Tuần 9. Trên Đôi Cánh Ước Mơ

  • Tuần 9. Trên Đôi Cánh Ước Mơ trang 1
  • Tuần 9. Trên Đôi Cánh Ước Mơ trang 2
  • Tuần 9. Trên Đôi Cánh Ước Mơ trang 3
  • Tuần 9. Trên Đôi Cánh Ước Mơ trang 4
  • Tuần 9. Trên Đôi Cánh Ước Mơ trang 5
  • Tuần 9. Trên Đôi Cánh Ước Mơ trang 6
Tuần 9.
TẬP ĐỌC	Thưa chuyện với mẹ
CÁCH ĐỌC
Chú ý thể hiện lời các nhân vật trong đoạn đô’i thoại:
Lời Cương-, lễ phép, khẩn khoản, tha thiết.
Lời mẹ Cương: khi thì ngạc nhiên, khi thì cảm động dịu dàng.
GỢl ý tìm hiểu bài
Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm sông cũng là đỡ đần cho mẹ vì thương mẹ quá vất vả.
Mẹ Cương phản đô'i. Bà cho là Cương bị ai xui. Bà bảo nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang, không thể đi làm thợ rèn được, e gia đình mất thể diện.
Cương đã thuyết phục được mẹ. Anh nắm tay mẹ khẩn khoản nói với mẹ những lời tha thiết: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Nhộn xét cách trò chuyện của hai mẹ con
Cách xưng hô: đầy tình cảm thân ái.
Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính yêu. Mẹ Cương trao đổi chuyện trò với con dịu dàng, âu yếm.
Cử chỉ trong lúc trò chuyện: đầy tình cảm, thân ái.
Cử chỉ của mẹ Cương: Bà cảm động xoa đầu Cương và bảo...
Cử chỉ của Cương: Em nắm lấy tay mẹ thiết tha.
Nội dung: Cương ước trở thành thợ rèn để kiếm sông giúp mẹ nên em đã thuyết phục mẹ đồng tình với em. Đây là mơ ước chính đáng vì nghề thợ rèn cũng rất đáng quý.
CHÍNH TẢ	Thợ rèn
Nghe viết
Chú ý: l / n, uôn / uông.
Điền vào chỗ trông
a) l hay n?
Năm gian lều cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ chòm khói nhạt Làn ao lóng lánh hóng trăng loe.
Nguyễn Khuyến
b) uôn hay uông?
Uống nước nhớ nguồn.
— Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Ước mơ
Những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ là:
mơ tưởng, mong ước.
Những từ cùng nghĩa với từ ước mơ: ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng, mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.
Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá:
Đánh giá cao:	ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ
chính đáng.
, Đánh giá không cao:ước mơ nho nhỏ.
Đánh giá thấp:	ước mơ viển vông, uớc mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên:
Ước mơ được đánh giá cao: Ước mơ ăn học thành tài đủ năng lực phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Ước mơ có cuộc sống no ấm, hòa bình.
Ước mơ được đánh giá không cao: Ước mơ có một quyển sách, một món đồ chơi, một đôi giày mới...
Ước ma bị đánh giá thấp: Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của bà vợ ông lão đánh cá. Ước mơ đi học không bị kiểm tra bài, không cần học mà điểm vẫn cao...
Hiểu nghĩa các thành ngữ
Cầu được ước thấy, đạt được điều mình ước mơ, mong muôn.
Ước sao được vậy. đạt được điều mình hằng mơ ước.
Ước của trái mùa: muôn những điều trái với lẽ thường.
Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái mình đang có, lại mơ tưởng tới những cái không phải là của mình.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Kể chuyện' về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. Học sinh tự chọn câu chuyện về ước mơ đẹp của mình, hoặc của bạn bè, người thân. Lời kể cần tự nhiên, chân thực có kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
Bài làm
Trong cuộc sống, ai mà chẳng có ước mơ. Riêng em, ước mơ cháy bỏng của em là trở thành một bác sĩ giỏi. Ước mơ này đã có từ khi em còn học lớp 3.
Hồi ấy, trong một buổi chiều hè, em bị sốt, mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh. Em nhớ rất rõ hình ảnh người bác sĩ đã khám bệnh cho em. Bác sĩ ấy mặc chiếc áo bờ-lu trắng, đầu đội mũ trắng. Đặc biệt là đôi mắt hiền từ ẩn trong đôi kính trắng, những cử chỉ tận tụy của người bác sĩ đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị, em bỗng ao ước sau này mình trở thành một bác sĩ giỏi. Ước mơ đó đã làm em phấn chấn tinh thần, dường như em đã quên hết bệnh tình của mình. Bác sĩ khám bệnh và ghi toa thuốc cho em xong, bác dặn dò em cần uống thuốc đúng liều, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Trước khi tiếp tục công việc của mình đô'i với bệnh nhân khác, bác sĩ không quên nụ cười thân thiện dành cho em và lời dặn dò ân cần để em chóng khỏi bệnh.
Được tiếp xúc với người thầy thuốc đầy lòng nhân ái, nét mặt em như vui hẳn lên. Thấy thế, mẹ em hỏi:
Con thấy đỡ mệt rồi phải không? Có việc gì mà em cảm thấy vui như thế? Em liền kể cho mẹ nghe về ước mơ của mình:
Con ước mơ trở thành người bác sĩ giỏi.
Mẹ hỏi tiếp:
Nếu sau này ước mơ của con sẽ thành hiện thực thì con có tận tâm với nghề nghiệp và có yêu thương người bệnh không?
Em trả lời với mẹ một cách phấn khởi:
Có mẹ ạ! Con sẽ tận tâm với nghề nghiệp vì đây là nghề thầy thuốc, liên quan đến sinh mạng con người. Và con sẽ hết lòng thương yêu bệnh nhân như người bác sĩ đã khám bệnh cho con.
Mẹ em rất vui vì em có một giấc mơ đẹp. Mẹ khuyên em phải ra sức học tập và rèn luyện sức khỏe để đạt mơ ước của mình.
Em thầm mong ước mơ của em được trở thành hiện thực. Em cũng tự nhủ: Không có một thành công nào tự đến mà không có sự chăm lo học tập, kiên trì rèn luyện và hướng tới tương lai.
CÁCH ĐỌC
Giọng chậm rãi thay đổi linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát khi thì phấn khởi, thỏa mãn, khi hôt hoảng, khẩn cầu hổì hận. Chú ý phân biệt lời xin, lời khẩn cầu của vua Mi-đát và lời phán oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt.
GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Vua Mi-đát xin thần Đi-0-ni-dcit làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.
Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp. Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Chính vì vậy, vua cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất ở trần gian.
Vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dổt lấy lại điều ước vì tất cả thức ăn thức uổng vua đụng vào đều biến thành vàng cả vì thế vua- không thể ăn uổng được gì cả.
Vua Mi-đát đã hiểu ra hạnh phúc ở đời không thể có được bằng ước muôn tham lam.
Nội dung: Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập phát triển câu chuyện
Đọc trích đoạn kịch.
Kê’ lại chuyện Yết Kiêu:
Đoạn 1: Giặc Nguyền xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2:
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lặn, Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết
Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu hèn tâu: “Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước.” Nhà vua hêt lời khen ngợi chàng và muôn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yêt Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.”
Đoạn 3:
Cha của Yêt Kiều ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lèn đường.
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: “Cha ơi! Nước mất thì nhà tan...” Ông vội ngăn lời vỗ về con: . “Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha.” Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Động từ
NHẬN XÉT
Đọc đoạn văn.
nhìn, nghĩ thấy
đổ (đổ xuống) bay
Các từ: - Chỉ hoạt động:
+ của anh chiến sĩ + của thiếu nhi
- Chỉ trạng thái của sự vật: + của dòng thác + của lá cờ
GHI NHỚ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
LUYỆN TẬP
1. Tên các hoạt động em thường làm hàng ngày ở nhà và ở trường.
Các hoạt động ỗ nhà: đánh răng, rủa mặt, giữ em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, cho gà vịt ăn, giữ vịt, chăn trâu, nhặt rau, đãi gạo, đun nước, pha trà, nâu cơm, làm bài tập, học bài, xem tivi, nghe ra-đi-ô...
Các hoạt động ở trường: nghe giảng, làm bài, đọc sách, trực nhật lớp, chăm sóc cây hoa trước lớp, tập nghi thức Đội, sinh hoạt văn nghệ, chào cờ...
Gạch dưới động từ trong đoạn vãn
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Thần Đi-ô-ni-dôl mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng not. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Nói tên cóc hoạt động, trạng thói được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tóc không lời: Cúi, ngủ, ngồi, đứng.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Học sinh thực hiện theo Gọi ý của Sách giáo khoa.
Bài tham khảo
Em gái:
Anh ơi, trường em mới mở lớp dạy võ Vovinam. Em muôn đi học. Anh ủng hộ em nhé!
Anh trai:
Trời ơi, con gái mà đòi học võ à? Em gầy yếu không có thể lực làm sao học võ được. Anh thấy em nên đi học lớp dinh dưỡng thì hay hơn.
Em gái:
Em yếu nên mới học võ để có thể tự bảo vệ mình và cũng là rèn luyện thân thể để có sức khỏe hơn mà.
Anh trai:
Nhưng con gái mà đi học võ người ta sẽ cười chê cho là mình không ra dáng con gái nữa.
Em gái:
Ai nói anh học võ là không ra dáng con gái? Anh đã thấy chị Thúy Hiền biểu diễn chưa nào? Đẹp mê hồn đấy chứ!
Anh trai:
Thôi được rồi, nếu em thực sự thích môn võ ấy thì anh ủng hộ, nhưng em phải hứa là không làm ảnh hưởng đến việc học và giúp mẹ đâu nhé!
Em gái (reo lên):
Em cảm ơn anh hai, em xin hứa!