Tuần 14. Tiếng Sáo Diều

  • Tuần 14. Tiếng Sáo Diều trang 1
  • Tuần 14. Tiếng Sáo Diều trang 2
  • Tuần 14. Tiếng Sáo Diều trang 3
  • Tuần 14. Tiếng Sáo Diều trang 4
  • Tuần 14. Tiếng Sáo Diều trang 5
  • Tuần 14. Tiếng Sáo Diều trang 6
  • Tuần 14. Tiếng Sáo Diều trang 7
TIÊNG SÁO DIEƯ
Tuần 14.
TẬP ĐỌC	Chú Đất Nung
CÁCH ĐỌC
Giọng hồn nhiên chậm rãi. Chú ý nhân vật lời người kể với lời các nhân vật: chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất. Nhấn giọng các từ ngữ: rất bảnh, thật đoảng, bẩn hết, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung.
GỢI ý tìm hiểu bài
Cu Chắt có những đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong mái lầu son và một chú bé bằng đất.
Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt nhận được nhân Tết Trung thu. Đó là hai thứ đồ chơi được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Còn chú bé Chắt là đồ chơi cu Chắt nặn ra từ đất sét. Đó là một hòn đất mộc mạc có hình người.
Mới chơi với hai người bột một tí, đất từ người cu Đất đã gây bẩn hết quần áo của họ. Nghe chàng kị sĩ phàn nàn, cu Chắt bèn bó riêng hai người bột vào trong lọ thủy tinh.
Chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung là vì chú muôn được xông pha, làm được nhiều việc có ích.
Chi tiết: “nung trong lửa” tượng trưng cho việc được tôi luyện trong gian nan thử thách, con người mới cứng cỏi, mạnh mẽ và trở nên hữu ích được. Nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh để làm được nhiều việc có ích nên đã dám nung mình trong lửa đỏ.
CHÍNH TÃ	Chiếc áo búp bê
Nghe viết
Chú ý các tiếng có âm vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai: s / X và ât ỉ âc.
Điền vào ô trông
xinh xinh — trong xóm — xúm xít — màu xanh — ngôi sao — khẩu súng — sờ — xinh nhỉ? — sợ.
lất phất - đất — nhấc — bật lên — rất nhiều — bậc tam câp — lật — nhấc bổng - bậc thềm.
Tìm các tính từ
Tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x: sâu, siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng ý, sành sỏi, sát sao... xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê.
Tính từ chứa tiếng có vần âc / ât'. chân thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, chật chội, chất phác, chật vật, bất tài, bất nhã, bất phân, khật khưỡng, lất phất, ngất ngưởng, thất vọng, phẫu thuật, phất phơ... lác cấc, xấc xược, lấc láo, xấc láo...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Luyện tập về câu hỏi
Đặt câu hỏi
Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
Trước giờ học, các em thường làm gì?
Bến cảng như thế nào?
Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
Đột câu hỏi
Ai học giỏi nhất lớp?
Cái gì khiến bạn chú ý?
Để làm vui lòng cha mẹ em phải làm gì?
Từ nghi vấn
Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không? Có phải - không
Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không? Phải không
Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à? À.
Đột câu hỏi từ cặp từ vừa tìm được ở bài 3
Có phải Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhát nước Nam không?
Chữ viết của Cao Bá Quát hồi nhỏ xâ'u lắm phải không?
Nguyễn Hiền rất thích thả diều à?
Trong năm câu đã cho:
2 câu là hai câu hỏi:
Bạn có thích chơi diều không?
Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi:
Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.
Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.
Thử xem ai khéo tay hơn nào.
Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.
Trời trở rét, búp bê chỉ có độc nhất một chiếc quần lót. Bộ váy của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi đâu không rõ. Một đêm, lạnh quá, búp bê khóc thút thít. Chị Lật Đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi:
Sao em khóc?
Em không có áo quần. Em rét lắm. Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga không tháo ra được.
Cô ấy tệ thật - Chị Lật Đật chép miệng - Cô ta bắt bọn mình làm trò vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng mình.
Búp bê nức nở:
Em không muôn sông với chị ấy nữa. Em đi đây.
Nói đoạn, búp bê tụt xuông khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phô'. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật Đật tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi not.
Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trông trơn. Nga kêu rầm lên: “Ai lấy búp bê của con rồi?” Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!
Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phô' bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gô'c cây to, chui vào đông lá khô ai đã quét vun lại để trôn rét. Sáng hôm sau, có một cô bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đông lá, reo lên:
Ôi con búp bê xinh quá, ai vứt đi thê' này, hoài của.
Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cô bảo:
Búp bê sao không có áo? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.
Thế rồi, ngay tô'i đó, cô bé hí hoáy cắt may cho búp bê một bộ váy áo
rất đẹp. Rồi cô ôm cả búp bê đi ngủ. Trong vòng tay ầu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:
Chị ơi. Em muôn ở với chị suô't đời.
Hồ Phương
* Ý nghĩa: Tâm trạng của búp bê khi bị cô chủ bỏ rơi và sự vui sướng của búp bê khi được cô chủ mới nâng niu, quí trọng.
CÁCH ĐỌC
Chú ý phần biệt lời người kể chuyện với lời của các nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện.
GỢl ý tìm hiểu bài
Chàng kị sĩ và nàng công chúa đang sông trong lọ thủy tinh thì bị Chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa vào cóng. Chàng kị sĩ đi tìm công chúa cũng bị chuột lừa vào công. Hai người bột này cùng chạy trôn, thuyền lật đều bị ngấm nước, nhũn hết chân tay.
Khi thấy hai người bột bị nạn, Đất Nung liền nhảy xuông, vớt cả hai lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có nghĩa là cần phải chịu rèn luyện, thử thách khó khăn thì mới cứng rắn, chịu được nắng mưa mới trở thành người hữu ích được
Đặt thêm tên khác cho truyện: Có thể đặt thêm cho truyện tên - Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.
— Có chịu rèn luyện mới trở nền hữu ích.
Nội dung: Muôn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa nên đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sông được hai người bột yếu đuôi.
TẬP LÀM VĂN	Thế nào là miêu tả?
NHẬN XÉT
Đoạn vãn đã cho miêu tả: cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước.
Những diều hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả:
TT
Sự vật
Hình
dáng
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng
động
M:1
Cây sồi
Cao
lớn
Lá đỏ chói lọi
Lá rập rờn lay động như những đô’m lửa đỏ
M:2
Cây cơm nguội
Lá vàng rực rỡ
Lá rập rình lay động như những đôm lửa vàng
M:3
Lạch
nước
Trườn lên mấy tảng đá luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục
Róc rách (chảy)
3. Qua những nét miêu tả trên, ta thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng mắt, bằng tai.
Muôn hiểu sự vật người ta quan sát kĩ chúng bằng nhiều giác quan.
GHI NHỜ	
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, cùa vật, để giúp người nghe, người đọc hình dưng được các đối tượng ấy.	
LUYỆN TẬP
Những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung.
Chỉ có một câu: “Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. ”
Học sinh dọc thầm đoạn thơ tìm một hình ảnh mình thích, viết 1, 2 câu về hình ảnh đó.
Ví dụ: Sấm ghé xuổng sân nhà khanh khách cười. Có thể tả hình ảnh này như sau:
Sấm rền vang rồi xẹt tia chớp xuông sân nhà. Em tưởng chừng như sấm ở trước sân và cười vang ngạo nghễ.
LUYỆNTỪVÀCÂU Dùng câu hỏi vào mục đích khác
NHẬN XÉT
Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung.
Có 3 câu hỏi: — Saọ chú mày nhát thế?
— Nung đấy ạ?
— Chứ sao?
Hai câu hỏi của ông Hòn Rấm không hề được dùng để hỏi về điều chưa biết. Thực ra câu hỏi: Sao chú mày nhát thế? là để chê trách cu Đất. Câu hỏi sau: Chứ sao? là để khẳng định nhấn mạnh là đất có thể nung trong lửa được
Câu hỏi chỉ để yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.
GHI NHỚ	
Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện:
Thái độ khen, chê.
Sự khẳng định, phủ định.
ì 3. Yêu cầu, mong muốn...	
LUYỆN TẬP
1. Gác câu hỏi đã cho dược dùng để:
Mẹ yêu cầu con nín khóc.
Thể hiện sự chê trách.
Chị chê em vẽ ngựa không giống.
Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ
Đột câu phù hợp với các tình huống đã cho
Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?
Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?
Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?
Chơi diều cũng thích đấy chứ?
Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:
Tỏ thái độ khen chê:
- Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?, về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: “Sao em lại phá thế nhTĩ”
Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: “Đánh đàn củng hay đấy chứ?” Thấy vậy bạn em bĩu môi: “Đánh đàn thì hay gỉ?”
Thể hiện yêu cầu, mong muôn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: “Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?”
TẬP LÀM VĂN Câu tạo bài văn miêu tả đồ vật
NHẬN XÉT
1. Đọc bài vãn Cái cối tân và trả lởi câu hỏi:
Bài văn tả cái côi xay gạo bằng tre.
Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói điều gì?
Mở bài (Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giâ'c mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trông) Giới thiệu đồ vật được miêu tả: cái cối.
Kết bài (Cái cối cũng như những đồ dùng đã sông cùng tôi... theo dõi từng bước anh đi...) Kết thúc bài văn: Tỉnh cảm gần gũi thân thiết giữa bạn nhỏ với các đồ vật trong nhà trong đó có cái cối tân.
Phần mở bài giông phần mở bài trực tiếp, phần kết bài giông phần kết bài mở rộng trong văn kể chuyện đã học.
Trình tự của phần thân bài tả cái cối
Cái vành -> cái áo —> hai cái tai -» lỗ tai: hàm răng côì -> dăm —> đầu cần -> cái chốt -> dây thừng buộc cần.
- Xay lúa với u. Tiếng cối ù ù vui cả xóm.
Tả hình dáng bắt đầu từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó tả công dụng.
Theo em, khi tả một đồ vật ta nên tả bao quát trước sau đó mới đi vào những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm đôi với đồ vật đó.
GHI NHỚ	
Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bài và kết bài.
Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
Trong phần thân bài, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
LUYỆN TẬP
Câu văn tả bao quát cái trống: Anh chàng trông này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
Tên những bộ phận của cái trống được miêu tả:
Hình trông
Ngang lưng trông
Hai đầu trông
Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống:
Hình dáng', tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu, ngang lưng quận hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
Ảm thanh'. Tiếng trông ân cần giục giã “Tùng! Tùng ! Tùng!” giục trẻ rảo bước tới trường. / Trông cầm càng theo nhịp “Cắc tùngĩ” để học sinh tập thể dục / trông “xả hơi” một hồi dài là lúc học sinh được nghỉ.
Viết thêm phần mở bài và kết bài để thành bài văn hoàn chỉnh.
Mở bài trực tiếp: Dù đã lớn nhưng tôi vẫn không sao quên được hình ảnh chiếc trông của những ngày đầu cắp sách đến trường.
— Mở bài gián tiếp: Nói đến kỉ niệm tuổi thơ là nói đến kĩ niệm những ngày đầu đi học. Trong những kỉ niệm đó tôi luôn nhớ đến hình ảnh chiếc trông trường nhất là những âm thanh rộn ràng, nôn nao, náo nức của nó.
Kết bài mở rộng: Ngày tháng dần trôi, chúng tôi lên lớp lớn, học trường mới, lấy tiếng chuông làm hiệu lệnh, nhưng vẫn không sao quên được chiếc trông trường xưa nhất là những âm thanh rộn rã, náo nức của nó ngày nào.
Kết bài không mở rộng: Tôi yêu chiếc trông như một người bạn đồng hành cùng chia sẻ buồn vui với biết bao kỉ niệm của những ngày đầu đi học.