SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân

  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 1
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 2
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 3
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 4
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 5
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 6
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 7
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 8
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 9
  • Tuần 21 - Chủ điểm: Người công dân trang 10
TẬP ĐỌC	
Trí dũng song toàn
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Vãn Minh được vua Lê Thần Tông
cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng :
Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đòi của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên Ị
Vua Minh phán :
Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ I
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu :
Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói :
Từ nay trỏ đi, nước ngưoi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
Từ đó, nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
Lần khác, khi Giang Văn Minh vào yết kiến, vua Minh sai một đại thần ra vế đối :
Đổng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay :
Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng :
Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu : "Ai cũng sống, sống như ông, thật
đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống."
Theo ĐINH XUÂN LÂM ■ TRUONG Hũu QUÝNH và TRUNG LUU
Trí dũng song toàn : vừa mưu trí vừa dũng cảm.
Thám hoa : người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình, được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa.
Giang Văn Minh (1573 - 1638) : đại thần triều Lê.
' - Liễu Thăng : tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lãng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn).
Đồng trụ : tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ "góp giỗ Liễu Thăng” ?
Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
CHÍNH TÁ
Nghe - viết: Trí dũng song toàn (từ Thấy sứ thần Việt Nam... đến hếụ
. Tìm và viết các từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau :
Giữ lại để dùng về sau.
Biết rõ, thành thạo.
Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao.
Chứa tiếng có thanh hổi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :
Dám đương đầu vói khó khăn, nguy hiểm.
Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả.
Đồng nghĩa vói giữ gìn.
. a) Có thể điền r, d hay gi vào chỗ trống nào trong bài thơ sau ?
Dáng hình ngọn gió
Bầu tròi rộng thênh thang Là căn nhà của gió Chân trời như cửa ngỏ Thả sức gió đi về Nghe cây lá ...ầm ...ì Ây là khi gió hát Mặt biển sóng lao xao Là gió đang ...ạo nhạc Những ngày hè oi bức Cứ tưởng gió đi đâu Gió nép vào vành nón
Quạt ...ịu trưa ve sầu Gió còn lượn lên cao Vượt sông dài biển rộng Cõng nước làm mưa ...ào Cho xanh tươi đồng ruộng Gió khô ô muối trắng Gió đẩy cánh buồm đi Gió chẳng bao ...ờ mệt Ị Nhưng đố ai biết được Hình ...áng gió thế nào.
raeoĐOÀN THI LAM LUYẾN
b) Có thể đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm nào trong mẩu chuyện vui sau ?
Sợ mèo không biết
Một người bị bệnh hoang tương, suốt ngày ngõ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mai ả cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thây lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hai giai thích :
Bên công có một con mèo.
Bác sĩ bảo :
Nhưng anh đã biết mình không phai là chuột kia mà.
Anh chàng trả lòi :
Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhơ con mèo nó không biết điều ấy
thì sao ?	_	
Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Công dân
Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa :
nghĩa vụ, quyền, ý thức, bốn phận, trách nhiệm, gưong mẫu, danh dự
Tìm nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B :
A	B
Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
Nghĩa vụ công dân
Sự hiểu biết vể nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
Quyển công dân
Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
Ý thức công dân
Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.", em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
Ké chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Chọn một trong các đề bài sau :
Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá.
Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
Gợi ý
Tìm hiểu yêu cầu của các đề bài trên :
Đề 1
Thế nào là công trình công cộng và di tích lịch sử - văn hoá ?
+ Công trình công cộng là những nơi được xây dựng để mọi người dùng chung như cung văn hoá, viện bảo tàng, rạp hát, công viên,...
+ Di tích lịch sử - văn hoấ là những công trình hoặc những vật đời trước để lại, gắn với những sự kiện, những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hoặc có ý nghĩa, giá trị cao về văn hoấ.
Những việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá : giữ vệ sinh ; không hái hoa ; không leo trèo, nghịch ngợm ; không viết, vẽ lên tường ; phất hiện và ngăn chặn các hành vi phá hoại công trình,...
Đề 2
Luật Giao thông đường bộ gồm các quy định mà mỗi người dân phải tuân theo khi đi lại trên đường để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn.
Những việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ : đi bộ trên vỉa hè ; không chạy nhảy, nô đùa dưới lòng đường ; đi xe ở bên phải đường ; không đi xe hàng ba, hàng bốn trên đường ; không vượt đèn đỏ ; đâu tranh, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Đế 3
Liệt sĩ và thương binh là những người đã dũng cảm hi sinh tính mạng hoặc một phần thân thể để bảo vệ nền độc lập của Tô’ quốc và cuộc sống của nhân dân.
Các việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ : chăm sóc mộ liệt sĩ, thăm nom giúp đỡ các gia đình liệt sĩ neo đơn, giúp đỡ các cô, chú thương binh gặp khó khăn,...
Nhớ lại câu chuyện, nhớ lại sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Kể chuyện trong tổ, trong lớp :
Giới thiệu câu chuyện.
Kể diễn biến của câu chuyện.
Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó.
Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
	TẬP ĐỌC	
Tiếng rao đêm
Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy : "Bánh... giò... ò... ò... I" Tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.
Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la : "Cháy I Cháy nhà !"...
Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù...
Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng
hoàng vì trong cái bọc chăn còn vưong khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu : "ô... này Ị", rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân gio lên : thì ra là một cái chân gỗ I
Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thưong binh. Bấy giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh glò tung toé... Thì ra người bán bánh giò là một thưong binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.
Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi...
Theo NGUYỄN LẼ TÍN NHÀN
Té quỵ : ngã khuỵu xuống, không gượng dậy được.
Rầm (rầm nhà) : thanh gỗ to hoặc thanh bê tông đặt ngang trên một số điểm tựa để đõ mái nhà.
Thất thần : sắc mặt nhợt nhạt vì quá sọ hãi.
Thảng thốt: ngạc nhiên và hoảng hốt.
Tung tích : dấu vết giúp cho việc xác minh, tìm ra đối tượng.
Đám cháy xảy ra vào lúc nào ?
Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?
Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ?
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?
	TẠP LAM VAN 	
Lập chương trình hoạt động
Đề bài
Khi xây dựng chương trình công tác của liên đội trong năm học, ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau đây :
Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 - 3).
Thi nghi thức Đội.
Triển lãm về các chủ đề Bảo vệ môi trường, Yêu hoà bình, uống nước nhớ nguồn,...
Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.
Gặp gỡ, giao lưu với học sinh các trường kết nghĩa hoặc với các bạn thiếu nhi quốc tế đang sống và học tập ở Việt Nam.
Em hãy lập chương trình cho một trong các hoạt động nói trên (hoặc cho một hoạt động khác mà trường em dự kiến tổ chức).
	LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	
Nối các vế câu ghép bàng quan hệ từ
- Nhận xét
Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau ?
Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
ĐOÀN GIÓI
Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
•	a	TRINH ĐƯỜNG
Tìm thêm những quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- Ghi nhớ
Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :
Một quan hệ từ : vì, bởi vì, nên, cho nên,...
Hoặc một cặp quan hệ từ : vì... nên... ; bởi vì... cho nên... ; tại vì... cho nên... ; do... nên... ; do... mà... ; nhờ... mà...
- Luyện tập
Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chì kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu này trong những ví dụ sau :
Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
CA DAO
Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
TRINH ĐƯỜNG
Lúa gạo quý vì ta phải đô’ bao mồ hôi mói làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
TRỊNH MẠNH
Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm bớt từ nếu thấy cần thiết).
Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp. với mỗi chỗ trống. Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy.
a> ... thời tiết thuận nên lúa tốt.
b) ... thời tiết không thuận nên lúa xấu.
(tại, nhờ)
Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :
Vì bạn Dũng không thuộc bài ...
Do nó chủ quan ...
... nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
	TẬP LÀM VĂN 	
Trả bài văn tà người
Dựa vào kết quả bài làm và hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo), tự nhận xét về bài làm của em và rút kinh nghiệm theo các yêu cầu sau :
Viết đúng thể loại văn miêu tả (tả người).
Bố cục (mỏ bài, thân bài, kết bài) rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí.
Diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn,...) trôi chảy, sáng rõ ; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc ; viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ.
Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại theo cách khác hay hơn, ví dụ:
Một đoạn tả ngoại hình hoặc tả tính tình, hoạt động của người được tả.
Đoạn mỏ bài hoặc kết bài viết theo kiểu khấc vói đoạn mở bài, kết bài em đã viết.