Tuần 6. Măng Mọc Thẳng

  • Tuần 6. Măng Mọc Thẳng trang 1
  • Tuần 6. Măng Mọc Thẳng trang 2
  • Tuần 6. Măng Mọc Thẳng trang 3
  • Tuần 6. Măng Mọc Thẳng trang 4
  • Tuần 6. Măng Mọc Thẳng trang 5
  • Tuần 6. Măng Mọc Thẳng trang 6
Tuần 6.
TẬP ĐỌC Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
CÁCH ĐỌC
Giọng đọc trầm buồn, xúc động. Chú ý lời của ông yếu ớt, mệt nhọc nhất là giọng buồn bã thể hiện sự ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Nhấn giọng các từ ngữ: hoảng hốt, khóc nấc, òa khóc, nức nở, tự dằn vặt.
GỢl ý tìm hiểu bài
Trên đường đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ vào cuộc. Mê chơi An-đrây-ca quên mất lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra chạy nhanh đến cửa hàng mua thuôc mang về.
Khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà, em này đã hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nâ'c lên. ông đã qua đời.
An-đrây-ca tự dằn vặt mình. Khi biết ông đã qua đời, An-đrây-ca òa khóc. Bạn cho rằng vì mình mê chơi, mua thuốc về chậm mà ông chết. An-đrây-ca cũng đã kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Dù mẹ an ủi, bảo An-đrây-ca không có lỗi nhưng An-đrây-ca lại không nghĩ như vậy. Bạn đã nức nở cả đêm dưới gốc cây táo do ông trồng. Mại khi đã lớn, bạn vẫn tự dằn vặt mình.
Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người có tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đôì với người thân của mình. Bạn ấy rất trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm bản thân. Nói tóm lại, đó là những phẩm chất rất đáng quý.
Nội dung: Tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân mình.
CHÍNH TẢ	Người viết truyện thật thà
Nghe viết
Chú ý các từ láy có chứa các âm đầu: s / X hoặc có thanh hỏi / thanh ngã.
Học sinh tự đọc phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài của mình rồi viết lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả (vào vở hay vở bài tập).
Tìm cóc từ láy
a) Có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sẵn sàng, săn sóc, sáng suốt, sầm sập, sần sùi, sấn sổ, se sẽ, sốt sắng, sít sao, sòn sòn, song song, sòng sọc, sờ sẫm, sờ soạng, sởn sơ, sùi sụt, sục sao, sục sạ, suôn sẻ...
Có tiếng chứa ầm %: xa xa, xà xẻo, xam xám, xám xịt, xa xôi, xao xác, xào xạc, xao xuyến, xanh xao, xẹo xọ, xệch xạc, xềnh xệch, xó xỉnh, xoành xoạch, xoắn xuýt, xót xa, xốc xếch, xối xả, xôm xốp, xồm xoàm, xôn xao, xông xáo, xốn xang, xuể xòa, xúng xính...
b) Có tiếng chứa thanh hỏi: đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, khẩn khoản, khủng khỉnh, nhảy nhót, nhí nhảnh, ngủ nghè, phe phẩy, thỏa thuê, thấp thỏm, tỏ tường, tua tủa, van vỉ, vất vả, vớ vẩn, sấn sổ, sờn sơ, xủng xoảng, suôn sẻ, xà xẻo, xó xỉnh, xối xả...
Có tiếng chứa thanh ngã: bỡ ngỡ, dỗ dành, mũm mĩm, mẫu mực, màu mã, nhễ nhại, nghĩ ngợi, ngỡ ngàng, phè phỡn, vững vàng, sẵn sàng, sờ sẫm, sừng sững...
LUYỆNTỪVÀCÂU Danh từ chung và danh từ riêng
I. NHẬN XÉT
1. Tìm các từ
a) Dòng nước chảy tương đôĩ lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
Sông
b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
Cửu Long
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
Vua
d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
Lê Lợi
So sánh a với b.
sông-. Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đô'i lớn.
Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông.
So sánh c với d.
vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
Lê Lợi: Tên riêng một vị vua.
So sánh a với b:
Tên chung của dòng nước chảy tương đốì lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.
So sánh c với d: Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa.
GHI NHỜ	
Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
LUYỆN TẬP
Danh từ chung: núi / dòng, sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / dường ì dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước.
Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn / Trác / Đại Huệ / Bác Hồ.
Học sinh viết họ và tên 3 bạn nam và 3 bạn nữ trong lớp em.
Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng do đó luôn luôn phải viết hoa.
Ví dụ: - Nguyễn Đức Bảo, Vũ Hoàng Anh, Trần Văn Lâm.
- Lê Thị Tô' Uyên, Thái Thị Ngọc Nữ, Lê Thị Thanh Nhàn.
KỂ CHUYỀN Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
Buổi học thể dục
Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.
Đê-rốt-xi và Cộ-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.
Đến lượt Nen-li. Bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cô' xin thầy cho được tập như mọi người.
Nen-li bắt đầu leo một cách râ't chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cô' sức leo. Mọi người vừa thâ'p thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuông đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cô' lên! Cô' lên!”.
Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô! Cô' tí nữa thôi!” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.
Thầy giáo nói: “Giỏi lắm! Thôi, con xuống đi!” Nhưng Nen-li còn muôn đứng lên cái xà như những người khác.
Sau vài lần cô' gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gô'i, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dô'c, nhưng mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.
Theo A-mi-xi {Hoàng Thiếu Sơn dịch)
* Ý nghĩa: Lòng tự trọng đã giúp Nen-li đạt được mục đích của mình trong buổi học thể dục.
CÁCH ĐỌC
Đọc với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với tính cách, cảm xúc của các nhân vật. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ, sững sờ, im như phỗng, cuồng phong, cười phá lên.
GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
Cô chị xin phép ba đi học nhóm.
Mỗi lần nói dổì, cô chị lại thấy ân hận vì cô thương ba và biết mình sai, đã phụ lòng tin của ba nhưng đã nói dỗì quá nhiều lần nên đã quen, thây ân hận nhưng vẫn tặc lưỡi.
Để chị mình thôi nói dỗì, cô em bắt chước chị, cũng nói dôì ba là đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, làm bộ như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về. Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ. Khiến cô chị càng tức giận hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiểu bóng à? Em giả bộ ngây thơ hỏi: Hả, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà. Cô chị sững sờ vì đã bị lộ.
Cách làm cô em đã giúp được chị tỉnh ngộ vì cô em đã làm hệt như chị, nói dổì hệt như chị khiến chị thấy ra lỗi của mình, biết mình đã là gương xấu cho em. Ba rõ mọi chuyện buồn rầu khuyên hai chị em ráng bảo ban nhau. Chính vẻ buồn rầu của ba đã khiến chị tỉnh ngộ. Nội dung: Câu chuyện khuyên mọi người không được nói dô'i. Nói dô'i là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người đô'i với mình.
TẬP LÀM VĂN	Trả bài văn viết thư
Học sinh tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung, và tự chữa những lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ:
Trung thực - Tự trọng
1. Chọn từ thích hỢp
a) tự trọng	b) tự kiêu	c) tự ti
di tự tin	đ) tự ái	e) tự hào
Chọn từ ứng với mỗi nghĩa
Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là trung thành.
Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là trung kiên.
Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa.
Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là trung hậu.
Ngay thẳng, thật thà là trung thực.
Xếp các từ thành hai nhóm
Trung có nghĩa là “ở giữa”-, trung thu, trung bình, trung tâm.
Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”-, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
Đột câu
Học lực của bạn ây xếp vào loại trung bình của lớp.
Đỗì với thiếu nhi ta, Tết Trung thu rất có ý nghĩa.
Thị xã là trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh.
Chiến sĩ ta một lòng trung thành với Tổ quốc.
Trung hậu, đảm đang là phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
Lịch sử đã ghi lại nhiều tấm gương trung nghĩa.
Nguyễn Đức Thuận là một chiến sĩ cách mạng trung kiên.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
Học sinh dựa vào tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
Học sinh tự phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
Ba lưởi rìu
Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đôn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, văng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuông khóc nức nở.
Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.
Tại sao cháu khóc?
Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.
Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!
Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:
Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?
Không phải ông ạ.
Ông già lại lặn xucmg mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.
Của cháu phải không?
Không, không phải ông ạ.
Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.
Cái này đúng của cháu chứ?
Vâng, vâng, đúng ạ.
Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ong già nắm lấy tay anh và nói:
Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.
Vâng, cháu sẽ biết ơn ông suốt đời.
(Truyện cổ Lít-va)
* Ý nghĩa: Sự trung thực của anh tiều phu đã giúp anh có được một phần thưởng thật quí giá.