Tuần 29. Khám Phá Thế Giới

  • Tuần 29. Khám Phá Thế Giới trang 1
  • Tuần 29. Khám Phá Thế Giới trang 2
  • Tuần 29. Khám Phá Thế Giới trang 3
  • Tuần 29. Khám Phá Thế Giới trang 4
  • Tuần 29. Khám Phá Thế Giới trang 5
  • Tuần 29. Khám Phá Thế Giới trang 6
  • Tuần 29. Khám Phá Thế Giới trang 7
  • Tuần 29. Khám Phá Thế Giới trang 8
TẬP ĐỌC	Đường đi Sa Pa
Mồi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều hình dung được về mỗi bức tranh.
Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lê 1 cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những ca n mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.
Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ấn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.
Tranh 3: Phong cảnh của đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.
Những bức tranh bằng lời thể hiện sự quan sát rất tinh tê' của tác giả
Sự quan sát rất tinh tế của tác giả thể hiện trong suốt cả bài văn. Ví dụ:
Khi tả cái thị trấn miền núi tác giả đã nêu ra một cảnh tượng đặc trưng mà phố xá dưới xuôi không bao giờ có cả.
Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà tặng diệu kì"của thiên nhiên?
Vì quang cảnh ở đây rất đẹp, có núi, có thác, có rừng, cây cối luôn tốt tươi, có nhiều thứ hoa quý hiếm, làng xóm yên ả thanh bình, khí hậu thì không nóng bức bao giờ, quanh năm mát mẻ hay se lạnh.
4. Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
Tác giả tỏ rõ lòng thích thú, mến yêu và mê say cảnh đẹp của Sa Pa. Đó là những tình cảm thật thắm thiết, nồng nàn.
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với Sa Pa.
CHÍNH TẢ Ai đã nghĩ ra các chữ sô" 1, 2, 3, 4,...?
Nghe - Viết: Ai dã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,... ?
Tìm tiếng có nghĩa:
Các âm đầu tr, ch có thế ghép thế nào với các vần đã cho đế tạo thành những tiếng có nghĩa?
Có thể ghép như sau: trai, trâu, trăng, trân, chai, chan, châu, chăng, chân.
Đặt câu với một trong các tiếng vừa tìm ra:
Đêm rằm, trăng thật là sáng và đẹp.
Các vần êt, êch có thế ghép sao đế thành tiếng có nghĩa?
Có thế ghép như sau: bết, bệt, hệch, chết, chếch, chệch, dệt, hết, hệt, hếch, hệch, kết, kếch, kệch, tết, tếch.
Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được:
Hôm qua, chú mèo nhà em đã chết.
Tuy nhiên sau khi ghép cần phải thêm dấu sắc hoặc nặng. Nhiều tiếng phải đặt vào từ láy mới có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: (cười) hềnh hệch.
Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào mồi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới dây.
(0 số 1 có âm đầu là tr hay ch, ô số 2 có vần là êt hay êch).
Trí nhớ tốt
Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kế chuyện Cô-lôm-bô tìm ra cliàu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc:
Chuyện này đã xảy ra 500 năm trước.
Nghe vậy, Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi trầm trồ:
Sao mà chị có trí nhớ tốt thế?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm
Những hoạt động nào được gọi là du lịch:
Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Theo em, thám hiểm là gì?
Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn thế nào?
Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn có nghĩa là con người càng được đi nhiều, được đến nhiều nơi gần xa thì trí tuệ càng mở mang, sự hiểu biết về đời sống về xã hội càng phong phú, sâu sắc.
Trò chơi Du lịch trên sông: Chọn cóc tên sông để giải cóc câu đố sau:
Sông gì đỏ nặng phù sa?
(Sông Hồng)
Sông gì lại hóa được ra chín rồng?
(Sông Cửu Long)
Làng quan họ có con sông
Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
(Sông Cầu)
Sông tên xanh biếc sông chi?
(Sông Lam)
Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?
(Sông Mã)
Sông gì chẳng thể nổi lên
Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?
(Sông Đáy)
Hai dòng sông trước sông sau Hỏi hai sông ấy ở đâu? Sông nào?
(Sông Tiền, Sông Hậu)
Sông nào nơi ấy sóng trào
Vạn qùân Nam Hán ta đào mồ chôn?
(Sông Bạch Đằng)
KẾ CHUYỆN Đôi cánh của Ngựa Trắng
(Cần nghe tliầy, cô kể rồi mới có thể làm bài này)
Bài tham khảo
Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:
Con phải ỏ' cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé!
Mỗi khi nghe mẹ gọi, Ngựa Trắng hí lên những tiếng non nớt
thật đáng yêu. Những lúc ấy, ngựa mẹ vô cùng vui sướng. Ngựa mẹ chỉ thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc cú đá hậu mạnh mẽ.
Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:
Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?
Đại Bàng đáp:
Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy “đôi cánh” đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.
Bỗng có tiếng “hú... ú... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.
Sói Xám cười man rọ' và nhảy chồm lên.
Sói nghĩ bụng:
Mình sẽ có được miếng mồi ngon.
Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói hét to:
-Ối!
Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.
Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:
Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!
Ngựa Trắng mếu máo:
Nhưng em không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào bôn chân của Ngựa Trắng.
— Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!
Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thây bôn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.
TẬP ĐỌC	Trăng ơi... từ đâu đến?
Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?
Trong hai khổ tho' đầu trăng được so sánh với quả chín treo trước nhà và như mắt cá chẳng bao giờ chớp mi.
Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
Tác giả nghĩ như vậy vì tác giả luôn hình dung “trăng hồng như quả chín” và “trăng tròn như mắt cá”.
Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, trăng gắn với một đối tượng cụ thể nào?
Trong các khố thơ tiếp theo trăng luôn gắn với một đối tượng cụ thế’. Đó là sân chơi, quả bóng. Lời mẹ hát ru con, là chú bộ đội hành quân trên đường. Dưới con mắt nhìn của trẻ thơ, vầng trăng hiện lên thật thân thương, gần gũi.
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
Tác giả rất yêu trăng, rất quí mến và tự hào về quê hương đất nước.
Nội dung: Tình cảm yêu mến, sự gần gũi của tác giả vói ánh trăng, sự cảm nhận độc đáo về nguồn gốc của trăng.
TẬP LÀM VĂN	Luyện tập tóm tắt tin tức
Tóm tắt cóc tin sau bằng một hoặc hai câu:
Tóm tắt bản tin a: Khách du lịch nào muốn có một chỗ nghỉ đặc biệt khác thường thì hãy đến Vát-te-rát, Thụy Điển thuê một khách sạn chỉ có một phòng nghỉ treo trên cây sồi cao 13 mét (có dây kéo lên), với giá hơn sáu triệu đồng một ngày đêm.
Tóm tắt bản tin b: Nhằm thỏa mãn những người đi du lịch muốn dắt theo vài con vật thân thiết, ở Pháp vừa có một khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách bốn chân.
Đặt tên cho hai bản tin trên:
Bản a: Khách sạn đặc biệt nhất thế giới.
Bản b: Khu cư xá đón nhận cả người và súc vật.
Đọc một bản tin trên báo Nhi Đồng hoặc Thiếu Niên Tiền Phong và tóm tắt lấy một, hai câu.
Học sinh tự làm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
NHẬN XÉT
Đọc mẩu chuyện đõ cho.
Tìm cóc câu nêu yêu cầu, đề nghị trong đó.
Các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện trên là:
Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay, cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.
Nhận xét về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn.
Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hùng: Nói trống không, tỏ vẻ xấc xược, thiếu lễ độ, thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, không biết kính trọng người lớn hơn mình.
Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hoa: lễ phép, lịch sự.
Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
Sự lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện ở chỗ:
Nói năng phải có lễ độ.
Cách xưng hô với người mình yêu cầu phải phù hợp.
Trong lời yêu cầu không thể thiếu các từ “làm ơn, giùm, giúp”.
II. LUYỆN TẬP
Khi mượn bạn cái bút, em có thể chọn cách nào?
Có thế’ chọn cách b hoặc c.
Khi muốn hỏi giờ một người lớn, em chọn cách nói nào?
Có thể chọn một trong ba cách b, c, d.
So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự.
Câu "Lan ơi, cho tớ về với!" là câu nói lịch sự vì nó thể hiện cách xưng hô phù hợp, thân mật.
Câu "Cho đi nhờ một cái" là câu r.ói rất thiếu lịch sự, vì nói như ra lệnh, lại nói trống không, thiếu từ xưng hô.
Câu "Chiều nay, chị đón em nhé!" là câu khiến có tính lịch sự thể hiện rõ sự khiêm tốn, lễ độ của người yêu cầu.
Câu "Chiều nay, chị phải đón em nhé!" là câu thiếu lịch sự vì đã nói như ra lệnh, không phù hợp lời đề nghị của người dưới.
Câu "Theo tớ, cậu không nên nói như thế!" là câu lịch sự vì nó tỏ vẻ nhã nhặn, dễ nghe.
Câu "Đừng có mà nói như thế!" là câu thiếu lịch sự vì nghe như lời nạt nộ, lời mệnh lệnh.
Câu "Bác mở giúp cháu cái cửa này với!" là câu lịch sự vì nó thể hiện sự xưng hô đúng mực, thể hiện thái độ lễ phép.
Câu "Mở hộ cháu cái cửa!" là câu thiếu lịch sự vì nó như một lời ra lệnh, nói cộc lốc, thiếu từ xưng hô.
Đột câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
Em muốn xin tiền bô" mẹ mua cuốn sổ ghi chép.
Câu cần đặt: - Thưa mẹ, mẹ cho con năm ngàn để con mua một cuốn sổ ghi chép cần cho học tập.
Em đi hoc về, nhà chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ nhà hàng xóm.
Câu cần đặt: - Thưa bác Hai, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lát để chờ cha mẹ cháu về.
TẬP LÀM VĂN
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
NHẬN XÉT
Đọc bài: Con mèo hung
Phân đoạn bài văn trên.
Bài văn có ba phần:
Phần đầu: "Meo, meo" đến "với tôi đấy".
Phần thứ hai: ..."Chà, nó có bộ lông” đến "đùa với chú một tí".
Phần thứ ba: ...Con mèo của tôi là thế đấy.
Nội dung chính của mỗi phần:
Phần đầu (phần mở bài): giới thiệu con mèo định miêu tả.
Phần hai (phần thân bài):
Miêu tả vóc dáng, màu sắc, các bộ phận của con mèo.
Miêu tả thói quen sinh hoạt và vài hoạt động của con mèo.
Phần ba (phần kết bài): Cảm nghĩ của em về con mèo.
Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
Bài văn miêu tả con vật thường có cấu tạo như sau:
Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ miêu tả.
Thân bài:
Tả ngoại hình con vật.
Tả thói quen sinh hoạt và hoạt động của con vật.
Kết luận: Nêu cảm nghĩ về con vật.
II. LUYỆN TẬP
Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò,...).
Dàn bài chi tiết
Mở bài
Nhà em có nuôi nhiều gà.
Em thích nhất là chú gà trống thiến.
Thân bài
Hình dáng:
Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba ki-lô-gam.
Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
Đôi mắt như hai hạt tiêu.
Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
Hoạt động, tính nết
Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
Dũng cảm chông lại đối thủ.
Kết bài
Gà trống rất có ích cho gia đình em.
Tiếng gáy của chú như tiếng gọi em dậy sớm học, gọi mọi người chuẩn bị cho ngày mới.
Em rất yêu chú gà.
Em không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi có ích.