Tuần 26. Những Người Quả Cảm

  • Tuần 26. Những Người Quả Cảm trang 1
  • Tuần 26. Những Người Quả Cảm trang 2
  • Tuần 26. Những Người Quả Cảm trang 3
  • Tuần 26. Những Người Quả Cảm trang 4
  • Tuần 26. Những Người Quả Cảm trang 5
  • Tuần 26. Những Người Quả Cảm trang 6
  • Tuần 26. Những Người Quả Cảm trang 7
Tuần 26.
TẬP ĐỌC	Thắng biển
Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào?
Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự sau: Cơn bão biển dữ dội dâng nước tấn công vào cuộc sống của con người và sức tàn phá của nó ngày càng mạnh hơn. Con người quyết tâm chống lại để giữ vững quãng đê ngăn nước.
Tìm các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
Các từ ngữ, hình ảnh sau đây nói lên sự đe dọa của cơn bão biển: Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biến cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào?
Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như sau: Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đề rào rào.
Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
Những từ, hình ảnh sau đây thể hiện điều đó: Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống,... có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
Nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên tai.
Nghe - Viết: Thắng biển
Điền vào chỗ trống
1 hay n?
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
Tiếng có vần in hay inh?
lung linh	-	giữ gìn	- bình minh, bình tĩnh
nhường nliịn	-	rung rinh	- lặng thinh
học sinh	-	gia đình	- thông minh
- thầm kín
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
Tìm câu kể "Ai là gì?" và nêu tác dụng của mỗi câu.
Các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn là:
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
Câu này có tác dụng giới thiệu quê quán của nhân vật.
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
Câu này có tác dụng giới thiệu nhân vật.
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Câu này có tác dụng giới thiệu nhân vật.
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Câu này có tác dụng nhận định về sự vật.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mồi câu "Ai là gì?" vừa tìm được.
Các câu trên có chủ ngữ, vị ngữ như sau:
+ Chủ ngữ: Nguyễn Tri Phương Cả hai ông Ong Năm Cần trục
+ Vị ngữ: là người Thừa Thiên.
đều không phải là người Hà Nội.
là dân ngụ cư của làng này.
là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó (có dùng câu kể "Ai là gì?").
Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người đế hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.
KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã nghe hay đã đọc.
Lời kề: Cù Chính Lan là một chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quê hương anh bị giặc Pháp tàn phá, bắn giết gây nhiều thiệt hại về của về người. Anh rất căm thù chúng và quyết tiêu diệt chúng để góp phần đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước mình.
Một lần anh được phân công đi đánh xe tăng địch ở đường số 6. Đoàn xe của chúng đã bị diệt gần hết, chỉ còn một chiếc cuối cùng đang tìm đường tẩu thoát. Anh nói với đồng đội:
- Phải đánh bằng được chiếc xe này!
Nói xong, anh băng lên chạy theo xe bất chấp đạn của địch đang bắn lại như mưa. Anh luồn lách tới gần rồi nhanh nhẹn trèo lên xe địch, bị trượt ngã xuống anh lại leo lên và ném vào thùng xe hai trái lựu đạn, nhưng hai trái lựu đạn này lại bị địch hất trả ra ngoài.
Hết lựu đạn của mình, anh lấy lựu đạn của đồng đội rồi chạy tắt qua rừng, đón đầu chiếc xe tăng đang rút chạy. Lần này là lần thứ năm anh lại nhảy lên xe. Tay trái anh cố mở nắp xe. Tay phải anh cầm lựu đạn và lấy răng cắn chốt. Chờ cho quả lựu đạn đã bắt đầu xì khói, anh mới ném vào thung xe rồi nhảy vội xuống.
Một tiếng nổ vang lên. Các tên giặc trong xe chết ngay. Chiếc xe sững lại và bốc cháy.
Sau trận đó, anh được thưởng huân chương và được phong là Anh hùng quân đội.
Anh Cù Chính Lan đúng là một chiến sĩ quân đội dũng cảm, kiên cường.
TẬP ĐỌC
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
Ga-vrổt ra ngoài chiến lũy đế lượm đạn của bọn lính chết đưa vào tiếp tế cho nghĩa quân.
Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
Những chi tiết sau thể hiện lòng dũng cảm của cậu:
... bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.
Ngoài đường khói lửa mịt mù. Dưới màn khói... cậu bé tiến ra xa ngoài đường... Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.
Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?
Tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần vì em dũng cảm và như có phép lạ: đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt.
Ga-vrốt chỉ là một em bé nghèo sống lang tháng trên đường phố, nhưng khi thấy nghĩa quân chiến đấu với bọn lính của chính quyền, em đã đứng về phía nghĩa quân, tự nguyện tham gia chiến đấu bằng cách đi lượm đạn về tiếp thêm cho nghĩa quân. Hành động cùa em thế hiện một tinh thần dũng cảm tuyệt vời. Đây là một nhân vật rất đáng yêu trong tác phẩm Nliững người khốn khổ của nhà văn Vích-to Huy-gô của nước Pháp.
Nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
TẬPLÀMVĂN Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?
Có thể dùng các câu a và b đế’ kết bài vì đây là hai đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của người khi viết về cây, rất thích hợp với phần kết của một bài văn miêu tả cây cối.
Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
Cây đó là cây gì?
Đó là cây vú sữa trước cửa nhà em.
Cây đó có ích lợi gì?
Cây vú sữa, vừa cho bóng mát vừa cho quả ngon.
Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?
- Trưa nắng, em thường đem một chiếc võng ra nằm dưới bóng cây vú sữa để đọc sách hoặc nghỉ trưa nên em vô cùng yêu mến cây vú sữa này. Khi ăn những quả vú sữa chín thơm ngon, em luôn nhớ ơn ông nội em là người đã trồng cây này từ khi em còn chưa ra đời.
Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.
Đoạn văn tliam kliảo: Cây vú sữa trước cửa nhà em vừa cho bóng mát vừa cho nhiều quả ngon. Các buổi trưa nắng, em thường treo võng dưới bóng cây đế nằm đọc sách hoặc nghỉ ngơi. Khi ăn những trái vú sữa ngon ngọt, em thường nghĩ tới công ơn của ông nội em - người đã trồng cây này từ khi em còn chưa cất tiếng khóc chào đời. Em sẽ chăm sóc cây vú sữa để nó mãi mãi gắn bó với em, đem đến cho em những hương vị ngọt ngào.
Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:
Cây tre ở làng quê
Cây tràm ở quê em
Cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Đoạn văn tham khảo: Cây đa cổ thụ đã trở thành một hình ảnh thân quen gắn bó với làng em. Sau này, khi phải đi xa để học tập hay làm việc, chắc chắn mỗi khi nhớ về làng quê, em không thể quên hình ảnh của cây đa cao lớn, xum xuê, quanh năm xanh tốt, nó đang đứng ở đầu làng như chờ đợi những người của làng quê trở về.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng Vốn từ: Dũng cảm
Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm: can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả câm, anh dũng, anh hùng,
Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...
Đặt câu với một trong các từ tìm được:
Trong chiến đấu, chỉ những người can đảm, gan dạ mới có thể làm nên những chiến công.
Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.
Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
Khí thế dũng mãnh.
Hi sinh anh dũng.
Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?
Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:
Vào sinh ra tử.
Gan vàng dạ sắt.
Đặt câu với một trong hai thành ngữ trên.
Các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đã vào sinh ra tử để đánh cho giặc Mĩ những đòn chí tử.
TẬPLÀMVĂN Luyện tập miêu tả cây Cối
Đề bài:ĩả một cây có bóng mát hoặc cây ăn quả mà em yêu thích.
Bài tham khảo
Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.
Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuông lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.
Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.
Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.