Tuần 17. Tiếng Sáo Diều

  • Tuần 17. Tiếng Sáo Diều trang 1
  • Tuần 17. Tiếng Sáo Diều trang 2
  • Tuần 17. Tiếng Sáo Diều trang 3
  • Tuần 17. Tiếng Sáo Diều trang 4
  • Tuần 17. Tiếng Sáo Diều trang 5
  • Tuần 17. Tiếng Sáo Diều trang 6
  • Tuần 17. Tiếng Sáo Diều trang 7
  • Tuần 17. Tiếng Sáo Diều trang 8
Tuần 17.
TẬP ĐỌC	Rất nhiều mặt trăng
CÁCH ĐỌC
Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Chú ý phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa. Ở đoạn kết đọc với giọng vui và nhịp nhanh hơn.
GỢl ý tìm hiểu bài
Cô công chúa nhỏ muôn có mặt trăng vì nói là mình sẽ khỏi bệnh ngay nếu có được mặt trăng.
Cảc vị đại thần và các nhà khoa học nói đến nhà vua là đòi hỏi đó không thể thực hiện được vì mặt trăng ở rất xa và to gâ'p hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
Cách nghĩ của chú hề khác với các vị đại thần và các nhà khoa học. Chú cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ thế nào về mặt trăng đã. Nghĩa là theo chú, công chúa nghĩ về mặt trăng không gióng người lớn.
Những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn:
— Mặt Trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa.
Nội dung: Suy nghĩ của trẻ con về thế giới, về Mặt Trăng râ't ngây thơ, ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
CHÍNH TẢ	Mùa đông trên rẻo cao
Nghe viết
Chú ý những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn l/n, ât/âc
a) Điền vào ô trống tiếng có âm đầu l/n
Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.
Theo ĐÀO NGỌC DUNG
Điền vào ô trống tiếng có vần ât/âc
Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.
Theo ĐẢO NGỌC DUNG
Hoàn chỉnh các câu văn bằng các từ đúng trong ngoộc:
Chàng hiệp sĩ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi:
Còn ai thức không đấy?
Có tôi đây ! - Chàng hiệp sĩ Zen. tiếng.
Thế là bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đầo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
Theo KIM LẦN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Câu kể Ai làm gì?
NHẬN XÉT
Đọc đoạn văn đã cho
Tìm trong mỗi câu trên các từ ngữ
Câu
2
3
4
5
 7
3. Đột câu hỏi
Từ ngữ chỉ hoạt động đánh trâu ra cày nhặt cỏ, đốt lá bắc bếp thổi cơm tra ngô
ngủ khì trên lung mẹ sủa om cả rừng
Từ ngữ chỉ người hoạt động người lớn các cụ già mấy chú bé các bà mẹ các em bé lũ chó
Câu
2
3
4
5
 7
II. GHI NHỚ
Cho từ ngữ chỉ
hoạt động
Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì? Mấy chú bé làm gì? Các bà mẹ làm gì? Các em bé làm gì? Lũ chó làm gì?
Cho từ ngữ chỉ người hoặc
vật hoạt động
Ai đánh trâu ra cày?
Ai nhặt cỏ, đốt lá?
Ai bắc bếp thổi cơm?
Ai tra ngô?
Ai ngủ khì trên lưng mẹ? Ai sủa om cả rừng?
Câu kể Ai làm gì? thường gồm 2 bộ phận:
Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
III. LUYỆN TẬP
Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn đã cho.
Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?
Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau,
Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu tìm được ở bài tập 1.
Câu a: Cha (chủ ngữ) / làm cho tôi ... để quét nhà, quét sân (vị ngữ).
Câu b: Mẹ (chủ ngữ) / đựng hạt giống ... gieo cấy mùa sau (vị ngữ).
Câu c: Chị tôi (chủ ngữ) / đan nón lá cọ ... làn cọ xuất khẩu (vị ngữ).
Viết một đoạn văn kể về công việc trong một buổi sáng của em.
Cho biết những câu nào trong đoạn văn đó là câu kể.
Sáng ra, em thức giấc dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Củng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.
Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì?
KỂCHUYỆN	Một phát minh nho nhỏ
Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm, trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân có run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
“Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ!” — Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đóng bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
Em không muôn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả?
- Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt đi nữa. - Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về “thành quả nghiên cứu của mình”.
Làm gì có chuyện đó? Anh không tin! Sau khi nước rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
Theo Vũ Bội Tuyền
Ý nghĩa: Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.
CÁCH ĐỌC
Đọc với giọng kể linh hoạt: giọng căng thẳng ở đoạn đầu, nhẹ nhàng ở đoạn sau. Chú ý phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề và nàng công chúa.
GỢl ý tìm hiểu bài
Nhà vua lo lắng vì đêm đó, Mặt Trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy Mặt Trăng thật sẽ nhận ra Mặt Trăng đeo trên cổ là Mặt Trăng giả sẽ thất vọng và ôm trở lại.
Một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua vì họ vẫn nghĩ theo cách của người lớn.
Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai Mặt Trăng để dò hỏi ý của công chúa khi thấy một Mặt Trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một Mặt Trăng đang nằm trên cổ công chúa.
Cách giải thích của cô công chúa cho thấy cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
Nội dung: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu: các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác với người lớn.
TẬP LÀM VĂN
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
NHẬN XÉT
Đọc lại bài Cái cối tân (Tiếng Việt 4, tập một trang 143, 144)
Các đoạn văn trong bài nói trên là:
Mở bài-. Đoạn 1.
Thân bài: Đoạn 2, đoạn 3.
Kết bài: Đoạn 4.
Nội dung chính của mỗi đoạn văn.
Mở bài:	Đoạn 1: Giới thiệu đồ vật cần tả: cái cối xay gạo.
Thân bài: Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài.
Đoạn 3: Tả hoạt động.
Kết bài:	Đoạn 4: Cảm nghĩ về cái cô'i.
GHI NHỜ	
Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có một nội dung nhất định, chẳng hạn: giới thiệu về đồ vật, tả bao quát đồ vật, tả từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cùm, thái độ của người viết về dồ vật.
Khi viết, hết mỗi đoạn cần xuống dòng.	
LUYỆN TẬP
Đọc bài vàn đã cho và trả lời câu hỏi.
Bài có 4 đoạn.
Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
Đoạn 3 tả cái ngòi bút.
Câu mở đầu của đoạn văn thứ ba là Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.
Câu kết đoạn của đoạn này là: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bi tòe trước khi cất vào cặp.
Đoạn thứ ba tả ngòi bút công dụng và cách giữ gìn ngòi bút.
Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
Học sinh quan sầt kĩ chiếc bút của mình về hình dáng, kích thước màu sắc chất liệu, cấu tạo, rồi diễn đạt. cần lưu ý là chỉ tả bao quát không nên vội vã tả chi tiết từng bộ phận hay viết cả bài.
Ví dụ: Cầy bút máy của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn, màu xanh lục. Nắp bút bằng sắt được mạ đồng bóng loáng.
Bộ phận quan trọng nhất là ngòi bút. Chiếc ngòi mảnh mai, cong cong như chiếc lá bé tí. Mỗi khi viết trên trang giấy, nét bút mềm mại, uyển chuyển. Nhìn nét chữ đều tăm tắp, em cảm thấy thích thú lạ thường.
LUYỆNTỪVÀCÂU Vị ngữ trong câu kể Ai lầm gì?
NHẬN XÉT
Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn đã cho.
Đoạn văn đã cho có 6 câu. Ba câu đầu là những câu kể Ai làm gi?
Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
Câu 2: Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
Xác định vị ngữ trong mồi câu vừa tìm được
Câu 1: Đang tiến về bãi.
Câu 2: Kéo về nườm nượp.
Câu 3: Khua chiêng rộn ràng.
Nêu ý nghĩa của vị ngữ
Các vị ngữ nêu hoạt động của người, của vật trong câu.
Vị ngữ trong các câu trên là do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.
GHI NHỠ
VỊ ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
VỊ ngữ có thề là:
- Động từ.
-Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ).
LUYỆN TẬP
1. Đọc và trả lời câu hỏi.
kể Ai làm gì?
Đàn cò trắng Bà em Bộ đội
3. Quan sát tranh vẽ
Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn đã cho.
Trong đoạn văn đã cho các câu sau đây là câu kể Ai làm gì?
Câu
VỊ ngữ trong câu
3. Thanh niên đeo gùi vào rừng
đeo gùi vào rừng
4. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước
giặt giũ bên những giếng nước
5. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn
đùa vui trước nhà sàn
6. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần
chụm đầu bên những ché rượu cần
7. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi
sửa soạn khung cửi
2. Ghép các từ ngữ ở cột A và các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu
+ bay lượn trên cánh đồng
+ kể chuyện cổ tích
+ giúp dân gặt lúa
trong sách giáo khoa rồi nói từ 3 đến 5 câu Ai
làm gì? miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.
Gợi ý
Bác bảo vệ đánh một hồi trống làm báo hiệu giờ ra chơi.
Học sinh từ hai dãy lớp ùa ra sân chơi như ong vỡ tổ.
Dưới gốc cổ thụ giữa sân bốn bạn xúm vào nhau đọc truyện tranh.
Cạnh đó, hai ba bạn trai say mê đá cầu.
Kề bên là các bạn nữ chơi nhảy dây củng hào hứng không kém.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
1. Đọc các đoạn văn đã cho và trả lời câu hỏi
Cả ba đoạn văn đã cho đều thuộc phần thân bài bài miêu tả chiêc cặp.
Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong.
Nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ:
Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi.
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ.
Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới ba ngăn...
Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc của bạn em và viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cộp đó.
Học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của câu hỏi. cần lưu ý là chỉ viết một đoạn văn chứ không phải cả bài.
Hãy viết một đoạn văn tả bên trong chiếc cặp của em theo những gợi ỷ ở sách giáo khoa.
Học sinh tự viết theo yêu cầu của câu hỏi. Cũng cần lưu ý là chỉ viết một đoạn văn chứ không phải cả bài.