Tuần 19. Người Ta Là Hoa Đất

  • Tuần 19. Người Ta Là Hoa Đất trang 1
  • Tuần 19. Người Ta Là Hoa Đất trang 2
  • Tuần 19. Người Ta Là Hoa Đất trang 3
  • Tuần 19. Người Ta Là Hoa Đất trang 4
  • Tuần 19. Người Ta Là Hoa Đất trang 5
  • Tuần 19. Người Ta Là Hoa Đất trang 6
  • Tuần 19. Người Ta Là Hoa Đất trang 7
NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT
Tuần 19.
TẬP ĐỌC	Bốn anh tài
TRẢ LỜI CÂU HỎI
cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?
Trả lời: Cẩu Khây là cậu bé có sức khỏe và tài năng khác thường: khi còn bé, cậu ăn một lúc hết chín chõ xôi; khi mười tuổi cậu đã khỏe bằng trai mười tám; khi mười lăm tuổi, cậu đã giỏi võ nghệ.
Có chuyên gì xảy ra với quê hương cẩu Khây?
Trả lời: Chuyện dữ đã xảy ra ở quê hương cẩu Khây là đột nhiên có một con yêu tinh xuất hiện hại súc vật và giết hại cả dân làng. Nhiều nơi không còn ai sống sót.
Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh với ai?
Trả lời: Cẩu Khây quyết đi tìm diệt yêu tinh cùng với Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
Mồi bạn của cẩu Khây có tài năng gì?
Trả lời: Mỗi bạn của cẩu Khây có một tài năng riêng:
Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng nắm đấm của mình giáng cho cọc tre thụt sâu xuống đất.
Lấy Tai Tát Nước có thể dùng vành tai của mình tát nước suối từ dưới thấp lên rất cao.
Móng Tay Đục Máng có thể dùng móng tay của mình đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
Nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
CHÍNH TẢ	Kim tự tháp Ai Cập
Nghe - Viết: Kim tự tháp Ai Cập
Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây:
Con người là sinh vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khai phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không vũ trụ bao la. Họ còn biết làm thơ, vẽ tranh, sáng tác âm nhạc, tạo ra
những công trình tuyệt mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trỏ' nên tựơi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người xứng đáng được gọi là "Hoa của đất”.
3. Xếp các tử ngữ sau thành 2 cột:
Từ ngữ viết đúng chính tả
Từ ngữ viết sai chính tả
sáng sủa, sản sinh, sinh động
thời tiết, công việc, chiết cành
sắp sếp, tinh sảo, bổ xung
thân thiếc, nhiệc tình, mải miếc.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Chủ ngữ trong câu kể Â/ làm gì?
NHẬN XÉT
Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời các câu hỏi.
Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
Một đàn ngỗng vưon dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đóp bọn trẻ.
Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.
Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.
Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
Xác định chủ ngữ trong các câu trên.
Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.
Nêu ý nghĩa của chủ ngữ:
Trong cầu kể "Ai làm gì?" chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối,...) có hoạt động được nói đến ỏ' vị ngữ.
đ. Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?
- Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:
+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng.
+ Đại từ chỉ người: em.
+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.
II. LUYỆN TẬP
Đọc đoạn văn đõ cho
a) Tìm các câu kế Ai làm gì? trong đoạn trên.
Các câu kế Ai làm gì? trong đoạn văn trên là:
Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Thanh niên lên rẫy.
Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
b) Xác định chủ ngữ của các câu trên.
Các câu trên có các chủ ngữ là: Chim chóc Thanh niên
Phụ nữ	Em nhỏ
Các cụ già
Đột câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ
Các chú công nhân
Mẹ em
Chim sơn ca
Các cảu cầu đặt:
Đúng bảy giờ sáng, các chú công nhân bắt đầu làm việc trong nhà máy.
Mẹ em ra đồng cấy lúa.
Chim sơn ca hót véo von trên ngọn cây cao.
Đột câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật trong bức tranh đã cho.
Các câu cần đặt:
Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên khỏi rặng tre làng.
Đàn sếu mải miết bay về phương Nam.
Các em nhỏ hớn hở tới trường.
Các chú công nhân lái máy cày ra đồng.
Những người phụ nữ nhanh tay gặt lúa.
KỂ CHUYỆN Bác đániì cá và gã hung thần
Kê’ chuyện theo tranh vẽ
Cần phải nghe thầy, cô giáo kể rồi mới có thể kể lại đầy đủ. ơ đây chỉ goi ý như sau:
Tranh 1: Bác đánh cá ra biển kéo lưới bắt cá.
Tranh 2: Trong một mẻ lưới bác đánh cá kéo lên được một cái
bình đậy nút kín.
Tranh 3: Tò mò, bác mở nút bình ra xem có gì đựng trong bình thì lão hung thần bị giam trong đó bay thoát ra ngoài và đe dọa bác.
Tranh 4: Hết sức bình tĩnh, bác đánh cá tỏ ý không tin rằng hắn lại có thế 0 trong một cái bình nhỏ xíu. Bác muốn hắn chui thử vào cho bác xem tận mắt, bác mới tin.
Tranh 5: Tên hung thần ngu ngốc tự thu rihỏ mình lại và lại chui vào bình. Bác đánh cá nhanh tay đậy nút bình lại nhốt chặt - hắn ỏ trong đó.
Dựa vào việc nghe thầy, cô giáo kể và các đoạn gợi ý trên, các em có thể dễ dàng kể lại toàn bộ câu chuyện:
Đài tham khảo
ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá. Một hôm, bác ra biển quăng lưới. Thật buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ toàn rong biển, không được lấy một con cá nhỏ. Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về. Thật kì lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới.
Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ bụng: “Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền”, cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệng bình gắn chì kín mít, bác bèn lấy dạo nạy nắp bình để xem bên trong có những gì.
Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên. Bác đánh cá chưa hết ngạc nhiên thì làn khói tụ lại, một gã hung thần hiện ra từ làn khói đen đúa ấy. Gã hung thần Ồm Ồm nói:
Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số.
Bác đánh cá lúng túng nhưng rồi kịp trấn tĩnh ngay. Bác mắng
lại gã hung thần:
Ta đã cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại trở mặt muốn giết ta?
Gã hung thần nói:
Ta là hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm nằm dưới biển sâu. Ta đã thề rằng: ai cứu ta khỏi cái bình tối tăm ấy thì ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quí. Ta đã chờ mãi nhưng chẳng ai đến cứu. Bởi thế ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào cứu ta sẽ phải chết. Ta vừa dứt lời thì ngươi cứu ta. Vậy nên ngươi phải chết.
Nghe gã hung thần láo XƯỢC như thế, bác đánh cá tức giận nhưng bác bình tĩnh nói:
Thôi được, chết cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng trước khi chết ta chỉ muốn biết một điều.
Gã hung thần hỏi:
Điều gì?
Bác đánh cá chỉ vào người hắn và nói:
Ngươi to lớn như thế làm sao chui lọt vào cái bình bé tí này?
Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng:
Ngươi không tin ư?
Bác đánh cá lắc đầu, bảo:
Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình.
Gã hung thần rùng mình một cái biến thành một vệt khói đen ngòm, vệt khói bay đến tận trời xanh, tụ lại rồi chui tọt vào bình. Bác đánh cá vội lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình. Gã hung thần cố sức vung vẫy, tìm cách chui ra nhưng đã muộn mất rồi. Bác đánh cá vứt cái bình trở lại biển sâu. Thế là kẻ ác độc suốt đời phải nằm dưới đáy biển.
Ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện đề cao trí thông minh của con người. Nhờ có trí thông minh đó mà con người có thể giải quyết được nhiều điều khó khăn, nguy hiểm.
TẬPĐỌC Chuyện cổ tích về loài người
Trong chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đầu tiên?
Trong chuyện cổ tích này, trẻ con được sinh ra đầu tien.
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
Sau khi trẻ sinh ra, trẻ cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng nên cần có ngay người mẹ.
Bố vò thầy giáo giúp trẻ em những gì?
Bố sinh ra để dạy cho trẻ ngoan và biết suy nghĩ đúng về mọi điều trong cuộc sống.
Thầy giáo sinh ra để giảng dạy cho trẻ em ngày càng có thêm nhiều kiến thức.
Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?
Bài thơ này dùng cách nói ngược (trẻ sinh ra trước, bố mẹ và thầy giáo sinh ra sau) để nhấn mạnh điều này: trẻ em là nhân vật trung tâm của gia đình và xã hội vì thế các em cần được mọi người quan tàm, chăm sóc, dạy dỗ.
Nội dung. Mọi vật có trên trái đất này là vì có con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
TẬPLÀMVĂN Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Trả lời các câu hỏi:
a) Đây lậ cách mở bài trực tiếp, đi ngay vào sự vật cần miêu tả.
Đây là cách mở bài trực tiếp bằng cách nêu lên một hiện tượng trái lẽ thông thường. Nhưng còn phải viết thêm một câu nữa thì mới có thể dễ dàng chuyển sang phần thân bài là miêu tả cái cặp.
Đây là cách mở bài gián tiếp. Từ một sự việc khác dẫn tới sự vật cần miêu tả.
Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
Cáclỉ mở bài trực tiếp: Trong góc phòng ngủ của em có một bàn gỗ nhỏ. Đó là chiếc bàn học của em.
Cách mở bài gián tiếp: Xung quanh em, mọi vật dụng, mọi đồ dùng đều có ích. Chiếc đồng hồ tích tắc báo thức, tờ lịch treo tường lặng lẽ đếm tháng ngày, chiếc giá sách chứa đựng cho em nhiều nguồn tri thức, chiếc chăn bông mang đến cho em những giấc ngủ ấm êm. Còn chiếc bàn gỗ là nơi để em ngồi học tập. Chiếc bàn gỗ ấy gắn bó với em suốt bốn năm rồi.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Mở rộng vốn từ: Tà/ năng
Phân loại từ theo nghĩa:
Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.
Tài có nghĩa là tiền của: tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Tìm trong cóc tục ngữ đõ cho những câu ca ngợi tài trí của con người.
Các câu sau đây ca ngợi tài trí của con người:
Người ta là hoa đất
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Em thích những câu tục ngữ nào? Vì sao?
Ví dụ: Em thích cả 2 câu a và c vì câu a ca ngợi tài năng của con người đã làm cho mặt đất và cuộc sông ngày thêm giàu đẹp.
Câu c ca ngợi bàn tay lao động tài hoa sáng tạo của con người đúng như nhà tho' Hoàng Trung Thông đã viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sõi đá cũng thành cơm.
TẬPIÀMVĂN Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Đọc bài văn: Cái nón
- Trả lời các câu hỏi:
Xác định đoạn kết bài.
Đoạn kết bài là đoạn văn sau:
Má bảo: "Có của thì phải biết giữ gìn mới được lâu bền". Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón đế’ quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
Theo em, đó là kết bài theo cách nào?
Đó là kết bài theo cách mỏ' rộng: căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Cho các đề:
Tả cái thước kẻ của em.
Tả cái bàn học ỏ' lớp hoặc ỏ' nhà của em.
Tả cái trống trường em.
Hãy viết một kết bài mó' rộng cho bài văn làm theo một trong ba đề trên:
Kệt bài (tả cái trống trường):
Em rất quý cái trống trường. Trống đã hàng ngày thúc giục chúng em nhanh chân tới lớp. Trông là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trông thắp sáng từng nụ cười rạng rõ' của em dưới mái trường mà em hằng yêu mến. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.