Tuần 16. Tiếng Sáo Diều

  • Tuần 16. Tiếng Sáo Diều trang 1
  • Tuần 16. Tiếng Sáo Diều trang 2
  • Tuần 16. Tiếng Sáo Diều trang 3
  • Tuần 16. Tiếng Sáo Diều trang 4
  • Tuần 16. Tiếng Sáo Diều trang 5
  • Tuần 16. Tiếng Sáo Diều trang 6
Tuần 16.
TẬP ĐỌC	Kéo co
CÁCH ĐỌC
Giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng các từ ngữ: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi tiếng, không ngớt lời.
GỢl ý tìm hiểu bài
Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có sô' người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đô'i phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng.
Ở làng Hữu Trap, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Nam xưa nay được xem là phái mạnh thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.
ơ làng Tích Sơn, kéo co là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Sô' lượng của mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông kéo ra đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian khác như đâu vật, múa võ, đá gà, thổi cơm thi...
Nội dung: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Nghe viết
Chú ý những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn r / d/gi, ât/âc
Tìm và viết các từ ngữ
a) - nhảy dây	b) - đấu vật
múa rôi	— nhấc
Thành ngữ ngữ
Nghĩa	.
Chơi với lửa
ơ chọn nơi Chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay
Làm một việc nguy hiểm
+
Mất trắng tay
+
Liều lĩnh ắt gặp tai họa
+
Phải biết chọn bạn chọn nơi sinh sống
+
2. Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng vói mổi nghĩa
3. Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn
giao bóng	- lật đật.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi 1. Bảng phân loại các trò chơi:	
Trò chơi rèn luyện sức mạnh
Kéo co, vật
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
Nhảy dây, lò cò, đá cầu
Trò chơi rèn luyện trí tuệ
0 ăn quan, cờ tướng, xếp hình
Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
_> Em sẽ khuyên bạn: Ớ chọn nơi, chơi chọn bạn. Bạn củng phải chọn bạn mà chơi chứ!
Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh rất nguy hiểm để tỏ ra mình gan dạ
-> Em sẽ nói với bạn: Bạn xuống đi, đừng chai với lửa đó.
- Chơi dao có ngày đứt tay đó. Xuông ngay đi bạn!
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
Bài tham khảo
Em có nhiều thứ đồ chơi, nhưng em thích nhâ't là chú gấu bông. Đây là món quà mẹ mua tặng em nhân dịp Tết Trung thu vừa qua.
Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo. Cái mõm nhô ra thật đáng yêu. Trên đầu mõm là cái mũi đen mun và cứng như xà cừ. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Toàn thân hình và những nét đáng yêu trên khuôn mặt chú bé làm em thích thú vô cùng.
Em rất vui khi có những đồ chơi mà mẹ đã mua tặng. Đặc biệt là chú gấu bông.
Mỗi lần ôm gấu bông vào lòng, em cảm thấy ấm áp lạ thường. Em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ dành cho ém. Em rất thích gấu bông và luôn biết ơn mẹ.
TẬP ĐỌC Trong quán ăn “Ba cá bống”
CÁCH ĐỌC
Phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật.
Lời người dẫn truyện-, phần đầu truyện thong thả, phần sau truyện nhanh hơn bất ngờ, li kì.
Lời Bu-ra-ti-nô'. hét to, dọa nạt.
Lời lão Ba-ra-ba-. lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng sợ hãi.
Lời cáo A-li-xa: chậm rãi, ranh mãnh.
GỢl ý tìm hiểu bài
Bu-ra-ti-nô cần moi ở lão Ba-ra-ba bí mật kho báu ở đâu.
Để buộc lão Ba-ra-ba nói ra điều bí mật, chú bé gỗ chui vào một cái bình bằng đất, đợi lão uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu nói ngay khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ đã nói ra điều bí mật.
Chú bé gỗ gặp nguy hiểm và đã thoát thân như sau: Cáo A-li-xa và A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất nên đã báo cho lão Ba-ra-ba biết để kiếm tiền. Lão này ném bình đất xuóhg sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình vỡ. Thừa lúc bọn ác đang há hôc mồm kinh ngạc, chú lao ra ngoài.
Có rất nhiều hình ảnh, chi tiết ngộ nghĩnh và lí thú. Học sinh tự do lựa chọn.
Ví dụ:
- Em thích chi tiết Bu-ra-ti-nô chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im thin thít.
Nội dung: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ gian ác đang tìm cách bắt chú.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập giới thiệu địa phương
Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trap, huyện Quô'c Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.
Muôn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo cọ phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.
Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trap và làng Tích Sơn.
ơ làng Hữu Trap kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vô'n được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.
Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hài giáp trong làng. Trong cuộc thi này, sô’ lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.
Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.
Đề bài yêu cầu các em học sinh giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương mình.
Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muôn giới thiệu cùng các bạn biết.
Ví dụ: Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ.
NHẬN XÉT
Câu in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết.
Cuối câu có dâu chấm hỏi (?).
Các câu còn lại trong đoạn được dùng để:
— Giới thiệu (Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ).
— Miêu tả {chú có cái mũi rất dài).
— Kể về một sự việc liên Quan đến Bu-ra-ti-nô {chú người gồ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.)
Cuôì các câu này có dấu chấm. Đó là các câu kể.
Bua-ra-ba uống rượu đã say: kể về Ba-ra-ba
Vừa ha bộ râu, lão vừa nói: kể về Ba-ra-ba
Bắt được thằng người gỗ ta sẽ tống cổ nó vào cái lò sưởi này: nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.
GHI NHỚ 	
Câu kể: (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Cuối câu kể có dấu chấm.
LUYỆN TẬP
Tìm câu kể trong đoạn vãn đã cho. Cho biết mỗi câu dùng để:
— Chiều chiều trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. (kể sự việc)
Cánh diều mềm mại như cánh bướm, (tả cánh diều)
— Chúng tôi vui sướng đến phát dại trên trời, (kể sự việc)
Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, (tả tiếng sáo diều)
Sáo đan, rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (nêu ý kiến, nhận định)
Đặt một vòi câu kể.
Hằng ngày em thức giấc vào lúc năm già. Làm một vài động tác thể dục xong, em rửa mặt đánh răng rồi lo ăn sáng để chuẩn bị đến trường.
Em có một quyển sách mới. Quyển sách bìa rất đẹp vẽ hỉnh hai em bé cắp sách đi học.
Hôm nay là ngày em rất vui. Đây là lần đầu tiên thầy gọi em đứng lên đọc bài văn của minh cho cả lớp nghe. Bài văn của em được diêm chín, diêm cao nhât lớp. về nhà em phải khoe điều này với bố mẹ mới đưạc.
Đề bài (viết): Tả một đồ chơi mà em thích.
Bài tham khảo
Thời gian trôi nhanh quá. Chẳng mấy chô'c đã đến ngày sinh nhật thứ chín của em. Bô' có gởi tặng em một món quà bất ngờ: đó là một con búp bê rất đẹp.
Đôi mắt búp bê đen láy thỉnh thoảng lại chớp chớp như một em bé trông đáng yêu làm sao. Búp bê có bộ tóc vàng óng và được cài một chiếc nơ xinh xinh. Em buộc cho búp bê hai bím tóc vắt vẻo ở hai bên, làn tóc mai cong cong ôm gọn lấy khuôn mặt trái xoan bầu bĩnh ửng hồng. Búp bê mặc một bộ váy hoa được viền những đăng ten đủ màu sặc sỡ. Búp bê có đôi môi đỏ như son và chiếc miệng nhỏ nhắn hình trái tim. Những ngón tay thon thon như những búp măng. Đôi bàn chân được đeo hài óng ánh hạt cườm rất đẹp.
Em râ't thích con búp bê này. Mỗi lần đi ngủ, em cho búp bê ngủ cùng em. Em giữ nó rất cẩn thận vì đó là một kỉ vật mà bô' em đã tặng cho em.
Phạm Thị Thu Hằng