Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân

  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 1
  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 2
  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 3
  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 4
  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 5
  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 6
  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 7
  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 8
  • Tuần 1. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 9
THƯƠNG NGƯỜI NHƯ Tfi< THƯƠNG THÂN
Tuần 1.
TẬP ĐỌC	Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
CÁCH ĐỌC
Giọng kể và tả chậm rãi, phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
Lời Nhà Trò: Giọng kể lể đáng thương.
Lời Dê' Mèn an ủi động viên Nhà Trò: Giọng mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết.
GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt
Thân hình chị bé nhỏ gầy yếu, người bự những phấn như mới lột.
Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở.
Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe dọa:
Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Đã mấy bận bọn nhện đánh Nhà Trò. Lần này, chúng chăng tơ, chặn đường, đe sẽ bắt chị để ăn thịt.
Những lời nói và cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Cử chỉ và hành động: Xòe cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
Lời nói dứt khoát và mạnh mẽ của Dế Mèn làm Nhà Trò yên tâm.
Dế Mèn có phản ứng mạnh mẽ và hành động của Dế Mèn là che chở, bảo vệ Nhà Trò.
Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích
Có thể chọn một trong những hình ảnh nhân hóa sau đây:
Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phẩn... Gợi tả Nhà Trò như một cô gái đáng thương, yếu đuôi.
Dế Mèn xòe cả.hai càng ra bảo Nhà Trò: “Em đừng sợ...” Gợi tả Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời lẽ mạnh mẽ, nghĩa hiệp.
Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện... Cho thấy các con vật cũng có hành động giông con người: Bọn nhện biết mai phục để bắt Nhà Trò. Dế Mèn dũng cảm, che chở bảo vệ Nhà Trò, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn nhện.
Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tâ'm lòng nghĩa hiệp - bênh vực kẻ yếu, chông áp bức, bất công.
CHÍNH TẢ	Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Nghe - viết:
Dế Mèn bênh vực kể yếu (từ Một hôm ... đến ... vẫn khóc).
Chú ý: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn...
Điền vào chỗ trống
l hay n
Không thể zẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đốì. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
Theo Đào Vũ
an hay ang
Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
Tố Hữu
Giải các câu đố
Cái la bàn.
Hoa ban.
LUYỆNTỪVÀCÂU Cấu tạo của tiếng
NHẬN XÉT
Câu ca dao: Dòng trên 6 tiếng
Dòng dưới 8 tiếng
Đánh vần tiếng bầu: bờ - âu - bâu - huyền - bầu
Tiếng bầu tạo thành do các bộ phộn: Âm đầu: b
Vần:	âu
Thanh:	huyền
4. Phân tích các bộ phận tạo thành các tiếng khác trong hai câu trên
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
ơi
ơi
ngang
thương
th
(thờ)
ương
ngang
lấy
1
(lờ)
ây
sắc
bí
b
(bờ)
ĩ
sắc
cùng
c
(cờ)
ung
huyền
tuy
t
(tờ)
uy
ngang
rằng
r
(rờ)
ăng
huyền
khác
kh
(khờ)
ac
sắc
giống
gi
(gi)
ông
sắc
nhưng
nh
(nhờ)
ưng
ngang
chung
ch
(chờ)
ung
ngang
một
m
(mờ)
ôt
nặng
giàn
ẽ
(gi)
an
huyền
Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành.
Tiếng có đủ bộ phận như tiếng “òầu”: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
Tiếng không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”: ơi chỉ có phần vần và thanh, không có âm đầu.
GHI NHỚ	
Mỗi tiếng thường có ba bộ phận sau:
Thanh
Ầm đầu
Vần
Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
LUYỆN TẬP
Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
nhiễu
nh
iêu
ngã
điều
đ
iêu
huyền
phủ
ph
u
hỏi
lấy
1
ây
sắc
giá
gi
a
sắc
gương
g
ương
ngang
người
ng
ươi
huyền
trong
tr
ong
ngang
một
m
ôt
nặng
nước
n
ươc
sắc
phải
ph
ai
hỏi
thương
th
ương
ngang
nhau
nh
au
ngang
cùng
c
ung
huyền
Giải câu đố
Chữ sao.
KỂ CHUYỀN	Sự tích hồ Ba Bể
Thuở xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Ai cũng lo làm việc tô't lành để cầu phúc.
Hôm ấy, bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thôi xông ra rất khó chịu. Đến đâu bà cũng phều phào mấy tiếng: “Đói lắm các ông, các bà ơi!”. Bà cụ vừa nói vừa đưa tay bôn phía, cầu xin.
Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê mình ra khỏi đám hội, vào nhà nào, bà cũng bị đuổi ra. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại.
Khuya hôm đó, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà góa kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im phó mặc cho sô' phận.
Nhưng sáng hôm sau, tỉnh dậy họ chẳng thây giao long đâu. Trên chõng vẫn là bà cụ ốm yếu. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn.”
Người mẹ nghe vậy lâ'y làm lạ, bèn hỏi: “Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà già suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện.”
Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà già đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó biết. Họ đều cười, cho đó là chuyện bâng quơ.
Tốì hôm đó, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên. Nước càng phun càng mạnh, đất xung quanh lở lần. Lúc ây, ai nấy mới kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới nước.
Trong khi tâ't cả đều ngập chìm trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con nhà kia vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lụt bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu 8 - HTTV4 . tập 1
ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hóa thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cô' sức vớt những người bị nạn.
Chỗ đất sụp ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con kia thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi hòn đảo nhỏ ấy là gò Bà Góa.
Theo Chu Huy
* Ý nghĩa: Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, biết thương người nghèo khó. Câu chuyện đã khẳng định người tô't bụng, giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp.
TẬP ĐỌC	Mẹ ốm
CÁCH ĐỌC
Khổ 1, 2: trầm buồn.	Khổ 3:	lo lắng, băn khoăn.
Khổ 4, 5: vui hơn.	Khổ 6, 7: tha thiết
Nhịp điệu toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm.
GỢl ý tìm hiểu bài
Các câu thơ
“Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiểu gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.”
đã cho biết mẹ của tác giả bị ôm: không ăn được trầu nên lá trầu nằm khô giữa cơi trầu, không đọc được nên Truyện Kiều gấp lại và không làm lụng được nên ruộng vườn sớm trưa đã vắng bóng mẹ.
Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ khổ 3:
... Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Những chi tiết trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc đối với mẹ của bạn nhỏ là:
Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan...
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
— Vỉ con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
-> Xót thương mẹ.
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
-> Mong mẹ chóng khỏe.
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo...
Làm mọi việc để mẹ vui.
Mẹ là đất nước tháng ngày của con.
-> Mẹ là người có nhiều ý nghĩa to lớn...
Nội dung: Sự hiếu thảo, lòng biết ơn và tình cảm yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đốì với người mẹ bị ốm.
TẬP LÀM VĂN	Thế nào là kể chuyện?
NHẬN XÉT
sự tích hồ Ba Bể
Tên các nhân vật: bà lão ăn xin, mẹ con bà góa.
Các sự việc xảy ra và kết quả:
Trong ngày hội cúng Phật, bà lão đi xin ăn nhưng chẳng ai cho.
Hai mẹ con bà góa thương tình cho bà lão án và ngủ lại trong nhà.
Về khuya, bà lão hiện hình một con giao long lớn.
Sáng sớm, bà lão cho hai mẹ con bà góa tốt bụng gói tro và hai mảnh vỏ trâu, rồi ra đi.
Nước lụt lên cao, mẹ con bà góa thoát nạn, chèo thuyền cứu người.
Y nghĩa
Ca ngợi những tấm lòng nhân ái, sẵn lòng cứu giúp người hoạn nạn, khó khăn.
Khẳng định: Lòng nhân ái nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.
Giải thích nguồn gốc, sự hình thành hồ Ba Bể.
Bài văn Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
Kể chuyện, là kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa.
GHI NHỚ	
Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
LUYỆN TẬP
Trưa hôm đó, tan trường về. Trời nắng gắt. Vừa rẽ vào đường làng, em gặp một cô tuổi độ ba mươi ngoài, tay bồng em bé - chắc là con của cô. Đã thế vai cô còn khoác túi, tay lại xách thêm cái giỏ. Bởi vậy, cô bước chậm rãi, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, trông thật ái ngại. Thấy thế, em cất tiếng chào:
- Cô về xóm Tây phải không? Cháu cũng về đó, cô đưa cháu mang giúp cô một ít cho.
Thấy em nói thế, cô mừng rỡ đưa em chiếc giỏ.
Chiếc giỏ cũng không phải là nhẹ. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện em mới biết cô từ quê chồng trở về quê mình thăm gia đình ba mẹ. Đi đường xa, chắc hai mẹ con đều mệt. Cháu bé đã ngoẹo đầu ngủ trên vai cô.
Mải nói chuyện, chẳng mấy chốc mà mẹ con cô và em đã về đến cổng xóm.
Câu chuyện trên có ba nhân vột: người kể chuyện (bạn học sinh), và hai mẹ con người phụ nữ.
ý nghĩa câu chuyện: Thể hiện lòng thương người, biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
(
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong hai câu
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”
Tiếng
Ảm đầu
Vần
Thanh
khôn
kh
ôn
ngang
ngoan
ng
oan
ngang
đối
đ
Ôi
sắc
đáp
đ
ap
sắc
người
ng
ươi
huyền
ngoài
ng
oai
huyền
gà
g
a
huyền
cùng
c
ung
huyền
một
m
ôt
nặng
mẹ
m
e
nặng
chớ
ch
ơ
sắc
hoài
h
oai
huyền
đá
đ
a
sắc
nhau
nh
au
ngang
Hai tiếng bắt vần với nhau trong hai câu trên là: ngoài - hoài (vần giông nhau; oai)
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt - thoắt
xinh - nghênh
+ Cặp có vần giông nhau hoàn toàn: choắt - thoắt (vần oăt)
+ Cặp có vần giông nhau không hoàn toàn: xinh - nghênh
(vần inh - ếnh)
Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giông nhau - giông hoàn toàn hay không hoàn toàn.
Giải câu đô'
Dòng 1:	Chữ bút bớt đầu thành chữ úí.
Dòng 2:	Bỏ hết đầu đuôi thì chữ bút thành ú.
Dòng 3, 4: Để nguyên thì chữ đó là chữ bút.
TẬP LÀM VĂN Nhân vật trong truyện
NHẬN XÉT
Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm
thích hỢp.
Truyện
Dể Mèn bềnh vực kẻ yếu
Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật là người
Hai mẹ con bà góa.
Bà lão ăn xin.
Những người dự lễ hội.
Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cô'i...)
Dế Mèn
Nhà Trò
Bọn nhện
- Giao long
2. Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật
Trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:
Dế Mèn: Khảng khái, thương người, bênh vực kẻ yếu. Căn cứ: Lời nói và hành động khi giúp đỡ Nhà Trò...
Trong Sự tích hồ Ba Bể:
Mẹ con bà góa: Giàu lòng nhân ái. Căn cứ vào hành động nhân vật: mẹ con bà góa cho bà lão ăn xin ăn nghỉ trong nhà, hỏi cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp người bị nạn lụt.
GHI NHỚ
Nhân vật trong truyện có thể là người hay các con vật, đồ vật, cây cối... được nhân hóa.
Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
LUYỆN TẬP
Nhân vật trong truyện là ba anh &TO. Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca.
Bà nhận xét về tính cách của từng đứa cháu:
•	- Ni-ki-ta ích kỉ, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình.
Gô-sa láu cá.
Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.
Bà nhận xét rất xác đáng vì đã quan sát cử chỉ, hành động của từng cháu:
Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi.
Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuông đất.
Chi-ôm-ca giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim bồ câu.
Học sinh hình dung sự việc đã cho và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng:
Bạn nhỏ phạm lỗi biết quan tâm đến người khác sẽ chạy lại, đỡ em bé dậy, phủi sạch bụi và vết dơ trên quần áo rồi xin lỗi và dỗ dành em bé...
Bạn nhỏ phạm lỗi không biết quan tâm đến người khác sẽ bỏ mặc em bé khóc, tiếp tục chạy nhảy, nô đùa... như không có chuyện gì xảy ra. Câu chuyện theo hướng đầu nhằm nêu gương tốt còn câu chuyện theo hướng sau nhằm phê phán để người khác không nên làm như thế.
Bài tham khảo
Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác:
Hôm qua, trong giờ ra chơi, Tiến cùng các bạn chơi trò chơi đuổi bắt. Đang chạy, Tiến lỡ đụng một em bé lớp một té ngã xuống sân. Em bé bật khóc nức nở. Tiến cũng loạng, choạng nhưng rồi Tiến chạy ngay đến bên em bé và nhẹ nhàng đỡ em bé ngồi dậy, phủi đất cát trên người em. Tiến nói: “Em đừng khóc nữa, anh xin lỗi em nha!”. Em bé từ từ nín khóc, Tiến vội đưa bé vào bóng mát và chuyện trò với bé.
Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác:
Hôm qua, lúc đầu giờ, Toàn cùng các bạn chơi trò “bịt mắt bắt dê”. Đang chạy, Toàn lỡ đụng ngã một em bé lớp một đứng gần đấy té lăn ra sân. Chắc đau nên em khóc òa lên. Thế mà Toàn còn đứng nhìn và quát tháo em bé!