1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?
Tìm những chí tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?
Tiên học lễ, hậu học văn.
Uống nước nhớ nguồn.
Tôn sư trọng đạo.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)
CHỈNH TẢ _
Nghe - viết:
Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Ngày 1-5-1886, công nhân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công 'lan nhanh ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,... Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca-gô,
cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thưong. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.
Theo NHŨNG MẨU CHUYỆN LỊCH sử THỂ GIỚI
Tìm các tên riêng trong câu chuyện sau và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.
Tác giả bài Quốc tế ca
ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đinh công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 1 5 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bấn giày. Mãi về sau, ông mói học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.
Tháng 3-1 871, Pô-chi-ê tham gia Công xã Pa-ri. Công xã thất bại, ông bị truy nã gắt gao, phải trốn trong nhà một người bạn. Chính trong giờ phút khó khăn này, nhớ lại những ngày chiến đấu hào hùng, ông đã sáng tác bài thơ Quốc tế ca. Bài thơ được nhạc sĩ Pi-e Đơ-gây-tê phổ nhạc năm 1 888, nhanh chóng truyền đi khắp nơi và trở thành bài ca của giai cấp công nhân thế giới.
Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian Ị Vùng lên, hỡi ai cực khổ, bần hàn I
Lời ca hùng tráng vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim, thôi thúc những người bị áp bức, bóc lột siết chặt hàng ngũ phấn đâu cho một ngày mai tươi sáng, một thế giới công bằng.
NGUYỄN HOÀNG
Công xã Pa-ri : cuộc cách mạng của công nhân và nhân dân lao động Pháp, diễn ra từ ngày 18-3 đến 27-5- 1871.
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Truyền thống
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống ?
Phong tục và tập quán của tô’ tiên, ông bà.
Cấch sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khấc.
Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành ba nhóm:
Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).
Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
(truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng)
Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc :
Tôi đã có dịp đi nhiều miền đât nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dâu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chát cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.
Theo HOÀNG PHÙ NGỌC TƯỜNG
Hốt: thẻ bằng ngà hoặc bằng xương, quan lại ngày xưa cầm trước ngực khi chầu vua.
	KỂ CHUYỆN	
Kế chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài
Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Gọi ý
1 ■ Nội dung :
Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học : ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một'), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).
Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết : Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vi muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).
Tìm câu chuyện ở đâu ?
Những câu chuyện em đã được nghe.
Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuât bản
Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.
Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyên đã nghe
(hoặc đã đọc):
Mỏ đầu câu chuyện thế nào ?
Diễn biến của câu chuyện ra sao ? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)
Treo đổi VỚI các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
	- TẬP ĐỌC	
Hội thổi cơm thi ỏ Đồng Vân
Hội thổi cơm thi ở làng Đổng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên.bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên... Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nổi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.
Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nổi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn : cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hổi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.
Theo MINH NHƯƠNG
Làng Đồng Vân : một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Sông Đáy : một nhánh của sông Hồng, chảy qua Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình.
Đình : ngôi nhà to rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng.
Trình : đưa ra để người trên xem xét và giải quyết.
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng” ?
_	TẬP LÀM VĂN 	•
Tập viết đoạn đối thoại
Đọc đoạn trích dưới đây của truyện Thái sư Trần Thủ Độ:
Linh Từ Quốc Mẩu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm câm, bị một người quân hiệu ngăn lại. về nhà, bà khóc :
Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ cưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo :
Ngưoi ỏ chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa ! Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau :
Giữ nghiêm phép nước
Nhân vật:	Trần Thủ Độ ; Linh Từ Quốc Mẫu ; nguời quân hiệu ; một vài người lính
và gia nô.
Cảnh trí:	Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một
chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.
Thời gian :	Khoảng gần trưa.
Gọi ý lời đối thoại: - Linh Từ Quốc Mẩu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.
Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.
Quân lính áp giải người quân hiệu vào.
Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thầi sư không.
Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.
(Linh Từ Quốc Mầu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.)
Trần Thủ Độ:	- (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế ?
Linh Từ Quốc Mẩu	(Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rổi ! Một tên
quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa !
Trần Thủ Độ :	- Bà hãy bót nóng giận đi ! Kể cho tôi nghe đầu đuôi
câu chuyện thế nào đã !
Linh Từ Quốc Mầu Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem : Tôi là vạ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào ?
Trần Thủ Độ:
Phân vai đọc lại (hoặc diễn thử) màn kịch trên.
	LUYỆN TÙ VÀ CẢU 	
Luyện tập thay thế từ ngữ đế liên kết câu
Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) ? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ?
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc , gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.
NGUYỄN ĐlNH THI
Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đổng nghĩa :
Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hoấ). Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.
Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bò cõi. Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khỏi nghĩa tuy không .thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông, đất nước.
Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỪ VIỆT NAM
Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.
	.TẬP LÀM VÀN 	
Trầ bài văn tà đồ vật
Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp.
Chữa bài:
Tham gia chữa những lỗi chung trên lớp.
Đọc lại bài làm của em, lời phê của thầy cô.
Tự chữa bài làm của em.
Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi.
Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
Nghe đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn.
Thảo luận để tìm ra cái hay của các đoạn văn, bài văn trên.
Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại theo cách khác hay hơn.