Tuần 15. Tiếng Sáo Diều

  • Tuần 15. Tiếng Sáo Diều trang 1
  • Tuần 15. Tiếng Sáo Diều trang 2
  • Tuần 15. Tiếng Sáo Diều trang 3
  • Tuần 15. Tiếng Sáo Diều trang 4
  • Tuần 15. Tiếng Sáo Diều trang 5
  • Tuần 15. Tiếng Sáo Diều trang 6
  • Tuần 15. Tiếng Sáo Diều trang 7
Tuần 15.
TẬP ĐỌC	Cánh diều tuổi thơ
CÁCH ĐỌC
Giọng vui tha thiết. Nhấn giọng vào các từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu, trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi khát khao.
GỢI ý tìm hiểu bài
Đê’ tả cánh diều, tác giả chọn những chi tiết:
Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đom, sáo kép, sáo bè...
Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
Có thể tác giả tả cánh diều bằng cả thị giác và thính giác bằng mắt nhìn và tai nghe.
Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp. Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Có bạn đã ngửa cổ suổt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
'Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.
CHÍNH TẢ	Cánh diều tuổi thơ
Nghe viết
Chú ý các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch / tr và thanh hỏi / thanh ngã
Tên các đồ chơi hoặc trò chơi
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:
ch:	đồ chơi: chong chóng, chó bông, que chuyền
trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, chơi chuyền tr:	đồ chơi: trông ếch, trông cơm, cầu trượt.
trò chơi: đánh trông, đâu kiếm, cắm trại, bơi trải
Thanh hỏi: đồ chơi: tàu hỏa, ô tô cứu hỏa, tàu thủy
trò chơi: nhảy ngựa, nhảy dây, thả diều, thả chim, dung
dăng dung dẻ...
Thanh ngã: đồ chơi: ngựa gỗ
trò chơi: diễn kịch, bày cỗ.
Miêu tả đồ chơi, trò chơi
Tả đồ chơi: Các bạn hãy xem chiếc xe điện tử của tôi. Toàn thân nó bằng nhựa. Thùng xe màu cánh gián. Bánh xe màu đen, đèn báo hiệu màu xanh ngọc bích. Mỗi lần tôi vặn nút để xe khởi động, xe phát ra âm thanh rồi chạy tới, chạy lui, đèn sáng lấp loáng trông thật đẹp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi
Tên đồ chơi hoộc trò chơi
Tranh 1: đồ chơi: diều; trò chơi: thả diều.
Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đèn gió, đèn sao; trò chơi: múa sư tử, rước đèn
Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa - đồ nấu bếp; trò chơi: nhảy dây, trò chơi mẹ con, xếp mô hình nhà cửa - nấu cơm.
Tranh 4: đồ chai: ti vi, vật liệu xây dựng; trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình.
Tranh 5: đồ chơi: dây thừng, trò chơi: kéo co.
Tranh 6: đồ chơi: khăn bịt mắt; trò chơi: bịt mắt bắt dê.
Tìm thêm từ ngữ chỉ cóc đồ chơi hoặc trò chơi khóc
Đồ chai: quả bóng, quả cầu, thanh kiếm, quân cờ, súng nước, đu quay, cầu trượt, que chuyền, viên sỏi, viên bi, tàu hỏa, xe hơi, máy bay...
Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, đánh cờ, đu quay, cầu trượt, bày cỗ, .chơi ô ăn quan, chơi chuyền, nhảy lò cò, đánh bi, đánh đáo, cắm trại, tàu hỏa trên không, cưỡi ngựa...
Trong cóc trò chơi kể trên
a. Những trò chơi bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa...
Những trò chơi bạn gái thường ưa thích: búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ...
Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt...
b. Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?
Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người)...
Các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi là: say mê, say sưa, đam mê, mê mẫn, ham thích, hứng thú.
KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có’ sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười.
Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trcữ, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại
nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới
đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Phỏng theo LA PHÔNG-TEN
* Ý nghĩa: Thỏ chủ quan, tự cao, tự đại nên đã that bại trong cuộc chạy thi với Rùa.
TẬP ĐỌC	Tuổi Ngựa
CÁCH ĐỌC
Giọng dịu dàng hào hứng, ơ các khổ 2 và 3 giọng tinh nghịch thể hiện ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Sau cùng lắng lại trìu mến ở hai dòng thơ cuối bài lời: “ngựa con” nhắn nhủ mẹ.
GỢl ý tìm hiểu bài
Bạn nhỏ tuổi Ngựa. Mẹ bảo tuổi ấy là tuổi đi, tuổi không chịu ở yên một chỗ.
“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi qua mọi miền đất nước, từ miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đan triền núi đá. “Ngựa con” mang về cho mẹ gió của trăm miền.
Màu sắc trắng lóa của hoa mơ, mùi thơm ngào ngạt của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng ngập tràn hoa cúc dại... Đã hấp dẫn “ngựa con”.
Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ: tuy tuổi Ngựa, con phải đi nhưng mẹ chớ lo buồn hãy yên tâm dù có cách núi rừng, cách sông biển, con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ.
Nếu vẽ một bức tranh minh họa cho bài thơ này em sẽ vẽ như thế nào? Học sinh tự phát biểu.
.Ví dụ: Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, hướng về một ngôi nhà có người mẹ đang ngồi trông chờ con.
Nội dung: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn khắp nơi, nhưng cậu rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ về mẹ.
TẬPLÀMVĂN Luyện tập miêu tả đồ vật
1. Đọc bài vãn Chiếc xe đạp của chú Tư và trả lởi câu hỏi
Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn.
Mở bài: Trong làng tôi... vì chiếc xe đạp của chú
Giới thiệu trực tiếp chiếc xe đạp là đồ vật cần miêu tả.
Thân bài: Ở xóm vườn... Nó đá đó: Tả chiếc xe đạp và tình cảm yêu quý chiếc xe hãnh diện vì nó của chú Tư.
Kết bài: Câu còn lại: Niềm vui của đám con nít và của cả chú Tư bên chiếc xe.
Trình tự miêu tả chiếc xe đạp: (Thần bài):
Bao quát: đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
— Những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi cả một cành hoa.
Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình: Bao giờ dừng xe, chú củng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Coi thì coi đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.
Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn (hình dáng màu sắc...) tai nghe (tả âm thanh ro ro thật êm tai)
Trong bài, lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả:
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. /Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ./Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt./Chú dặn sắp nhỏ: - Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây / Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.
Nhằm thể hiện tình cảm của chú Tư đô'i với “con ngựa sắt của mình”: Chú yêu quý chiếc xe đạp và rất hãnh diện về nó.
Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay
Mở bài: Giới thiệu đồ vật cần tả: chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: áo sơ mi đã cũ, mặc hơn sáu tháng.
Thân bài'.
Tả bao quát: màu trắng, vải cô tông.
Dáng rộng, tay vừa vặn, mặc thoải mái.
— Tả từng bộ phận-, cổ lót cồn mềm — Áo có hai túi trước ngực, có thể cài bút - Hàng khuy trắng bóng xinh xắn và chắc chắn.
Kết bài:
Tình cảm của em với chiếc áo:
Tuy đã cũ nhưng em rất thích mặc. Chiếc áo gợi tình yêu mến, âu yếm của mẹ đối với em.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
NHẬN XÉT
Trong khổ thơ đã cho câu hỏi là câu đầu:
— Mẹ ơi, con tuổi gì?
Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép là lời gọi: Mẹ ơi
Đặt câu hỏi thích hợp:
Với cô giáo (thầy giáo):
Thưa thầy, thầy có thích mặc áo khoác không ạ?
Thưa thầy, thầy thích mặc trang phục màu tối hay màu sáng ạ?
Thưa thầy, thầy có thích giọng ca Quang Dũng không ạ?
Thưa thầy, thầy có thích bài Thơ duyên của Xuân Diệu không ạ?
Với bạn em:
Bạn có thích mặc áo sơ mi trắng quần tây xanh không?
— Bạn có thích trò chơi điện tử không?
Bạn có thích chọi dế không?
Để giữ phép lịch sự không nên có những câu hỏi tò mò làm phiền lòng, phật ý người khác.
GHI NHỚ	
Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự. Cụ thể là:
Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người dược hỏi.
Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
LUYỆN TẬP
Cách hỏi và đáp thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách mồi nhân vật:
Giữa Lu-i Pa-xtơ và thầy Rơ-nê là quan hệ thầy trò.
Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i thật ân cần trìu mến đủ thấy thầy rất yêu học trò.
— Lu-i trả lời câu hỏi của thầy rất lễ phép đủ cho thấy cậu là đứa bé ngoan biết kính trọng thầy giáo.
Giữa I-u-ra và tên sĩ quan phát xít là quan hệ thù địch tên sĩ quan phát xít xâm lược cướp nước còn chú bé yêu nước bị chúng bắt.
Tên sĩ quan phát xít gọi chú bé là “thằng nhóc”, là “mày” đủ thấy hắn hách dịch, xấc xược.
I-u-ra trả lời ngắn ngủn, trông không đủ thấy chú bé yêu nước căm ghét khinh bỉ bọn xâm lược cướp nước.
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn đã cho:
Câu các bạn nhỏ hỏi cụ già:
— Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ được không ạ? là câu hỏi thể hiện sự lễ phép, tê nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ người lớn tuổi của các bạn.
Còn các câu các bạn tự hỏi nhau, nếu dùng để hỏi cụ già:
— Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ?
Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ?
Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ? thì không thích hợp lắm. Bởi lẽ các câu này chưa tế nhị, đượm vẻ tò mò.
TẬP LÀM VĂN	Quan sát đồ vật
I. NHẬN XÉT
Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được:
Học sinh tự quan sát bằng nhiều giác quan, theo một trình tự nhất định như gợi ý của sách giáo khoa và ghi lại những điều mình quan sát được.
Khi quan sát đồ vật, cần chú ý tìm ra nhiều đặc điểm, phát hiện những đặc điểm độc đáo làm nó không giống với đồ vật khác.
.11. GHI NHỚ	 	
J. Muốn miêu tả đồ vật, trước hết phải quan sát đồ vật đó.
Quan sát đồ vật cần theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ...)
Cần chú ý phát hiện với riêng biệt đồ vật này với những đồ vật khác.
III. LUYỆN TẬP
Lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn.
Mở bài:
Giới thiệu một con búp bê: đồ chơi em thích nhâ't.
Thân bài:
Hình dáng: thanh mảnh rất đẹp. Đôi mắt đen láy thỉnh thoảng chớp chớp - Bộ tóc vàng óng cài nơ - Mặt trái xoan ửng hồng. Mặc váy hoa viền đăng-ten đủ màu - Đôi môi đỏ như son - Miệng hình trái tim - Ngón tay thon búp măng - Bàn chân được đeo hài óng ánh hạt cườm.
Kết bài:
Em rất yêu quý con búp bê vì nó là kỉ vật của bó' em tặng cho em.