Tuần 5. Măng Mọc Thẳng

  • Tuần 5. Măng Mọc Thẳng trang 1
  • Tuần 5. Măng Mọc Thẳng trang 2
  • Tuần 5. Măng Mọc Thẳng trang 3
  • Tuần 5. Măng Mọc Thẳng trang 4
  • Tuần 5. Măng Mọc Thẳng trang 5
  • Tuần 5. Măng Mọc Thẳng trang 6
  • Tuần 5. Măng Mọc Thẳng trang 7
CÁCH ĐỌC
Đọc với giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Lời chú bé tâu vua, ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc: ôn tồn khi giải thích thóc giông đã được luộc kĩ, dõng dạc khi khen ngợi tính trung thực, dũng cảm của Chôm.
GỢl ý tìm hiểu bài
Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
Để tìm được người như thế, nhà vua đã phát cho mỗi người dân một thúng thóc giông đã được luộc kĩ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi báu, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Khác với mọi người, chú bé Chôm đã dũng cảm nói lên sự thật, không sợ bị nhà vua trừng phạt.
Người trung thực là người đáng quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dốì làm hỏng việc chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tót, do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân.
Nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
CHÍNH TẢ
Những hạt thóc giống
Nghe-viết
Chú ý các từ: luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi.
Tìm những chữ bị bỏ trống
lời giải — nộp bài — lần này — làm em — lâu nay — lòng thanh thản - làm bài.
chen chân — len qua - leng keng — áo len — màu đen — khen em.
Giải câu đô'
Con nòng nọc.
Chim én.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ:
Trung thực - Tự trọng
Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực...
Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa, bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...
Đột câu
Tô Hiến Thành là người rất chính trực.
Sự dối trá bao giờ cũng đáng ghét.
Ý c
Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.
Các thành ngữ, tục ngữ b, e:	nói về lòng tự trọng.
KỂ CHUYỆN ■ Kể chuyện đã đọc, đã nghe
Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
Cái cân thủy ngân
Có một nhà buôn nọ không bao lâu trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm ăn thế nào, đành cho là người ta có hồng phúc. Thực ra là phường mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thủy ngân, hai đầu bít đồng, trông bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác. Thành ra, họ muôn cân già cũng được, muôn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân về đằng quả cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía ấy; cân non thì nghiêng cán cân về đằng đĩa cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hàng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chẩy:
Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân! Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo, buôn năm bán mười! Tội để cho ai! Giàu như thế có bền đâu!
Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rồi lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu rĩ, than vắn thở dài, nghĩ bụng chắc mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi, đến mắng:
- Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hô'i, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tô't thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại, cho chúng mày hai đứa con khác mà nô'i dõi.
Tỉnh dậy, hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra, họ thấy trong cán cân có mấy giọt máu đỏ tươi.
Trương Chính kể
* Ý nghĩa: Sự gian xảo, không trung thực đã đem lại hậu quả xấu cho con người.
TẬP ĐỌC	Gà Trống và Cáo
CÁCH ĐỌC
Giọng đọc vui dí dỏm thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật:
Gà: thông minh lời nói mềm mỏng ngọt ngào mà hù dọa được Cáo.
Cáo: tinh ranh, xảo quyệt, giả giọng thân thiện vẫn mắc lỡm gà. Chú ý nhấn giọng một sô' từ: vắt vẻo, lõi đời, đon đả, xuống đây, kết thân, muôn phần, thiệt hơn, nào hơn, loan tin, hồn lạc phách hay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí.
GỢl ý tìm hiểu bài
Để dụ Gà Trông xuống đất, Cáo đon đả mời Gà Trông xuông đất để mình báo cho nghe tin tức mới: từ nay muôn loài sống chung hòa bình kết thân với nhau. Gà hãy xuông để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân đó.
Gà không nghe lời Cáo vì Gà hiểu sau những lời ngon ngọt ây là ác ý của Cáo chỉ muôn ăn thịt Gà.
Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để nhằm hù dọa Cáo. Cáo rất sợ chó săn. Tung tin có cặp chó săn cũng đang chạy đến để báo tin vui, Gà đã làm Cáo sợ hãi phải bỏ chạy lộ cả mưu gian.
Tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích khuyển người ta đừng vội tin những lời ngon ngọt.
Nội dung: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu.
TẬP LÀM VĂN	Viêt thư (Kiểm tra viết)
Đề 1:	Em xem truyền hình mới hay tin quê bạn bị bão lụt. Hãy viết
thư hỏi thăm gia đình bạn và bày tỏ nỗi lo lắng của mình.
Bài tham khảo
... ngày ... tháng ... năm ...
Phong thân mến,
Liên tục mấy ngày nay, đêm nào tôi cũng theo dõi trên truyền hình về cơn bão lụt đang gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh bạn đang sông. Tôi lo lắng và đau lòng vô cùng.
Chẳng biết gia đình bạn cùng bà con nơi đó có di tản kịp thời không? Và trong tình hình nước dâng cao lại mưa dông như vậy thì mọi sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi, củi lửa nấu nướng bằng cách nào? Chắc là phải vất vả ghê lắm. Sức khỏe hai bác và các anh chị vẫn bình thường chứ?
Còn các phương tiện ghe, xuồng để đi lại có đầy đủ không? Chính quyền địa phương đã kịp thời mang gạo, áo quần thuốc men đến cứu trợ phải không? Đây là lúc “một miếng khi đói bằng một gói khi no” mà!
Phong ạ,
Nhìn cảnh nước dâng cao, có nơi chỉ còn nhìn thấy mái nhà, gió giật cây cối ngả nghiêng quằn quại, tôi hiểu bà con nơi ấy thật là khổ cực. Nỗi khổ đâu chỉ là thiếu ăn mặc, mà còn thiếu chỗ ở, rồi cả bệnh tật làm sao tránh khỏi, dù cho lũ lụt có qua đi thì những khó khăn đó chưa hẳn hết. Tôi nghĩ gia đình Phong cùng chung hoàn cảnh ấy mà lo lắng mãi. Tôi muôn làm điều gì đó để giúp bà con mình đỡ khổ, Phong ạ.
Hôm qua, nhà trường đã phát động phong trào cứu trợ, tôi và các bạn đã sốt sắng hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, tức khắc.
Phong mến,
Tôi viết vội mấy dòng thăm Phong, rất mong bạn và gia đình giữ gìn sức khỏe vì sức khỏe lúc này là rất quý. Nếu có điều kiện thì nhớ hồi âm cho mình biết tin về Phong nhé. Chúc Phong và gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bạn của Phong
Lê Hoài Vũ
Đề 2:	Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho người thân (ông bà, cô giáo
cũ, bạn cũ,...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Bài tham khảo
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
Cô kính mến!
Thấm thoát, năm cũ đã đi qua, năm mới vừa đến. Mùa xuân về với đất trời, với mọi nhà. Em đang rạo rực cùng với gia đình đón Tết. Trong niềm vui đầm ấm đó, em bỗng nhớ đến cô, em liền viết thư thăm cô và gửi đến cô lời chúc mừng năm mới.
Lời đầu tiên, em xin kính chúc cô và gia đình sang năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự đều như ý.
Cô ạ!
Từ ngày cô chuyển đi trường khác đến nay đã hơn một học kì, nhưng chúng em chưa biết được tin gì ở cô.
Sức khỏe của cô dạo này thế nào? Năm nay cô dạy lớp mấy? Gia đình cô đón Tết có vui không? Mọi thành viên trong gia đình cô đoàn tụ đầy đủ không? Tình hình công tác của cô hiện nay thế nào? Cô nhớ gửi thư và kể cho em nghe với nhé! Các bạn trong lớp ai cũng muốn biết tin tức về cô. Dù năm nay chúng em được học thầy giáo mới, nhưng hình ảnh cô vẫn in sâu vào tâm trí chúng em. Chúng em vẫn khỏe, vẫn học tốt, các bạn yếu đã tiến bộ lên. Có điều ai cũng nhớ đến cô.
Cô biết không? Mùa xuân cất tiếng gọi và học trò cũ của cô cũng đang trân trọng lắng nghe để nhận lâ'y nhiệm vụ mới của mình đang chờ ở phía trước. Năm mới chúng em thêm tuổi mới, cần phải có thành tích mới trong học tập. Em sẽ cố gắng hơn nữa để đạt kết quả cao hơn. Cô hãy tin tưởng ở em.
Giờ phút giao thừa đã đến, pháo hoa bay tận trời cao và tỏa ra ngàn tia sáng nhấp nháy thật đẹp. Tết đến thực rồi cô ạ! Những giậu hoa trước nhà em đang chuyển mình hớn hở, đất trời như đẹp hẳn lên. Em cảm thấy dâng lên một tình yêu tha thiết: yêu đất trời, yêu gia đình, yêu thầy cô, bạn bè,... Tâm trạng của em lúc này thật vui, thật hạnh phúc.
Em xin dừng bút ở đây. Em thầm mong có ngày một ngày nào đó sẽ đến thăm cô. Em xin hứa sẽ ra sức học tốt để xứng đáng là học trò ngoan của cô.
Học trò cũ của cô
Thanh Phương
Đề 3:	Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, hãy viết thư
để thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.
Bài tham khảo
Nha Trang, ngày 15 tháng 10 năm 2010
Chú Bảy kính mến!
Mới đây mà đã một năm trôi qua; chừng này năm ngoái, cháu vui mừng được dự sinh nhật của chú ở quê. Nay chú đã chuyển công tác vào Thành phô' Hồ Chí Minh, được tin chú tổ chức sinh nhật ở đó, cháu vội biên thư thăm chú và gởi đến chú lời chúc mừng tô't đẹp nhất.
Chú ạ!
Sức khỏe chú dạo này ra sao? Bệnh tê chần của chú đã đỡ chưa? Lúc này trời trở rét, chú nhớ giữ â'm cơ thể và ăn uống điều độ. Công tác của chú như thế nào? Việc làm có thuận lợi không? Chú tranh thủ viết thư kể cho cháu nghe với nhé!
Dạo này gia đình cháu và cháu vẫn khỏe. Vừa qua, cháu thi giữa học kì đạt kết quả rất cao. Cả hai môn Toán và Tiếng Việt đều đạt điểm 10. Cháu đang chuẩn bị cho kì thi vẽ tranh và kì thi viết chữ đẹp sắp đến. Cháu sẽ cố gắng. Bô' và mẹ cháu vẫn công tác chỗ cũ, tin chú mừng. Chị đang chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi Toán cấp tỉnh sắp đến.
Thôi thư đã dài, Cháu xin dừng bút.
Chúc chú sinh nhật vui vẻ và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sông.
Cháu của chú.
Đức Bảo
Đề 4: Nghe tin gia đình một người thán ở xa có chuyện buồn (có người đau ốm, người mới mất hoặc gặp tai nạn,...) hãy viết thư thăm hỏi và động viên người thân đó.
(Học sinh tự luyện)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Danh từ
NHẬN XÉT
Các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ: Truyện cổ, cuộc sông, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa, đời, cha ông, con sông, chân trời, truyện cổ, mặt, ông cha.
Xếp các từ vào nhóm thích hợp:
Từ chỉ người: cha ông, ông cha.
Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời, mặt.
Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa.
Từ chỉ khái niệm: truyện cổ, cuộc sông, tiếng, xưa, đời.
Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng.
GHI NHỚ	
Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm'hoặc dơn vị).	
LUYỆN TẬP
Danh từ chỉ khái niệm trong đoạn vân đã cho là:
điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng.
Đột câu với mỗi danh từ trên:
Điểm nổi bật nhất của bạn Định là ngay thẳng, thật thà.
Mỗi học sinh cần phải cô' gắng học tập và rèn luyện đạo đức.
— Thầy giáo chủ nhiệm lớp em có rất nhiều kinh nghiệm giáo dục thê' hệ trẻ.
Bác Hồ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng — sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
TẬPLÀMVĂN Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
NHẬN XÉT
a) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống.
Nhà vua muôn tìm người trung thực để truyền cho ngôi báu mới nghĩ ra kế: luộc kĩ thóc giông rồi phát cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền cho ngôi báu.
Chú bé Chôm dốc nhiều công sức chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm đã dám tâu sự thật trước sự kinh ngạc của mọi người.
Nhà vua khen ngợi chú bé Chôm trung thực và dũng cảm nên đã
quyết định truyền ngôi báu cho	Chôm.
-	Sự	việc	1	được	kể trong đoạn	1	(3 dòng	đầu).
Sự	việc	2	được	kể trong đoạn	2	(10 dòng tiếp).
Sự	việc	3	được	kể trong đoạn	3	(4 dòng	cuối).
Dấu hiệu giúp em nhận ra chồ mở đầu và kết thúc đoạn văn.
Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô.
Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ châ’m xuống dòng.
Từ hai bài tập trên, rút ra nhận xét.
Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
Hết một đoạn văn cần chấm xuô'ng dòng.
GHI NHỚ	
Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn.
Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.	
LUYỆN TẬP
Phần còn thiếu viết tiếp:
Có thể bổ sung phần còn thiếu vào đoạn văn cho hoàn chỉnh như sau: Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả
tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Chiếc tay nải có vẻ nặng lại hở miệng. 0! Những thỏi vàng lấp lánh bên trong chiếc tay nải. Cách đó không xa có một bà lão đang bước vội. Cô bé đoán bà là chủ chiếc tay nải nên chạy theo gọi và hỏi:
Bà cá! Bà đánh rơi chiếc tay nải này. Nó rơi xuống đường mà bà không hay phải không?
Bà lão cười hiền hậu:
Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.