Tuần 3. Thương Người Như Thể Thương Thân

  • Tuần 3. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 1
  • Tuần 3. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 2
  • Tuần 3. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 3
  • Tuần 3. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 4
  • Tuần 3. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 5
  • Tuần 3. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 6
  • Tuần 3. Thương Người Như Thể Thương Thân trang 7
Tuần 3.
TẬPĐỌC	Thư thăm bạn
CÁCH ĐỌC
Đọc lưu loát, giọng đọc thể hiện tình cảm đốì với người bạn bất hạnh: trầm buồn chân thành, thấp giọng hơn khi nói về sự mất mát. Cao giọng hơn khi đọc những câu động viên bạn.
GỢl ý tìm hiểu bai
Đọc báo Thiếu niên Tiền phong, Lương biết Hồng bất hạnh bị trận lũ cướp mất ba. Lương viết thư để chia buồn với Hồng.
Những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng
Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lủ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.
Những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng:
Khơi gợi trong lòng bạn niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng củng tự hào về tấm gưong dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.
Khuyến khích bạn noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.
Làm cho bạn yên lòng: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.
Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư
Những dòng mở đầu bức thư cho biết rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
Những dòng cuỗì bức thư ghi lời chúc, lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn và kí tên, ghi họ và tên người viết thư.
Nội dung: Tình cảm của bạn Lương dành cho bạn Hồng: thương bạn, muôn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
CHÍNH TẢ Cháu nghe câu chuyện của bà
Nghe viết: Chú ý: mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng.
a) Điền vào chỗ trông tr hay ch
Tre — không chịu — Trúc dẫu cháy — Tre — tre — đồng chí — chiến đấu — Tre.
Đặt trên chữ in đậm dâu hỏi hay dấu ngã
Triển lãm — bảo — thử — vẽ cảnh - cảnh hoàng hôn — vẽ cảnh hoàng hôn - khẳng định - bởi vì — họa Sỉ - vẽ tranh - ở cạnh - chẳng bao giờ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ đơn và từ phức
NHẬN XÉT
Hai loại từ:
Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
Từ gồm nhiều tiếng (từ phức); giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
Theo em:
Tiếng dùng để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.
Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa.
GHI NHỚ	
Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đcm. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nền câu.
LUYỆN TẬP
Rất / công bằng, / rất / thông minh /
Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang /
Từ đơn:	rất, vừa, lại.
Từ phức:	công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
- 3 từ đơn:	đi, đứng, ngồi.
3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh.
- Sáng nay tôi đi học sớm.
Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã đọc, đã nghe
Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. Học sinh có thể chọn bất kì câu chuyện nào phù hợp với đề bài đã cho,
không cứ gì phải trong Sách giáo khoa. Ở đây xin lấy một câu chuyện trong sách Tiếng Việt lớp 2 mà các em đã học.
Bà cháu
Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu ràu cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: “Khi bà mất, gieo hạt đào này lên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.”
Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.
Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã.
Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói: “Nếu bà sông lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?” Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sông lại.”
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chóc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
Theo Trần Hoài Dương
* Ý nghĩa: Tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau của ba bà cháu và lòng biết ơn sâu nặng của cháu đôi với bà.
TẬP ĐỌC	Người ăn xin
CÁCH ĐỌC
Giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua cử chỉ và lời nói: lời cậu bé giọng xót thương chân thành, lời ông lão xúc động trước tình cảm chân thực của cậu bé.
GỢl ý tìm hiểu bài
Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương
Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ hoe, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.
Hành động và lời nói ân cần của cậu bé
Hành động: Lục tìm hết túi nọ đến túi kia, rất muôn cho ông lão một thứ gì đó nhưng trên người chẳng có tài sản gì đành phải nắm chặt lấy tay ông lão.
Lời nói: Xin ông lão đừng giận mình.
Hành động và lời nói đó chứng tỏ cậu bé rất chân thành, xót thương ông lão, muôn giúp đỡ ông.
Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lăo rồi.” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? Cậu bé đã cho ông lão sự thông cảm và kính trọng qua hành động cô' gắng lục tìm quà tặng và qua lời xin lỗi chân thực, qua cái nắm tay rất chặt của cậu.
Theo em, cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn và nhất là sự đồng cảm: ông lão đã hiểu tâ'm lòng chân thành của cậu.
Nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
TẬP LÀM VĂN
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
NHẬN XÉT
Những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.
Những câu ghi lại ý nghĩ:
Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
Câu ghi lại lời nói:
Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là người giàu lòng nhân ái, biết thương người nghèo khó.
Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin.
Cách 1: Dẫn trực tiếp. Đây là nguyên văn lời của ông lão ăn xin. Vì vậy ông xưng lão và gọi cậu bé bằng cháu.
Cách 2: Dẫn gián tiếp. Người viết, người kể xưng íổỉ, gọi người àn xin là ông lão.
GHI NHỚ	
Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ỷ nghĩ cũng nói lèn tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
Có hai cách kể-lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật:
Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp).
Kề bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp).
LUYỆN TẬP
Tìm lời dẫn trực tiếp vò lời dần gián tiếp trong đoạn văn
Lời dẫn gián tiếp-. (Cậu bé thứ nhất định nói dôì là) bị chó sói đuổi.
Lời dẫn trực tiếp:
+ Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
+ Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.
Chuyển lởi dẫn gián tiếp thành lởi dẫn trực tiếp	
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm.
-> Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:
— Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này?
Bà lão bảo chính tay bà têm..
-> Bà lão thưa:
- Tâu bệ hạ, trầu do chính già têm đấy ạ!
Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.
—> Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:
- Thưa, đó là trầu do con gái già têm.
3. Chuyển lời dần trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp
Bác thợ hỏi Hòe:
- Cháu có thích làm thợ xây không?
—> Bác thợ hỏi Hòe có thích làm thợ xây không.
Hòe đáp:
- Cháu thích lắm!
-» Hòe đáp rằng Hòe thích lắm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ:
Nhân hậu - Đoàn kết
Tìm các từ
Chứa tiếng hiền', hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền hòa, hiền lành, hiền thảo, hiền từ,...
Chứa tiếng ÚC', hung ác, ác nghiệt, độc ác, ác độc, ác ôn, ác hại, ác khẩu, tàn ác, ác liệt, ác cảm, ác mộng, ác quỷ, ác ý, ác thú, tội ác...
Xếp các từ vào ô thích hợp trong bảng
+
-
Nhân hậu
nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ.
tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo.
Đoàn kết
cưu mang, che chở, đùm bọc.
đè nén, áp bức, chia rẽ.
Điền vào ô trống để hoàn chỉnh các thành ngữ.
a) Hiền như bụt (đất).	b) Lành như đắt (bụt).
Dữ như cọp.	d) Thương nhau như chị em ruột.
Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ:
Môi hở răng lạnh
Nghĩa đen'. Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Vì môi che cho răng nên môi hở thì răng sẽ lạnh.
Nghĩa bóng: Những người gần gũi, ruột rà phải đùm bọc, che chở nhau. Một người yếu kém thì những người khác cũng bị ảnh hưởng lây.
Máu chảy ruột mềm
Nghĩa đen: Máu chảy thì đau đến ruột gan.
Nghĩa bóng: Một người thân bị nạn thì những người thân khác đều đau xót.
Nhường cơm sẻ áo
Nghĩa đen: Chia sớt cơm áo cho nhau.
Nghĩa bóng: Giúp đỡ san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lá lành đùm lá rách
Nghĩa đen: Dùng lá lành bọc lá rách cho kín, khỏi hở.
Nghĩa bóng: Người khỏe mạnh, may mắn, giàu có giúp đỡ cho người đau yếu, bất hạnh, nghèo khổ.
TẬP LÀM VĂN	Viết thư
NHẬN XÉT
Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cần thiết cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn hay bày tỏ tình cảm với nhau.
Đê’ thực hiện mục đích trẽn một bức thư cần có những nội dung sau đây:
+ Lí do và mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+ Thông báo tình hình của người viết thư.
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
Một bức thư thường mở đầu và kết thúc
+ Mở đầu: Ghi địa điểm, thời gian viết thư / lời xưng hô.
+ Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư / chữ
kí và tên hoặc họ, tên của người viết thư.
GHI NHỚ	
Một bức thư thường gồm những nội dung sau:
Phần đầu thư:
-Địa điểm vạ thời gian viết thư.
Lời thưa gửi.
Phần chính
Nêu mục đích, lí do viết thư.
Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
Thông báo tình hỉnh của người viết thư.
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
Phần cuối thư
Lời chúc, lài cảm ơn, hứa hẹn.
Chữ kí và tên hoặc họ, tên.
LUYỆN TẬP
Viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
Để thực hiện bài tập này, học sinh cần nắm vững yêu cầu của đề.
Viết thư cho ai? (Cho một bạn ở trường khác). Nếu không có bạn ở trường khác, chúng ta có thể tưởng tượng ra một người bạn như thế để viết.
Mục đích viết thư: Viết thư để làm gì? (để hỏi thăm và kể cho. bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay).
Cách xưng hô như thế nào cho phù hợp?
Nội dung thăm hỏi: sức khỏe, việc học tập ở trường mới, tình hình gia đình...
Kể cho bạn nghe những gì về tình hình ở lớp ở trường hiện nay? (Tình hình sinh hoạt các mặt, học tập, văn nghệ, thể thao, về thầy cô, bạn bè). Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì? (Chúc bạn vui khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại). Dựa vào đó học sinh thực hành viết thư.
Bài tham khảo
Thành phô' Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 9 năm 2009. Bạn Quỳnh thân mến!
Từ khi bạn chuyển trường đến nay, mình nhớ bạn lắm. Hôm nay rảnh, mình vội viết thư thăm bạn đây và sẽ kể cho bạn nghe chuyện của lớp và trường mình hiện nay.
Quỳnh ơi! Dạo này bạn thế nào rồi? Bạn có khỏe không? Việc học tập của bạn ra sao rồi? Bạn vẫn là “cây toán” của lớp chứ? Trường mới của bạn có đẹp không? Các bạn trong lớp có đoàn kết và vui vẻ như lớp mình hồi năm ngoái không? Gia đình bạn vẫn đầm ấm và hạnh phúc như trước hả?
Bọn mình vẫn thường nhắc đến bạn và nhớ bạn lắm Quỳnh ạ! Bạn có nhớ cô Thủy dạy mình hồi lớp ba không? Cô vẫn thường hỏi thăm bạn đấy. Năm nay bọn mình học cô Linh. Cô cũng tận tâm và thương yêu học sinh như cô Thủy của mình vậy đó. Bọn mình đang thi đua đạt nhiều điểm mười để tặng thầy cô nhân ngày 20/11. À, sắp tới trường mình tổ chức đêm hội trăng rằm, nếu rảnh bạn về trường dự nhé, có bạn tụi mình sẽ càng vui hơn.
Thôi mình dừng bút để học bài nhé! Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, bạn học ngày càng giỏi hơn.
Thân ái
Kí tên