Tuần 2. Thương Người Như Thể Thương Thân

  • Tuần 2. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 1
  • Tuần 2. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 2
  • Tuần 2. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 3
  • Tuần 2. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 4
  • Tuần 2. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 5
  • Tuần 2. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 6
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo)
Tuần 2.
TẬP ĐỌC
CÁCH ĐỌC
Thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống từ hồi hộp, căng thẳng đến hả hê của truyện, phù hợp với lời nói, nghĩ suy của Dế Mèn, một kẻ nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát.
GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Trận địa mai phục của bọn nhện
Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bô trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ.
Dế Mèn đã làm bọn nhện phải sợ bằng cách:
Đầu tiên, Dê Mèn chủ động hỏi, lời lẽ oai vệ, thách thức của một kẻ mạnh: muôn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta.
Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dê Mèn ra uy bằng hành động tỏ rõ sức mạnh quay phắt lưng lại, phóng càng đạp phanh phách.
Để bọn nhện nhận ra lẽ phải, Dế Mèn đã nói bằng cách phân tích theo lối so sánh để bọn chúng thấy mình hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xâu hổ, đồng thời Dế Mèn cũng đe dọa bọn chúng. (Phân tích:
— Bọn nhện giàu có, béo múp > < Món nợ của mẹ Nhắ Trò bé tẹo đã mấy đời.
Bọn nhện béo tốt, kéo bè kéo cánh > < Đánh đập một Nhà Tró yếu ớt) Đe dọa: Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?
Vì vậy, bọn nhện đã sợ hãi, cùng dạ ran, cuông cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lô'i nhằm mai phục Nhà Trò.
Có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn có hào khí, biết bênh vực kẻ yếu.
Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, biết bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
CHÍNH TẢ	Mười năm cõng bạn đi học
Nghe viết
Chú ý các tên riêng cần phải viết hoa, các con sô' và các từ ngữ: khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt...
Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn
- Lát sau - rằng - Phải chăng - xin bà - băn khoăn - không saol - dể xem.
Giải cóc câu đố chữ
sáo — sao	b) trăng — trắng
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ:
Nhân hậu - Đoàn kết
Tìm các từ ngữ
Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mèn, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung...
Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu, yêu thương: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn...
Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: giúp, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu...
Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ: ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột...
a) Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân
tài.
Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
Đặt câu (nhóm a): Nhân dân ta rất yêu nước, dũng cảm trong chiến
đấu, cần cù trong lao động.
Chú em là công nhân ngành điện lực.
Ai chẳng mong muôn trở thành một nhân tài của đất nước.
Đặt câu (nhóm b): Lòng nhân ái bao la của Bác Hồ khiến nhân dân
ta và cả nhân loại kính phục.
Ai cũng quý con người có lòng nhân hâu.
Ông ấy là người ăn ở hiền lương, nhân đức.
Cóc câu tục ngữ khuyên ta điều gì, chê điều gì?
Câu ơ hiền gặp lành khuyên ta nên ở hiền vì ở hiền sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.
Câu Trâu buộc ghét trâu ăn chê kẻ xấu bụng, hay ghen tị khi thấy người khác may mắn, hạnh phúc.
Câu “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khuyên mọi người nên đoàn kết vì đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc Nàng tiên Ốc
Ngày xưa, tại một làng nhỏ kia có một bà lão nhà nghèo, lại không có con cháu để tựa nương. Mỗi ngày, bà phải lặn lội, bắt ốc mò cua để làm kế sinh nhai.
Bữa nọ, bà bắt được một con ốc nhỏ rất xinh xắn. vỏ ốc xanh tím với những đường vân đẹp chưa từng thấy. Ngắm ốc trên tay mãi, bà lão thương ốc quá, không muôn bán. Bà liền thả vào chum nước để nuôi.
Từ ngày có ốc trong nhà, bà bỗng nhận thấy có nhiều điều khác lạ. Ngoài đồng về, bà thấy nhà cửa của mình đã có ai quét dọn sạch sẽ. Trong chuồng, đàn lợn đã được ăn no nằm yên không kêu la như mọi bữa. Trong bếp, cơm nước cũng đã được nấu sẵn tinh tươm. Ngoài sau nhà, vườn rau cũng đã dọn sạch cỏ. Mấy hôm liền đều như thế. Bà lão rất kinh ngạc, quyết tâm sẽ rình xem ai tô't bụng đã giúp đỡ mình.
Hôm sau, bà vẫn ra đồng như mọi bữa. Nhưng giữa đường, bà quay lại, rón rén núp sau cánh cửa rình xem. Bỗng bà thấy một nàng tiên xinh đẹp từ trong chum nước bước ra. Liền đó, bà lão bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên và dịu dàng bảo nàng:
- Con hãy ở lại đây với mẹ.
Thế là từ đó bà lão và nàng tiên sông hạnh phúc bên nhau. Hai người thương yêu nhau như hai mẹ con.
* Ý nghĩa: Lòng nhân hậu của bà lão nghèo khó, bà đã được nàng tiên Ôc đền đáp xứng đáng.
TẬP ĐỌC	Truyện cổ nước mình
CÁCH ĐỌC
Ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của bài thơ với giọng chậm rãi, tự hào, trầm lắng.
GỢI ý tìm hiểu bài
Tác giả yêu truyện cổ nước nhà vì truyện cổ nước nhà vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa. Không chỉ rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu sắc mà truyện cổ nước nhà còn giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: “Rất công bằng, rất thống minh. Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.” Cuô'i cùng, truyện cổ còn cho hậu thế nhiều lời khuyên răn quý giá của cha ông như: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin...
Bài thơ đã gợi đến những truyện cổ: Tắm Cám (Thị thơm thị giấu người thơm...), Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta).
Những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta:
Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu Cau, Thạch Sanh...
Hai dòng thơ cuối bài: Tôi nghe truyện cổ thầm thì. Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sông cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.
Nội dung: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sông vô cùng quý báu của cha ông.
TẬPLÀMVĂN Kể lại hành động của nhân vật
NHẬN XÉT
Đọc truyện: Bài văn bị điểm không
Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện.
nộp giấy trắng.
im lặng, mãi mới nói (cô hỏi khi trả bài).
khóc khi bạn hỏi.
Mỗi hành động trên của cậu bé đều thể hiện tính trung thực của mình.
Thứ tự kể các hành động a-b-c (hành động trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau).
GHI NHỚ	
Khi kể chuyện cần chú ý:
Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhăn vật.
Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kề trước, xảy ra sau thì kể sau.
LUYỆN TẬP
Lời giải: Thứ tự đúng của truyện là:
Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê.
Sẻ không muôn chia cho Chích cùng ăn.
Thế là hàng ngày, sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
Khi ăn hết, sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi.
Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.
Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
Chích bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.
Chích vui vẻ đưa cho sẻ một nửa.
Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ: “Chích đã cho mình một bài học quý về tình bạn.”
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Dấu hai chấm
NHẬN XÉT
Trong câu a, dâ'u hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ (ở đây dấu hai chấm được dùng phôi hợp với dấu ngoặc kép).
Trong câu b, dâu hai chấm cho biết câu sau là lời nói của Dế Mèn (ở đây dâu hai chấm phổi hợp với dấu gạch đầu dòng).
Trong câu c, dấu hai chấm cho biết bộ phận đi sau là lời giải thích liệt kê rõ những điều kì lạ mà bà cụ nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm...
GHI NHỚ
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
LUYỆN TẬP
a) • Dấu hai chấm thứ nhất (phôi hợp với dâ'u gạch đầu dòng) có tác
dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật “tôi”.
• Dấu hai chấm thứ hai (phôi hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo).
b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì.
Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiền Oc, trong đó có sử dụng dâ'u hai chấm.
Bà lão nhẹ nhàng bước nhanh đến chum nước cầm chiếc vỏ ốc lên và đập vỡ ngay.
Nàng tiền Oc giật mình, định chạy nhanh đến chum nước nhưng đã trễ rồi: vỏ ôc đã vã tan ra. Bà lão ôm lấy nàng diu dàng nói:
- Con hãy ở đây với mẹ !
Dấu hai chấm đầu giải thích cho bộ phận đứng trước đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra. Dấu hai chấm sau (phổi hợp với dấu gạch đầu dòng) báo hiệu bộ phận đứng sau là lời bà lão nói với nàng tiên Ôc.
TẬP LÀM VĂN
Tả ngoại hình của nhân vật
trong bài văn kể chuyện
NHẬN XÉT
Ghi vắn tắt vào vở dộc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò:
Sức vóc: gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu, chưa quen mở.
Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
Ngoại hình của chị Nhà Trò cho thấy rõ tính cách yếu đuôi, dễ bị ăn hiếp, thân phận tội nghiệp, rất đáng thương của chị.
GHI NHỚ
Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngọại hình của nhân vật.
Những đặc điểm ngoại hỉnh tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thăn phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thềm sinh động, hấp dẫn.
LUYỆN TẬP
a) Trong đoạn văn, tác giả chú ý tả những chi tiết về ngoại hình của
chú bé liên lạc: người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới tận đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
b) Điều mà các chi tiết ấy nói lên.
— Người gầy, bộ áo cánh nâu, chiếc quần chỉ đến đầu gối: có thể thấy chú bé liên lạc là con nhà nông dân nghèo khổ.
— Hai túi áo trễ xuống tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá.
— Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch: thể hiện em bé rất hiếu động, thông minh và gan dạ.
Kể lại câu chuyện Nàng tiến Ốc, kết hợp tả ngoại hình của nhân vột.